Rơi thang máy: Hiểm họa ở khu chung cư cao tầng
Thang máy – phương tiện di chuyển phổ biến trong các khu chung cư liên tiếp xảy ra nhiều sự cố khiến dư luận ngày càng lo ngại về độ an toàn của loại phương tiện này.
1. Rơi thang máy tại khách sạn 5 sao ở Đà Nẵng
Vụ việc xảy ra ở tòa nhà khách sạn Hoàng Anh Gia Lai vào 21h40 tối ngày 17/07/2015 theo lời các nhân chứng cho biết, thang máy bắt đầu rơi tự do từ tầng 6 và lao thẳng xuống tầng hầm.
Hiện trường vụ rơi thang máy tại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai.
Trong số 10 nạn nhân có 8 nạn nhân bị thương nhẹ nên được cho về ngay trong tối 17/8. Hai nạn nhân bị nặng là chị Nguyễn Thị Bích Nga (sinh 1993, trú điện Bàn, Quảng Nam) bị gãy xương đùi bên trái, vỡ xương gót hai bên, phải băng bột và anh Trương Hoàng Minh (sinh 1989, trú Liên Chiểu, Đà Nẵng) bị chấn thương cột sống thắt lưng được chuyển lên khoa Ngoại thần kinh tiếp tục điều trị.
2. Thang máy mất tín hiệu, rơi tự do từ tầng 27
Vào khoảng khoảng 8h25 sáng 27/10/2014, tại tòa nhà 34T – Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã xảy ra sự cố thang máy bị rơi tự do khiến những người đang ở trong thang máy hoảng loạn, nhiều người kinh sợ.
Ảnh minh họa
Theo đó, vào thời diểm trên, khi 7 người (2 nữ, 5 nam) đang đi thang máy lên tầng 31 của tòa nhà thì bất ngờ mất tín hiệu ở tầng 27. Chỉ sau vài giây, thang máy bất ngờ rơi tự do xuống tầng 25.
Do chuông báo động không bấm được và xảy ra đột ngột nên cả 7 người đều hoảng loạn và hò hét kêu cứu. Sau khoảng 30 phút gọi báo, 7 người trong thang máy đã được đưa ra ngoài bằng cách trèo qua lỗ thông vì thang máy bị treo lơ lửng.
3. Thang máy tòa nhà Lotte trôi tự do từ tầng 63
Vụ việc xảy ra vào khoảng 20 giờ 45 ngày 25/9/2014, thang máy của tòa nhà Lotte Center Hà Nội – được xem là cao thứ 2 và sang trọng bậc nhất Hà Nội gặp sự cố khiến khách hàng hoảng sợ.
Thang máy nơi ông Trần Huy Tuấn gặp nạn.
Vụ tai nạn thang máy xảy ra tại tòa nhà N5A đường Hoàng Đạo Thúy (Q. Thanh Xuân, Hà Nội). Nạn nhân được xác định là ông Trần Huy Tuấn (51 tuổi, quê ở Phú Thọ).
Vào khoảng 8h15 ngày 30/6/2014, họ nghe có một tiếng động mạnh, chạy ra thì thấy nạn nhân đã nằm bất động dưới tầng hầm của tòa nhà. Theo nhiều nhân chứng có mặt tại hiện trường, vào sáng cùng ngày, ông Tuấn mở cửa thang máy để thợ sửa chữa thì bất ngờ rơi từ tầng 7 xuống đất. Được biết, thang máy chung cư này đã hỏng từ nhiều tháng nhưng vẫn không thấy Ban quản lý tòa nhà đến khắc phục.
5. Thang máy tòa nhà cao nhất Hạ Long rơi tự do
Video đang HOT
Sự cố xảy ra vào khoảng 7h sáng 20/5/2013, tại tòa nhà Hạ Long DC ở phường Bạch Đằng, TP Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh.
Chị Phương, ở căn hộ 14.06 tòa nhà Hạ Long DC, cho biết khoảng 6h45 sáng 20/5, chị rời nhà đưa con đi học. Hai mẹ con chị cùng 2 người khác đang đi xuống dưới bằng thang máy thì thang máy bất ngờ đứng khựng lại rồi rơi tự do.
