Rời thành phố lên núi trùng tu ngôi nhà bỏ hoang 5 năm trong 6 tháng, thu về thành quả đỉnh cao
Ngôi nhà trên núi sau quãng thời gian bỏ hoang 5 năm được đại trùng tu trong vòng 6 tháng, trở thành địa điểm để chị Nhàn và cả gia đình “trốn phố”, về quê tận hưởng cảm giác trong lành.
Hàng ngày, ra khỏi nhà, đối mặt với khói bụi đường phố, nhiều người lại có ước muốn nhỏ nhoi là được trở về miền thôn quê để tận hưởng tất cả sự trong lành của hương đồng gió nội. Tuy nhiên, bánh xe của cơm, áo, gạo, tiền khiến giấc mơ ấy đành bị chôn vùi, và mỗi người lại bắt đầu vòng quay mới của riêng mình.
Để thực hiện giấc mơ về quê trốn phố, chị Đặng Thanh Nhàn – Founder & Owner chuoi homestay Rua’s House đã đại trùng tu một mảnh đất của gia đình có từ hàng chục năm. Khu đất nhà chị ở trên đỉnh núi thôn Sơn Đồng, Chương Mỹ, có diện tích khoảng 3000m2 và được dựng thành ba căn nhà. Căn nhà ba gian cho gia đình nhỏ 2-4 người, căn nhà tổ chim cho 2-4 người, và căn nhà sàn cho 8-15 người để cuối tuần các gia đình bạn bè rủ nhau về quê quây quần.
Chị Thanh Nhàn – người lên ý tưởng và thiết kế ngôi nhà trên đỉnh núi thôn Sơn Đồng
Ban đầu, chú ruột của chồng chị Nhàn – nhà điêu khắc Khúc Quốc Ân đã tìm đến xóm núi và chọn mua mảnh đất này vào năm 2005. Chú cũng là người quy hoạch và xây dựng giai đoạn đầu căn nhà sàn cùng nhà ba gian để gia đình chú sinh sống cố định còn gia đình chị cứ cuối tuần mới về. Tuy nhiên, do các cụ cũng có tuổi nhưng vẫn vướng bận con cái, gia đình chị thì trẻ nên còn phải làm việc, các bé học hành, nên việc ở cố định là không thể tiếp tục, việc cuối tuần về cũng không thể duy trì.
Vì vậy nên từ 2011 tới 2017 nhà để không, gia đình chỉ duy trì một chú quản gia người địa phương trông nom. Ba năm gần đây chị Nhàn mới bắt đầu cải tạo lại căn nhà để gia đình sử dụng những ngày cuối tuần hay đón tiếp bạn bè.
Khi hỏi về ý tưởng xây dựng những ngôi nhà trên núi, chị Nhàn chia sẻ rằng: “ Mấy năm gần đây nhà ở phố đôi khi gặp vấn đề về mất nước, ô nhiễm không khí và nhu cầu về thực phẩm sạch. Nhà mình vốn yêu thiên nhiên, luôn thích có căn nhà ở quê đúng nghĩa mà lại sẵn có khu nhà trên núi nên quyết định trùng tu lại toàn bộ để đưa vào sử dụng. Cả nhà mình hợp nhau kiểu sống đơn giản, trong lành, ăn uống đồ nhà trồng, nuôi tươi sạch. Và nhận thấy nhiều bạn bè của mình cũng có lối sống như vậy nên mình trong khi sửa sang lại đã tính ngoài để cả gia đình sử dụng những ngày cuối tuần còn có thể đón tiếp bạn bè. Những ngày trống mình cũng cho thuê homestay để chia sẻ căn nhà cho nhiều người được trải nghiệm hơn“.
