Rơi nước mắt với những hình ảnh chống dịch chỉ có ở Việt Nam
Mới đây, hình ảnh một chiếc xe máy được “độ” đến 4 cái loa ở Yên Bái đã thu hút sự chú ý không nhỏ của mọi người.
Theo Lao Động, đây chính là một trong những phương pháp được địa phương này thực hiện nhằm tuyên truyền đến mọi người thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Chiếc xe được “độ” dàn loa đi tuyên truyền về dịch Covid-19 gây chú ý. (Ảnh: Lao Động)
Và có vẻ như cách làm này đã rất hiệu quả khi Yên Bái từ việc là một trong những tỉnh đầu tiên phát hiện trường hợp mắc Covid-19 trong đợt dịch này, hiện đã là nơi ghi nhận ca mắc mới ít đi.
Được biết, ngay từ khi tiếp nhận thông tin về ca bệnh là chuyên gia người Ấn Độ rồi đến chuyên gia Trung Quốc cách ly trên địa bàn Yên Bái, về nước mới phát hiện dương tính, nơi này đã lập tức được yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội.
Đội tuyên truyền cơ động của Yên Bái. (Ảnh: Lao Động)
Bên cạnh sự nỗ lực và quyết liệt của chính quyền địa phương, tỉnh này còn có một “vũ khí” sắc bén khác đó chính là tuyên truyền. Rất nhiều đội tuyên truyền cơ động đã được thành lập.
Các tuyên truyền viên chủ yếu sử dụng phương tiện xe máy có gắn loa, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để giúp mọi người nắm rõ tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống hiệu quả. Chẳng thế mà đến thời điểm bây giờ, đã gần nửa tháng Yên Bái chưa ghi nhận thêm bất kì ca Covid-19 mới nào.
Hay trong ngày 10/5, mạng xã hội cũng lan truyền hình ảnh chiếc xe máy kéo theo xe ba gác chở 5 nhân viên chống dịch. Trông thì có vẻ kì lạ nhưng đằng sau đó cũng lại là câu chuyện chống dịch đầy ý nghĩa trong tình hình hiện nay.
Các bác sĩ, nhân viên y tế chống dịch di chuyển bằng xe kéo. (Ảnh: Vietnamnet)
Theo Vietnamnet, hình ảnh trên được ghi lại tại xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Đây là nơi đã bị phong tỏa 3 ngày trước (ngày 7/5) sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 do từng đến khám và chữa bệnh tại Bệnh viện K Tân Triều.
Chia sẻ với trang tin này, ông Nguyễn Duy Hánh – Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết từ khi bị cách ly thì không có xe ô tô ra vào. Giữa các điểm cách nhau xa, trời nắng nên nhiều người đã hỗ trợ đội chống dịch cơ động lấy xe kéo ra để đi cho nhanh. Những người tham gia này đều là cán bộ tham gia phun khử khuẩn, truy vết…
Bác sĩ Trùy (áo trắng) cho biết vì việc đi lại vất vả nên nhiều người trong thôn lôi xe kéo ra hỗ trợ đội chống dịch. (Ảnh: Vietnamnet)
Là người xuất hiện trong bức ảnh, bác sĩ Trùy cho biết vì tình hình chống dịch khi đó cấp bách nên mọi người đã bảo nhau về thôn Yên Lạc bằng chiếc xe kéo đó: “Hình ảnh ấy không phải là diễn gì mà thực sự nó xảy ra rất nhanh” - ông Trùy cho biết thêm.
Ngoài ra, cũng còn không ít những hình ảnh chống dịch “đậm chất” Việt Nam được rất nhiều người chia sẻ trước đó.
Ý thức chống Covid-19 nâng cao khi phòng dịch nhiều lớp. (Ảnh: FB K.S.C)
Có “tám” chuyện cũng phải thực hiện giãn cách an toàn. (Ảnh: FB B.V.N)
Chỗ nào không cần làm đẹp đều được trang bị phương tiện phòng Covid-19. (Ảnh: FB K.S.C)
Trước tình hình Covid-19 ở nước ta, hầu như ai cũng đang rất nỗ lực để hạn chế lây lan, kiểm soát được dịch bệnh. Đằng sau mỗi bức ảnh chống dịch đều là những câu chuyện thú vị có, cảm động có. Hãy tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng dịch nghiêm túc để những nỗ lực này không trở nên vô nghĩa nhé.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Hàng nghìn người Ấn Độ tụ tập cầu nguyện mong Covid-19 sớm kết thúc
Theo Dân Trí dẫn nguồn từ Newsweek cho biết, vào hôm 3/5 vừa qua, một hoạt động cầu nguyện đã diễn ra tại thành phố Sanand, bang Gujara, Ấn Độ.
Trong đoạn clip ghi lại được cho thấy cảnh hàng nghìn người tụ tập, chen nhau thực hiện nghi lễ cầu nguyện ở làng Sanand Taluka. Đoạn clip sau đó đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội vào ngày 5/5, khiến ai nấy đều tỏ ra lo lắng, sợ dịch sẽ càng lây lan mạnh vì việc tụ tập đông người.
