Rơi nước mắt cảnh chồng ân cần chăm vợ nằm 1 chỗ hàng chục năm
Vợ không may gặp sự cố phải nằm 1 chỗ suốt thời gian dài, người chồng trở thành trụ cột chính vất vả lo toan đủ đường nhưng vẫn luôn yêu thương vợ con hết mực và mong ước duy nhất là nửa kia khỏe mạnh.
Báo Vietnamnet đã đưa tin về câu chuyện của Ông Cao Lai (sinh năm 1959, ở thôn Trà Liên Đông, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) khi phải chăm vợ là bà Bùi Thị Chanh (sinh năm 1964) nằm 1 chỗ trong suốt 8 năm qua. Trải qua bao biến cố, 2 vợ chồng lần lượt có với nhau 2 đứa con ngoan là Cao Xuân H. (sinh năm 1997) và Cao Thị Phương Thảo (sinh năm 2001).
Hoàn cảnh khó khăn của gia đình ông Lai. (Ảnh: Vietnamnet)
Tai họa bất ngờ ập đến vào năm 2015 khi người con trai 18 tuổi của ông bà ra đi mãi mãi vì sự cố giao thông. Nỗi đau mất mát quá lớn khiến vợ ông đau buồn đến quên ăn, quên ngủ, không thể vượt qua được. Dần dần, bà Chanh sức khoẻ suy kiệt. Không lâu sau đó, bà không nói được, tay chân co quắp, mọi sinh hoạt đều nhờ vào ông Lai.
Được biết, trước đây ông Lai từng là trưởng thôn, còn vợ ông là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ. Sau khi con trai mất, nhà chỉ còn 3 thành viên trong căn nhà nhỏ, bà Chanh lại bị bệnh, ông Lai phải lao vào làm việc để kiếm tiền chữa bệnh cho vợ.
Người mẹ nằm 1 chỗ sau biến cố mất con trai. (Ảnh: Vietnamnet)
Để chữa trị căn bệnh của vợ, ông Lai đã tiêu sạch toàn bộ số tiền mà mình tiết kiệm đồng thời còn phải chạy vạy vay mượn ở khắp mọi nơi. Nhưng đến đâu, ông cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu bất lực không thể chữa trị, bác sĩ khuyên ông đưa vợ về nhà chăm sóc.
Suốt 8 năm kể từ khi vợ bị bệnh, ông Lai trở thành “ông nội trợ” giỏi giang. Hàng ngày ông nấu cho vợ những bữa cơm ngon rồi miệt mài nghiền nát thức ăn để bà dễ dàng nuốt hơn. Chân tay bà Chanh không thể cử động nên nhiều vị trí không còn nguyên vẹn, ông Lai sẵn sàng sát trùng, vệ sinh cho vợ. Dù nhiều năm đã trôi qua nhưng ông không hề kêu ca hay oán thán nửa lời. Ông chưa bao giờ ngừng hi vọng, lúc nào cũng thủ thỉ động viên, xoa bóp chân tay, tỉ mỉ chuẩn bị cho bà từng bữa ăn, giấc ngủ.
Ông Lai luôn chu đáo chăm sóc vợ. (Ảnh: Vietnamnet)
Cũng trong thời gian này, hay tin con gái Phương Thảo đỗ trường đại học ở Đà Nẵng thắp lên hy vọng cho cuộc đời khổ sở của ông Lai. Vừa mừng vừa lo vì không có tiền cho con theo học. Để giúp con thực hiện ước mơ thay đổi cuộc đời, ông Lai đã vay mượn hơn 70 triệu đồng. Ở tuổi xế chiều, ban ngày ông cặm cụi chăm vợ, tối đến lại đi làm bảo vệ, dắt xe ở các hàng quán để trả tiền lãi hàng tháng. Thương cha mẹ, Thảo cũng cố gắng xin đi làm thêm từ năm thứ nhất để tự trang trải chi phí sinh hoạt của mình.