Ngôi nhà sàn và nhà ba gian mộc mạc nằm giữa núi rừng
Nhà ở trong xóm núi, đường thôn loanh quanh chỉ xe nhỏ đi được nên ở đây vẫn còn nguyên sơ lắm. Cả làng và ngôi nhà đều được bao bọc bởi hàng trăm cây cổ thụ đủ loại sấu, trám xanh, trám đen, bồ kết, hồng xiêm, hồng bì… nhất là hàng trúc Lành Canh đã gần 15 năm tuổi, nên ở khâu ý tưởng chị đã lựa chọn phong cách những căn nhà ở quê như ngày xưa, tối đa đơn giản, gọn gàng, ngăn nắp nhưng thiên nhiên ngập tràn với ao cá vườn cây. Cả khuôn viên giờ thành 3 căn nhà: một nhà sàn ở dưới, một nhà tổ chim, một nhà ba gian ở thớt đất trên. Mỗi nhà đều có bếp riêng, vườn, ao cá riêng vì đôi khi bạn bè cũng lại muốn ở lại chơi thêm vài ngày, làm riêng cả để ai dùng nhà nấy riêng tư thoải mái.
Muốn xây dựng một căn nhà ở quê với những trải nghiệm về cuộc sống của xóm núi ngày xưa, nên chị đã thiết kế không gian tối đa cho vườn rau, ao cá, khu nướng BBQ ngoài trời, nơi pha trà, đọc sách… Rau trong vườn, gà trong chuồng, cá đầy ao, quả sai trĩu ngọn,… bọn trẻ được vầy đất làm vườn, bố mẹ được tranh thủ một, hai ngày “về nhà” quần xắn câu cá trồng rau.
Đường lên ngôi nhà được bao quanh bởi rừng trúc đã hàng chục tuổi
Nét mộc mạc, giản dị của những nếp nhà cũ được chị Nhàn giữ nguyên vẹn
Mọi khu vực trong nhà đều được liên kết với không gian tự nhiên
Video đang HOT
Cũng bởi căn nhà này đã gắn bó với gia đình hơn chục năm rồi nên khi trùng tu lại chị giữ nguyên cấu trúc chính của căn nhà, chỉ sửa sang thêm một chút, ví dụ như: mở cái cửa sổ thật rộng cho khu đọc sách, khu bếp, sửa lại mái nhà do lâu năm rêu phong, đào thêm bể cá koi trước mỗi nhà để lúc nào cũng có âm thanh róc rách, xử lý việc thấm nước của ao cá,… Đặc biệt có phòng tắm của nhà ba gian là được làm lại hoàn toàn, một bồn tắm trong nhà và một phòng tắm lộ thiên với hoa giấy xanh mướt, gia đình và bạn bè đến đều rất thích.
Vật liệu chính của ngôi nhà từ ngày xưa được giữ lại. Căn nhà sàn thì chủ yếu từ gỗ và thêm phần bếp ốp đá, căn nhà ba gian xây bằng gạch để thô không chát. Chị không thuê kiến trúc sư hay đơn vị xây dựng nào lớn cả, tất cả ý tưởng là gia đình từ nhu cầu sinh hoạt thì tự nghĩ ra rồi mô tả cho các em thi công: “ phá ở đâu, mở từ đâu đến đâu, cần cái gì ở đâu, hình nó như thế này…“.
Cấu trúc chính của ngôi nhà được giữ lại và bổ sung thêm một số chi tiết
Hồ cá Koi trong vắt là điểm nhấn trước sân nhà
Những đồ nội thất trong có một phần ít từ những năm cũ để lại, một phần chị chọn mẫu rồi tự chế, tìm mua nhưng tất cả đều tối ưu và đơn giản, ít nhất có thể để nhà thoáng. Ví dụ như mấy bộ bàn ghế gỗ chú thợ mộc dưới làng xẻ và trà cho, những tấm vải chàm mang từ Sapa về, gốm mộc Nhật tự tay chị đi lựa từng chiếc, hay những đôi guốc mộc xinh xinh mua trong chuyến đi Đài Loan,… mỗi thứ một chút nhưng hài hòa với nhau. Hệ tủ, giá sách, giá gốm, cửa…thì xưởng mộc ngay chân xóm núi làm theo mô tả.