Rất may, rơi tự do đến tầng 2 của tòa nhà thì chiếc thang máy dừng lại. một người bị mắc kẹt trong thang máy – đã phải phải dùng chìa khóa cậy hé cửa để có sóng liên lạc được với người bên ngoài. Khoảng 20 phút sau, nhân viên kỹ thuật và bảo vệ tòa nhà mới giải thoát thành công cho những người kẹt bên trong thang máy.
Thực tế, các mối hiểm họa rình rập từ thang máy khu chung cư đã tồn tại từ lâu. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, những năm gần đây, hệ thống thang máy ở Hà Nội nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung phát triển rộng rãi. Tuy nhiên, chế độ quản lý đối với loại thiết bị cần thiết trong các tòa nhà cao tầng này thì chưa được rõ ràng, chặt chẽ, nên đã xảy ra nhiều sự cố đáng tiếc.
Kỹ năng giúp bạn an toàn khi thang máy rơi tự do
Chúng ta cần lưu ý những trường hợp sau đây :
Trường hợp thang máy chạy quá nhanh hay còn gọi là vượt tốc
- Nhanh chóng nhấn tất cả các nút trên bảng điều khiển
Việc làm này nhằm kích hoạt bộ cung cấp điện khẩn cấp, giúp thang máy không bị rơi thêm.
- Nắm chặt tay vịn trong thang máy
Điều này giúp bạn giữ được vị trí của mình, không bị ngã hay va chạm khi thang máy chao đảo, mất cân bằng. Cùng với đó, bạn cố dựa chắc lưng và đầu vào tường thang máy, tạo thành đường thẳng để tránh ảnh hưởng đến cột sống.
- Hoặc nằm thẳng trên sàn tại vị trí, gần trung tâm thang máy
Nằm xuống trên sàn thang máy là giải pháp sống sót tốt nhất
Cách nằm này để giúp phân bố đều lực rơi lên toàn bộ cơ thể, giảm thiểu thương tích. Gối đầu lên một tay, một tay che mặt để giảm bớt bị thương vào đầu và giảm thiểu vật dụng phía trên rơi xuống làm mặt bị thương.
- Đừng cố gắng nhảy lên khi thang máy chạm đất
Việc nhảy lên trong thang máy chỉ càng làm cho vết thương của bạn càng trầm trọng
Đây thực sự là một quan niệm sai lầm, bởi theo lý thuyết, tốc độ rơi của thang máy khoảng 160km/h nhưng con người chỉ có thể nhảy 3 – 4km/h mà thôi. Do đó, nếu bạn nhảy lên, nguy cơ chấn thương còn cao hơn.
Trường hợp thang máy rơi xong dừng đột ngột
- Giữ bình tĩnh
Bạn nên biết rằng, có khá ít trường hợp có người chết khi bị nhốt trong thang máy và gần như chúng ta sẽ thoát khỏi thang máy đóng kín mà không hề bị trầy xước.
Nếu quá sợ hãi, hãy cố gắng loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và chờ đến khi thang máy hoạt động trở lại.
- Bấm nút mở cửa
Khi thang máy dừng đột ngột, bạn đừng bấm nhiều nút mà hãy thử ấn nút mở cửa. Nếu thang máy không phản ứng gì thì hãy ấn nút cứu hộ và làm theo hướng dẫn trên bảng điều khiển.
- Liên lạc với người bên ngoài
Đập cửa, gọi to, gọi điện ra bên ngoài để gọi người đến giúp. Đừng vội vàng, hoảng sợ dùng tay cạy cửa thang máy bởi cách này không có tác dụng mà còn làm bạn bị đau và mất sức.
- Tuyệt đối không leo ra ngoài thang máy
Nguy cơ bị kẹp giữa thang máy và sàn nhà là rất cao nên bạn tuyệt đối không được leo ra ngoài bằng cửa thoát hiểm trên nóc cabin (trên nóc cabin có nhiều thiết bị điện và bạn có thể bị điện giật). Kinh nghiệm cho thấy, trong trường hợp kẹt thang máy, ở trong cabin là an toàn nhất.
Theo (Tổng hợp)
Cư dân Thăng Long Garden sống khổ sở vì thường xuyên bị "nhốt"
Thường xuyên bị mắc kẹt trong thang máy, nên nhiều cư dân nhà A3 thuộc Dự án Thăng Long Garden, Hà Nội luôn sống trong hoang mang, sợ hãi.