Thương vợ con, ông Lai chỉ ăn cơm trắng với mắm muối qua ngày để tiết kiệm tiền. Dù bản thân cũng nhiều bệnh tật nhưng ông luôn cố gắng gượng để lo cho vợ con.
Video đang HOT
Bữa cơm đạm bạc của ông Lai. (Ảnh: Vietnamnet)
Những tình cảm và hành động mà ông Lai dành cho vợ mình khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Câu chuyện vô cùng cảm động về người chồng tận tụy, luôn chăm sóc người vợ nằm 1 chỗ khiến cho người ta không khỏi xúc động.
Nhiều người xót thương cho hoàn cảnh của gia đình ông. (Ảnh: Vietnamnet)
Trước đó, báo Dân Trí từng đưa tin về câu chuyện của chị Miền sống tại huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông khi có chồng tai biến và đang phải gồng mình nuôi các con ăn học. Chồng chị năm nay đã 55 tuổi, đang phải chống chọi với bệnh tật nên không còn sức lao động. Mọi gánh nặng đổ lên vai vợ khiến nhiều lúc anh không khỏi túng quẫn.
Người chồng bị bệnh nằm 1 chỗ. (Ảnh: Dân Trí)
Người vợ chia sẻ về hoàn cảnh gia đình: “Ngày đưa anh ấy đi điều trị, chỉ có một mình tôi. Anh em họ hàng tới thăm, cũng khuyên tôi đưa anh ấy về nhà, nhưng vợ chồng với nhau, sao tôi làm thế được. Hơn nữa, các con của tôi cần có bố. Dù anh ấy nằm một chỗ, nhưng ít nhất mẹ con tôi còn có một điểm tựa tinh thần”.
Gia đình khó khăn chồng chất khi mọi gánh nặng đổ dồn lên vai chị. (Ảnh: Dân Trí)
Căn nhà không có vật phẩm giá trị. (Ảnh: Dân Trí)
Cuộc sống dẫu khó khăn, bộn bề nhưng với những người chồng, người vợ trên thì điều quan trọng là sức khỏe của người thân trong gia đình. Khi mọi biến cố ập đến, dù đau khổ, vật vã nhưng sau tất cả họ vẫn phải gắng gượng đứng dậy để lo cho tổ ấm nhỏ.
Dâu Việt kể chuyện về người bà Tây: Đang bơ vơ thì có bà cưu mang
Đó là câu chuyện được chị Hương Trần chia sẻ trên một hội nhóm dùng để cánh chị em chia sẻ, tâm sự về những chuyện vặt trong cuộc sống.
Theo chị Hương, năm 19 tuổi chị đã khăn gói sang Séc, cật lực làm việc để chăm lo cho gia đình và bản thân. Một năm sau đó, chị kết hôn với ông xã người Việt Nam, 21 tuổi sinh con nhưng cuộc sống vẫn cứ thế lộn xộn, bận rộn cho tới khi bà xuất hiện.
Sau Séc từ hồi 19 tuổi, khi ấy chị Hương còn chưa thể nói sỏi một câu tiếng nước ngoài. Sinh sống ở đất nước này thời đó rất khó khăn vì người Séc không thích người Việt Nam, đến cả chuyện thuê được nhà cũng là một vấn đề.
Theo bài viết của chị Hương, thời điểm chị đang căng não không biết làm sao tìm được một người trông trẻ để chị có thể cùng chồng ra ngoài kiếm tiền. Sau nhiều lần bị từ chối chỉ vì gia đình chị là người Việt, bỗng dưng bà xuất hiện, khiến cho gia đình chị trở nên có nề nếp, mọi chuyện cũng ổn hơn rất nhiều.