Quá trình trùng tu cả hai căn nhà hết gần 6 tháng vì sau hơn 5 năm không sử dụng nhà hoang hoá và thủng mục hết mái và sàn nhà, chỉ giữ lại được khung. Khó khăn lớn nhất đó chính là quá trình vận chuyển nguyên liệu lên đỉnh núi. Do nhà ở trên đỉnh núi, đường lên là đường làng nhỏ và dốc nên việc vận chuyển nguyên liệu từ chân núi lên khá vất vả cho đội thợ.
Chị chia sẻ rằng: “ Giống như một người mê độ xe vậy, làm là làm cho mình nên cứ thấy cái gì hay và đẹp là lại bồi đắp thêm. Đất và nhà đã mua lâu rồi lại qua nhiều lần sửa chữa, trùng tu, tới giờ vẫn cứ thấy gì hay lại làm tiếp nên giờ cũng ko hạch toán tổng thể bao giờ. Nói chung mua đất không đắt vì đất tại ngoại thành chỉ vài triệu/m2. Chi phí tốn kém nhì là xây dựng hoàn thiện nhưng chi phí tốn kém nhất là khâu vận hành duy trì nhà“.
Đồ nội thất trong nhà được chị chọn trong những chuyến đi nhưng tất cả đều hài hòa với nhau
Vì ngôi nhà ở trên đỉnh núi nên quá trình vận chuyển nguyên vật liệu khá khó khăn
Ngôi nhà hoang hóa, thủng mục trong 5 năm được đại trùng tu hết 6 tháng
Về lời khuyên dành cho những người muốn có ngôi nhà quê để “ở ẩn”, theo chị, trước hết là hãy cố gắng giữ một căn nhà ở quê cho gia đình. Nếu ai có quê và gần nơi sống hiện tại thì may mắn, còn nếu không có quê hoặc quê xa chỗ ở thì có thể lựa chọn đất ngoại ô cách mình tầm 30 phút di chuyển là phù hợp. Vì thật ra ở phố thuận tiện đi học đi làm, nhưng chính vì các vấn đề của đô thị như ô nhiễm nguồn nước, không khí, thực phẩm và như hiện nay có thể là dịch bệnh… thì duy trì một không gian xanh cho gia đình để có vườn cây ao cá, thực phẩm sạch hay đơn giản là cuộc sống làng quê cho trẻ được thả về thiên nhiên sẽ khiến cuộc sống rất ý nghĩa.
Chị cũng khuyên mọi người nên chọn mảnh đất có mặt nước để làm ao cá, nếu chọn trên núi như nhà chị thì phải đào ao. “ Cố gắng tìm vị trí thoáng, đủ gần dân làng nhưng cũng đủ riêng tư chút vì ở xóm làng, nếp sinh hoạt truyền thống rất đáng yêu, chào các cụ, ông bà từ đầu đến cuối xóm. Trẻ con được hoà nhập tự nhiên mà ông bà quý là toàn mang rau củ nhà có cho, chia sẻ rất tình cảm kiểu người Việt”.
Ngôi nhà trên núi là nơi mà chị và gia đình tận hưởng những giờ phút đơn giản, vui vẻ
Cuối tuần, bạn bè của gia đình đến chơi có thể cùng xắn tay hái rau, bắt cá
Khi chọn được đất rồi thì mọi người hãy chọn mô hình căn nhà đơn giản nhất có thể, nếu làm nhà nguyên bản nông thôn ba gian, nhà sàn hay nhà gỗ nho nhỏ đều phù hợp giữa không gian vườn tược. Theo chị, đầu tư biệt thự hay nhà cao cấp quá một là không phù hợp không gian, hai là chi phí đầu tư quá lớn trong khi không phải nhà ở chính, thêm nữa sau công tác bảo trì duy tu rất tốn kém, mà căn nhà kiểu phố đó ai cũng ở riết rồi.
Nguồn: Nhân vật cung cấp
Ảnh: Ngọc Toàn, Huy Lee, Kiên Trần, Vũ Thanh Dung
Mê mẩn khu nhà trên núi có ao đầy cá, vườn trĩu quả
Khu nhà rộng khoảng 3.000m2 nằm trên núi Sơn Đồng, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) gồm 2 công trình lớn là căn nhà sàn và nhà ba gian mang đậm nét truyền thống của nhà Việt cổ với vườn cây, ao cá...