Rất đông người Ấn Độ tụ tập cầu nguyện. (Ảnh: Cắt từ clip)
Dễ dàng nhận thấy, đoạn clip ghi lại hình ảnh rất đông người tham gia cùng nhau di chuyển trong tiếng nhạc, tụ tập lại gần đền Baliyadev. Những người tới cầu nguyện này đều không tuân thủ quy tắc giãn cách xã hội và không mang khẩu trang. Nguồn tin cũng cho biết, buổi cầu nguyện này diễn ra sau khi một vị linh mục địa phương nói rằng, làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 ở Ấn Độ xảy ra do "các vị thần linh đang nổi giận".
Clip ghi lại hình ảnh hàng nghìn người tụ tập cầu nguyện, bất chấp dịch Covid-19 lây lan. (Nguồn: Newsweek)
Được biết, cuộc tụ tập diễn ra chỉ 1 ngày trước khi bang Gujarat tuyên bố các biện pháp mạnh hơn nhằm ngăn chặn dịch Covid-19. Ngày 4/5, Bộ trưởng bang Gujarat, Vijay Rupani đã quyết định ban hành thêm lệnh hạn chế, bao gồm lệnh giới nghiêm về đêm, đồng thời mở rộng lệnh phong tỏa ở 29 thành phố tới ngày 12/5.
Bang này trước đó cũng đã ra lệnh đóng cửa các công việc kinh doanh không thiết yếu, nhà hàng, trung tâm mua sắm và cấm các hoạt động tụ tập chính trị, tôn giáo và các sự kiện công cộng khác.
Do đó, buổi cầu nguyện tập thể diễn ra ngày 3/5 ở Sanand được xem đã vi phạm lệnh hạn chế của chính quyền. Một quan chức an ninh của Sanand chia sẻ rằng: "Vụ việc xảy ra vào ngày 3/5 khi nhiều người tụ tập. Cảnh sát đã nhanh chóng tới hiện trường và bắt giữ 23 dân làng, bao gồm người tổ chức sự kiện này."
Lượng người đông đúc tụ tập tại buổi cầu nguyện khiến dân mạng lo lắng. (Ảnh: Cắt từ clip)
Vụ tụ tập cầu nguyện đã nhanh chóng trở thành chủ đề gây tranh cãi, bởi hiện tại, Ấn Độ đang căng mình đối phó với tình hình dịch Covid-19 phức tạp. Quốc gia này hiện đang là vùng dịch lớn thứ 2 trên thế giới, với hơn 21 triệu ca bệnh và hơn 230.000 người không qua khỏi.
Những ngày qua, Ấn Độ vẫn tiếp tục ghi nhận lượng ca bệnh mới và số người không qua khỏi tăng vọt. Bởi thế mà suốt thời gian qua, các bệnh viện, nhà tang lễ, lò hỏa thiêu đều rơi vào tình trạng quá tải.
Trong khi đó, vấn nạn tin giả, tin sai sự thật về dịch bệnh lan truyền cũng khiến Ấn Độ gặp nhiều khó khăn, thách thức. Hiện, Ấn Độ đã đưa ra một số biện pháp cứng rắn để khắc phục những vấn đề này.
Biển người chen chân trong buổi cầu nguyện. (Ảnh: Cắt từ clip)
Trước hình ảnh tụ tập đông đúc để cầu nguyện tại Ấn Độ, nhiều cư dân mạng đã bày tỏ sự lo lắng của mình, bởi nước này đang trong thời gian dịch bùng phát mạnh. Tài khoản A.P phẫn nộ: "Mấy vị linh mục thật sự hết nói nổi, sao có thể đưa ra lý do ngớ ngẩn như vậy để thực hiện buổi cầu nguyện chứ?".
Trong khi đó, tài khoản N.L lo lắng: "Tụ tập cầu nguyện như vậy có giúp ích được gì đâu? Làm ơn hãy lo đủ bình oxy cho người bệnh đi đã". Tài khoản M.A chia sẻ: "Cứ như vậy thì dịch khó mà dập được. Hi vọng chính quyền sẽ sớm kiểm soát những vụ tụ tập thế này".
Một số bình luận của cư dân mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Việc nhiều người tại Ấn Độ không tuân thủ lệnh giãn cách, không đảm bảo an toàn phòng dịch đã dấy lên rất nhiều lo ngại. Không ít người cho rằng có thể Covid-19 sẽ lây lan mạnh hơn sau khi lễ cầu nguyện này diễn ra. Hiện, cơ quan chức năng của nước này đang tiếp tục điều tra và xử lý vụ việc.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ liên tục được cập nhật tại YAN!
Xem video người Ấn chống dịch, dân mạng Việt để lại bình luận ác ý Hiện tại, Ấn Độ đang trở thành tâm dịch của thế giới khi mỗi ngày có tới hàng trăm nghìn ca mắc Covid-19 mới. Theo đó, các bệnh viện quá tải, thiếu trầm trọng các trang thiết bị y tế. Toàn cảnh phía trong khu cách ly của Ấn Độ. (Ảnh: Chụp màn hình) Mới đây, một video ghi lại khung cảnh phía...