Thường xuyên bị "nhốt" trong thang máy nên nhiều cư dân nhà A3 thuộc Dự án Thăng Long Garden, Hà Nội luôn sống trong hoang mang, sợ hãi.
Thang máy liên tục "nhốt" cư dân
Theo phản ánh của một số cư dân tòa nhà A2, A3, chung cư Thăng Long Garden(250 đường Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)do Cty CP May Thăng Long làm chủ đầu tư, thang máy của tòa nhà thường xuyên bị kẹt, rơi tự do khiến người dân hoảng sợ.
Cụ thể, dù mới về ở từ tháng 12/2014 nhưng tới nay đã có hơn 50 lần người dân bị kẹt thang máy, thang máy rơi tự do, sập điện thang máy. Hệ thống thang máy không có bộ lưu điện để đưa người dân về tầng gần nhất khi xẩy ra sự cố, thang máy không có hệ thống chống quá tải, không có máy phát điện dự phòng cho thang máy. Thang máy không được kiểm định, dán tem kiểm định theo quy định.
Cư dân tòa nhà A2, A3 tập trung phản đối chủ đầu tư không hợp tác giải thích về các vấn đề người dân khiếu nại.
Chị Trương Mỹ Dung (32 tuổi, ở phòng 1901, nhà A3) cho biết: "Ngày 14/3/2015, tôi có sử dụng thang máy để di chuyển từ tầng hầm B1 lên tầng 19. Vừa bước vào chưa kịp bấm nút chọn tầng, thang máy đột ngột đóng lại, trên bảng điện tử (thang máy - PV) báo "Full load" nhấp nháy và không thể mở cửa được. Hoảng sợ, tôi có bấm chuông cứu hộ, nhưng tiếng rất nhỏ, người trực không có, bấm biểu tượng điện thoại thì nút bấm không hoạt động. Khoảng 30 phút sau, tôi mới được bảo vệ cùng cư dân giải cứu".
Trước đó, chị Dung từng bị tụt thang máy và rơi tự do tới bốn lần.
Chị Phương Thảo (ở phòng 1009, nhà A3) cũng từng "mất vía" khi bị thang máy nhốt hơn 1 tiếng đồng hồ. "Lúc đó khoảng 20h50 ngày 13/3, tôi sử dụng thang máy của tòa nhà A3, để di chuyển từ tầng 10 xuống tầng hầm B1, nhưng khi xuống đến giữa tầng 8 và 9 thì thang bỗng dưng ngừng hoạt động. Tôi liên tục bấm chuông để gọi cứu hộ, nhưng không nhận được sự giúp đỡ nào từ bên ngoài. Sau hơn 1 tiếng bị nhốt bên trong, tôi mới được cư dân và nhân viên bảo vệ cùng 2 nhân viên trực đến cạy cửa đưa ra ngoài", chị Thảo rùng mình nhớ lại.
Thang máy ở chung cư Thăng Long Garden cũng là nỗi khiếp sợ với chị Nguyên Linh (38 tuổi, ở phòng 2402, nhà A3, đang mang bầu). "Bị thang máy nhốt nhiều lần nên bây giờ tôi không dám về nhà một mình, vì sợ kẹt trong thang. Đi một mình, nếu bị kẹt thì không biết phải xử lý thế nào, nên tôi chấp nhận đứng chờ dưới chân tòa nhà đến khi có người thân về đưa lên nhà mới dám lên".
Nhận được phản ánh của cư dân, ngày 18/3, PV Kiến Thức có tới chung cư Thăng Long Garden mục sở thị thì thấy tòa nhà A3 có bốn thang máy, nhưng chỉ vận hành hai thang. Thang vận chuyển rác cũng chưa sử dụng được, nên việc vận chuyển rác thải vẫn phải đi chung với 2 thang máy đi lại của cư dân.
Chung cư Thăng Long Garden.
Hàng loạt sai phạm tại Thăng Long Garden
Không chỉ thang máy làm cư dân khiếp sợ mà theo phản ánh, chung cư Thăng Long Garden còn tồn tại hàng loạt vấn đề "lùm xùm" khác như biến diện tích trồng cây xanh thành bãi xe, chia nhỏ căn hộ để bán, chậm bàn giao, lấy tiền khống của cư dân, hệ thống phòng cháy chữa cháy vẫn chưa được nghiệm thu...