Chị Đặng Thanh Nhàn cho biết, căn nhà của vợ chồng chị dựng cách đây hơn chục năm. Mới đây, gia đình chị sửa chữa lại để nghỉ ngơi dịp cuối tuần, "trốn" khói bụi, ồn ào thành thị.
Cảnh vật xung quanh ngôi nhà còn nguyên sơ, ngôi nhà được bao bọc bởi cây xanh đủ loại, nhất là hàng trúc Lành Canh xanh mướt đã gần 15 năm tuổi.
"Tổng thể cả khu nhà là 3.000m2. Từ năm 2005, chú ruột mình là nhà điêu khắc Khúc Quốc Ân tự tay quy hoạch, xây dựng giai đoạn đầu căn nhà sàn và nhà ba gian cho đại gia đình đến an dưỡng, nghỉ ngơi. Tuy nhiên, do nhiều lý do, sau đó khu nhà để không từ năm 2011 đến năm 2017. Sau một thời gian dài bỏ không, vợ chồng mình về đây trùng tu lại", chị Nhàn tiết lộ.
Theo chị Nhàn, quá trình trùng tu cả 2 căn nhà hết gần 6 tháng và tốn kém nhất là khâu vận chuyển nguyên vật liệu, công thợ vì địa hình lên núi khó khăn. Khi tiến hành cải tạo, cấu trúc phần khung của ngôi nhà vẫn được giữ nguyên vẹn và được tăng thêm công năng sử dụng để phù hợp với nhu cầu của gia đình.
"Vợ chồng mình muốn ngôi nhà được làm cẩn trọng, cầu kỳ từng góc nên thợ đều phải là người lành nghề, chuyên nghiệp. Ví dụ như mái ngói phải mời các chú thợ chuyên ở Chương Mỹ để khi làm lớp ngói mới không chỗ thưa chỗ mau, tránh dột được", chị Nhàn nói.
Toàn bộ khu nhà có 2 công trình lớn là nhà sàn và nhà ba gian với vật liệu chính là gỗ kết hợp đá ốp mặt ngoài.
Mặt trước căn nhà sàn và nhà ba gian chị Nhàn thiết kế thêm bể cá Koi.
Khu nhà mang đậm nét truyền thống của nhà Việt cổ với vườn cây, ao cá.
Về nội thất trong nhà, chị Nhàn cho hay, một phần ít được tận dụng từ những năm cũ để lại, một phần chọn mẫu rồi tự chế hoặc tìm mua.
Nội thất trong nhà được chọn theo tiêu chí đơn giản, không quá cầu kỳ và ít nhất có thể để nhà thoáng.
Vẻ thanh bình như căn nhà quê đúng nghĩa, tách biệt với cuộc sống ồn ào, tấp nập nơi phố thị.
Nhà tắm thiết kế đơn sơ nhưng vô cùng thoáng và sạch.
Hoa và rau củ theo mùa.
Theo chị Nhàn, khu nhà ngoài dùng cho nhu cầu gia đình còn kết hợp kinh doanh mô hình homestay, farmstay. "Nhà cửa lúc nào cũng có người ở, bạn bè, khách cùng nhau chia sẻ không gian nhà trên núi. Gia đình thì luôn có nơi để trốn phố khi cần, vườn rau ao cá sạch sẽ", chị Nhàn nói.
LÂM VỸ
Chán biệt thự mặt phố, đại gia Việt "rủ nhau" về quê làm nhà tranh mái ngói tiền tỷ Những ngôi nhà vườn độc đáo với không gian sống xanh, thoáng đãng đang là lựa chọn hoàn hảo cho những đại gia Việt muốn xây dựng "căn nhà thứ 2". Ngôi nhà trên đỉnh núi ở ngoại thành Hà Nội: Cá đầy ao, vườn đầy hoa trái Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 phút di chuyển nhưng căn nhà nằm ở...