"Rất may mắn, em đã tìm được bà nhưng con trai bà không cho bà trông trẻ em. Không sao! Bà đi bộ 5 cây số xuống nhà em, và ở nhà em cả ngày, từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối, mới về nhà, mà nhà có người Việt Nam mình ở, thì không có thơm tho gì cả, đủ các thứ mùi mắm, mùi đồ ăn. Sau 1 tuần con trai bà đồng ý cho mang cháu về trông ở nhà, bà còn tốt đến nỗi, không lấy tiền nhiều, chỉ lấy vừa đủ tiền chăm sóc con mình thôi ạ." - chị Hương đầy tự hào kể về việc mình đã may mắn thế nào khi gặp được bà.
Kể từ khi gửi con cho bà Tây, 2 vợ chồng chị có thể chuyên tâm vào làm việc để xây dựng tổ ấm, trả khoản nợ vay để xuất ngoại. Thế mới nói, gia đình chị được sung túc như hôm nay có một phần công của bà.
Theo chị Hương, bà chăm trẻ rất kỹ, cứ ho chút là chở đi viện, ít ăn xíu là chợ đi thăm khám. Nhiều khi, bố mẹ như chị còn không biết được tình hình sức khoẻ của con mình.
Không chỉ chăm trẻ, bà còn chăm cả gia đình nhà chị Hương và giúp chị quán xuyến rất nhiều công việc trong gia đình. Mỗi tuần, khi có đồ ăn ngon thì bà đều sẽ dành phần cho 2 vợ chồng, rau củ bà trồng trong vườn cũng mang toàn bộ sang cho cả hai vợ chồng vì bà mắc chứng dị ứng với rau quả.
Dù chỉ là người làm thuê, dần dà bà cũng yêu thương cả gia đình chị Hương và xem họ như người nhà của mình. Có gì ngon là mang sang mời.
Bà rất mát tay trong việc trồng hoa, ươm quả dù chẳng thể ăn được. Bà trồng chỉ để ngắm còn phần ăn thì do gia đình chị Hương phụ trách.
Thời điểm thông báo với bạn bè rằng mình đã thuê được một người như bà, mọi người đều nói rằng chị Hương thật sự rất may mắn, rất có phước.
Tính đến thời điểm hiện tại, người bà Tây này cũng đã chăm sóc, ở cùng với vợ chồng chị Hương được hơn 25 năm. Dù hiện tại đang mắc bệnh tim nhưng bà vẫn tranh thủ chăm sóc cả nhà khi bản thân mình còn đi lại được. "Chồng em và em đều coi Bà là Mẹ của mình, các cháu cũng coi bà như bà nội, bà ngoại của mình, chắc còn sống với bà nhiều hơn sống ở Việt Nam nữa." - chị Hương viết.
Nhờ có sự chăm sóc của bà, cả gia đình mới có được một cuộc sống thoải mái, vui vẻ như thời điểm hiện tại.
Đối với cả gia đình chị Hương, bà Tây như người mẹ, người bà và sớm đã trở thành một thành viên trong nhà.
Bà Tây không chỉ là một người trông trẻ, bà chị là người để vợ chồng chị Hương nương tựa, dựa dẫm khi sống ở nơi đất khách quê người.
Sau 25 năm gắn bó, từ chỗ người giúp việc, trông trẻ, nay bà Tây dường như đã trở thành một phần không thể nào thiếu vắng trong gia đình của chị Hương Trần bởi sự tận tâm, nhiệt tình và luôn lo lắng từ già tới trẻ trong nhà chị. Bạn nghĩ sao về bà Tây lớn tuổi, tốt bụng này?
Bỏ rơi vợ con hơn 3 thập kỷ, ông cụ khi quay về vẫn đòi chia tài sản Hai tiếng "gia đình" chứa đựng trong nó biết bao giá trị ý nghĩa và thiêng liêng. Vậy nhưng, có những người lại không trân trọng mà đánh mất đi sự quý giá đó. Trang SCMP đưa tin, ông Liu Yusheng (73 tuổi) khi trẻ đã mong đến đất nước mới để "đổi đời", tin rằng việc sang Mỹ sẽ giúp ông có...