Ông Đỗ Quang Bình - Trưởng ban đại diện lâm thời của tòa nhà A2, A3 cho biết: "Dù đã đi vào hoạt động nhiều tháng nay nhưng hệ thống PCCC của hai tòa nhà A2, A3 vẫn chưa được nghiệm thu, kiểm định khiến chúng tôi rất lo lắng. Bên cạnh đó, đường ống nước sinh hoạt liên tục bục, thấm vào nhà, chưa kể hệ sinh môi trường quanh hai tòa nhà cực bẩn. Phòng cộng đồng của cư dân, chưa được bàn giao... Hàng loạt những khuất tất kể trên, cư dân chúng tôi muốn đối thoại với chủ đầu tư để có câu trả lời thỏa đáng, nhưng họ không hợp tác...".
Liên quan đến những lùm xùm tại chung cư Thăng Long Garden, trao đổi với Kiến Thức, ông Đỗ Đình Nguyên - Phó Ban quản lý Dự án Thăng Long Garden - Công ty CP May Thăng Long thừa nhận việc cư dân bị mắc kẹt trong thang máy là có thật nhưng... thi thoảng mới xảy ra và ông Nguyên cho rằng: "Việc kẹt thang máy thì ở đâu cũng vậy cả do đang trong quá trình hoàn thiện".
Liên quan đến hệ thống PCCC của tòa nhà, ông Nguyên khẳng định: "Hệ thống PCCC của tòa nhà A2, A3 và thang thoát hiểm đã được Cục PCCC nghiệm thu, kiểm định, nên rất an toàn. Cư dân không hiểu gì về PCCC, nên mới phản ánh như vây".
Tuy nhiên, khi PV yêu cầu được xem giấy nghiệm thu đủ điều kiện an toàn PCCC, ông Nguyên nói có đầy đủ nhưng chưa thể đưa ngay vì còn phải sắp xếp.
Về việc chủ đầu tư chia nhỏ căn hộ để bán, ông Nguyên trần tình: "Theo thiết kế ban đầu là căn hộ cao cấp nhưng không bán được, nên chúng tôi mới phải thay đổi, chia nhỏ ra để bán. Việc làm này, chủ đầu tư đã được UBND TP Hà Nội cùng các cơ quan chức năng phê duyệt đồng ý". Nhưng khi được hỏi về các văn bản thể hiện việc các cơ quan chức năng đã phê duyệt, ông Nguyên nói: "Cái này, không được đưa ra ngoài, nên không cung cấp... ".
Vị Phó Ban quản lý cũng khẳng định việc biến vườn hoa, cây cảnh thành bãi trông giữ xe, xây nhà như cư dân phản ánh là không đúng. "Ngôi nhà 3 tầng hiện nay mà cư dân phản ánh theo thiết kế là vườn hoa là không đúng. Đây là đất trạm biến áp điện của quận Hai Bà Trưng, không liên quan gì đến đất dự án. Còn bãi xe thì chủ đầu tư xây dựng nhà 1 tầng, phía trên làm sân tenis, nhằm phục vụ cho cư dân. Còn lý do chưa bàn giao phòng cộng đồng cho cư dân, vì họ mới về ở được 35% và phòng cộng đồng đang hoàn thiện. Khi cư dân đến ở hơn 60%, chủ đầu tư sẽ bàn giao phòng cộng đồng cho cư dân", ông Nguyên nói.
Theo ông Nguyên, thang máy của 2 tòa nhà A2, A3 tới đây sẽ được khắc phục.
Tiến Dũng
Theo_Kiến Thức
Hoảng loạn vì thang máy rơi tự do ở tòa nhà Lotte Center Vào hồi 20 giờ 45 phút ngày 25/9, một chiếc thang máy của tòa nhà Lotte (Hà Nội) gặp sự cố đã rơi tự do từ tầng 63 rồi kẹt lại khiến 7 người bên trong bị mắc kẹt, rất hoảng loạn. Nhân viên tòa nhà Lotte đang giải quyết sự cố. (Ảnh chị Lê Thị Thanh Tùng cung cấp. Nguồn: Lao động)...