Rơi nước mắt trước thảm cảnh trẻ em Philippines sau siêu bão Haiyan
Sau cơn bão Haiyan kinh hoàng, Philippines trở nên đổ nát, hoang tàn. Chứng kiến cảnh những đứa trẻ nơi đây co ro, sợ hãi, thậm chí côi cút, đói khát… không ai có thể ngăn nổi những dòng nước mắt.
Theo thông tin mới nhất, tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết, hiện số người thiệt mạng do siêu bão Haiyan ở quốc đảo này là 1.833 người, thấp hơn nhiều so với mức ước tính 10.000 trước đó.
Theo ông Benigno Aquino: “Ước tính ban đầu số người thiệt mạng sau siêu bão là 10.000 là quá nhiều”. Ông ước tính rằng số người thiệt mạng cuối cùng sẽ lên tới khoảng 2.000 đến 2.500 người. “Chúng tôi hy vọng sớm liên lạc được với 29 thành phố còn lại để có thông tin về số thương vong, đặc biệt là những người mất tích”, ông nói.
Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu nguy cơ thiên tai quốc gia Philippines cũng xác nhận, hiện số người thiệt mạng là 1.833, cùng 2.623 người bị thương và 84 người mất tích.
Sau bão, phương tiện liên lạc và hạ tầng bị phá hủy khiến việc cứu trợ bị cản trở, quốc đảo này đang bước vào cuộc chiến tranh giành lương thực và nước uống.
Nhiều người sống sót tại đây hàng ngày phải đi bộ khắp nơi, vật vờ như những thây ma để tìm thức ăn. Chính sự thiếu lương thực và nước sạch đã khiến nhiều người dân sống sót ở đây tìm đến các giải pháp tiêu cực như trộm cướp. Nhà chức trách đã gửi cảnh sát và quân tiếp viện quân sự để cố gắng kiểm soát tình trạng này.
Theo chính phủ Philippines, hiện có khoảng hơn 2 triệu người cần viện trợ lương thực.
Sau khi đánh giá ban đầu về thảm họa do bão Haiyan gây ra, UNICEF cho biết hơn 1,7 triệu trẻ em Philippines sẽ bị ảnh hưởng.
Vừa qua, tổng thống Philippines cũng đã thể hiện lòng biết ơn tới hơn 22 quốc gia đã cam kết hỗ trợ quốc đảo này. Ông cho biết, sau khi giải quyết tình trạng thiếu thốn ở các vùng chịu ảnh hưởng do bão, chính phủ sẽ tập trung vào việc xây dựng lại các ngôi nhà bị tàn phá đặc biệt là khôi phục cuộc sống cho người dân sau bão.
Hình ảnh những đứa trẻ đáng thương sau siêu bão Haiyan:
Video đang HOT
Vòi bạch tuộc của Trung Quốc vươn tới nơi Mỹ ít ngờ
Trung Quốc vừa rót 1 tỷ USD đầu tư vào các quốc đảo Thái Bình Dương, tăng cường đầu tư Mỹ Latinh, châu Phi. Cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ ngày càng được Trung Quốc đẩy mạnh.
Lời chào 1 tỷ USD đến các quốc đảo Thái Bình Dương
Ngày 8/11, Trung Quốc cho biết nước này sẽ cung cấp một khoản vay ưu đãi lên tới 1 tỷ USD cho các quốc đảo Thái Bình Dương để hỗ trợ các dự án xây dựng lớn.
Tuyên bố trên được Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương đưa ra trong bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Hợp tác và Phát triển Kinh tế giữa Trung Quốc và các quốc đảo Thái Bình Dương tổ chức tại Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Các đại diện từ Micronesia, Samoa, Papua New Guinea, Vanuatu, Đảo Cook, Tonga, Niue và Fiji đã tới dự diễn đàn.
Phó Thủ tướng Uông Dương cũng công bố một loạt biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội tại các quốc đảo Thái Bình Dương, bao gồm cung cấp một khoản vay đặc biệt trị giá 1 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng, cấp 2.000 học bổng trong vòng 4 năm tới để giúp các quốc đảo này đào tạo nhân tài, xây dựng các cơ sở y tế, đồng thời gửi các chuyên gia, thuốc men và thiết bị y tế tới các nước này.
Trung Quốc đang giành đất diễn của Mỹ ở sân sau
Trong những năm gần đây, Trung Quốc nổi lên như một cường quốc nguồn tài trợ vốn phát triển mới. Với khả năng cho vay các khoản tiền lớn và dài hạn, Trung Quốc đã trở thành một nước "chịu chơi" quan trọng và mới mẻ trong lĩnh vực này.
Ngân hàng phát triển Trung Quốc đã thay thế Ngân hàng thế giới trở thành ngân hàng phát triển lớn nhất thế giới, cho vay nhiều tỷ USD ở khắp để phục vụ cho những lợi ích của Trung Quốc. Liên tiếp các khoản đầu tư được rót vào Mỹ Latinh khiến thế giới ngỡ ngàng khi cường quốc này đang làm thay phần việc của Mỹ tại những nơi thậm chí được coi là sân sau của cường quốc số một thế giới.
Trung Quốc hiện đang nắm giữ 19% trong tổng kim ngạch ngoại thương của Brazil trong khi con số này vào năm 2001 mới chỉ là 2,8%. Tương tự, hiện Trung Quốc đang chiếm gần 20% tổng kim ngạch ngoại thương của Chile trong khi cách đây 1 thập kỷ con số này mới là 5,6%. Trung Quốc cũng đã đạt được thỏa thuận tự do thương mại với cả Chile và Peru để các thị trường này mở cửa với các sản phẩm của Trung Quốc.
Đến năm 2014, Trung Quốc sẽ vượt qua Liên minh châu Âu (EU) để trỏ thành đối tác thương mại lớn thứ hai của khu vực Mỹ La tinh sau Mỹ. Mặc dù vẫn còn lâu nữa Trung Quốc mới thay thế Mỹ thành đối tác thương mại lớn nhất của khu vực này nhưng điều đó không phải là không thể.
Gần đây nhất, Trung Quốc đã kí một thỏa thuận thương mại trị giá tương đương 30 tỷ USD với Brazil sử dụng đồng tiền của hai quốc gia. Giới phân tích cho rằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tuy không thay thế đồng USD hay euro nhưng đang trở thành một ngoại tệ quan trọng được đảm bảo bằng một khối lượng hàng hóa và tài nguyên thiên nhiên khổng lồ.
Không chỉ dừng ở các hoạt động thương mại, Trung Quốc còn trở nên gần gũi với Mỹ Latinh qua các hợp đồng hợp tác quân sự. Vũ khí của Trung Quốc đang trở nên hấp dẫn bởi tính phổ biến, tiện dụng, giá rẻ, hợp với những nhu cầu của các quốc gia khu vực này. Tiêu chí của Trung Quốc cũng hoàn toàn đối lập với Mỹ khi vũ khí của Mỹ tuy hiện đại nhưng giá đắt, và mỗi hợp đồng vũ khí luôn đi kèm với những ràng buộc địa chính trị.
Ngoài ra, Mỹ Latinh còn trở thành một nguồn cung nguyên liệu thô mang tính chủ chốt với nền kinh tế được cho ngốn nguyên liệu nhất thế giới.
Trung Quốc nắm giữ cổ phần đối với các mỏ dầu ở Ecuador và là nhà đầu tư chính cho các dự án khai thác đồng ở Peru. Theo một số báo cáo, Trung Quốc đã đóng góp khoảng trên 11 tỷ USD trong tổng số 41 tỷ USD được đầu tư cho năng lượng và khoáng sản của Peru. Trung Quốc cũng cho Venezuela vay 40 tỷ USD để đối lấy dầu mỏ phục vụ cho nền kinh tế nước này.
Theo cuốn sách "Siêu ngân hàng của Trung Quốc" của 2 tác giả Michael Forsythe và Henry Sanderson, chính sách chi tiền phóng khoáng của Trung Quốc để đổi lấy nguyên liệu thô đã đem đến một khái niệm hoàn toàn mới là "khi quy mô đủ lớn thì sẽ không sợ đổ vỡ".
Song song với châu Mỹ Latinh, Trung Quốc cũng trở thành nhà đầu tư số một tại châu Phi.
Mỹ đang đuối sức trong cuộc chạy đua ảnh hưởng?
Một thực tế cho thấy, nước Mỹ đang ngày càng đuối sức trong cuộc chạy đua ảnh hưởng với Trung Quốc ở các khu vực mà trước đây Mỹ ít dành quan tâm. Tại châu Phi, kim ngạch đầu tư thương mại của Trung Quốc đã vượt Mỹ nhiều lần.
Tại ASEAN, chỉ khi chiến lược xoay trục châu Á - Thái Bình Dương của Tổng thống Obama được thực hiện, Mỹ mới có cái nhìn đúng đắn về giá trị địa chính trị hay giao thông, thương mại của khu vực này. Trong khi đó, Trung Quốc đã có những mối quan hệ rất thân thiết với một số quốc gia như Campuchia, Myanmar, Malaysia...
Ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện nhận kỷ vật của Thị trưởng thành phố San Jose, Costa Rica. Ảnh: Reuters
Tất cả những điều trên cho thấy sức mạnh từ "cái ví dày" của Trung Quốc mà Hoa Kỳ đang tỏ ra không có khả năng theo kịp. Bản thân chiến lược chuyển trục châu Á của Mỹ cũng vấp phải rất nhiều khó khăn, mà chủ yếu từ sự cắt giảm chi tiêu ngân sách.
Ngoài ra, những chính sách của Mỹ ở Trung Đông đang khơi dậy những làn sóng phản đối, "chán ghét nước Mỹ" sâu sắc. Và khi đó, Trung Quốc nhanh chóng trở thành một nhà hảo tâm.
Tuy nhiên, có thể nước Mỹ đang thua thiệt tại các thị trường mới, tuy nhiên, hệ thống đồng minh của Mỹ vẫn trải dài khắp thế giới và mỗi quốc gia đều có tiềm lực về kinh tế, quân sự. Đồng Nhân dân tệ đang ngày càng mạnh lên, nhưng đồng USD vẫn đang giữ vị trí số một và đồng Euro có những ảnh hưởng nhất định và không thể thay thế.
Đồng thời, chính quyền Mỹ đủ kinh nghiệm và thông thái để bảo vệ những đồng minh. Và cụm từ "đồng minh nước Mỹ" vẫn đủ uy tín nếu cường quốc này muốn tạo dựng những mối quan hệ mới.
Theo Đất Việt
Philippines: Hơn 10.000 người chết, sân bay bị xóa sổ vì siêu bão Hải Yến Ngày 10/11, một lãnh đạo cảnh sát khu vực nói rằng siêu bão Haiyan (Hải Yến) có thể đã làm 10.000 người thiệt mạng chỉ tại riêng một tỉnh của Philippines. "Chúng tôi đã có một cuộc họp đêm qua với tỉnh trưởng và dựa trên những đánh giá của chính quyền, ước tính ban đầu là có 10.000 người thiệt mạng," hãng...