Rời ngày ‘đèn đỏ’ để đón Tết
Không ít người tỏ ra ngán ngẩm khi những ngày ‘đèn đỏ’ rơi trúng vào dịp tết.
Chu kì kinh nguyệt là hiện tượng hết sức bình thường với nữ giới, dù muốn hay không đều không tránh khỏi. Một vài phụ nữ gặp những triệu chứng rất khó chịu trong giai đoạn này như đau bụng, buồn nôn, đau đầu… Do vậy, không ít người tỏ ra ngán ngẩm khi những ngày này rơi trúng vào dịp tết. Tuy nhiên, thuốc tránh thai có thể sử dụng như một cứu cánh cho trường hợp trên.
Chu trình kinh nguyệt ở phụ nữ
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là sự xuất huyết âm gây ra bởi thay đổi hoóc-môn estrogen và progesteron hàng tháng. Mỗi chu kì được chia làm hai giai đoạn chính: Giai đoạn trước và giai đoạn sau rụng trứng.
Ở giai đoạn đầu của chu kì kinh nguyệt, các tuyến trong nội mạc tử cung tái tạo và tăng trưởng. Từ ngày 15 trở đi, estrogen cùng progesterone được buồng trứng sản sinh, kích thích nội mạc tử cung phát triển nhanh hơn. Lớp nội mạc tử cung này ngày càng dày lên.
Sau khi trứng rụng vào ngày 14, nếu không được thụ tinh, hàm lượng estrogen sẽ giảm khiến các mạch máu nội mạc co thắt mạnh. Lớp niêm mạc tử cung do vậy mà bong tróc, gây ra xuất huyết vào ngày 28 của chu kì. Chu trình mới được lặp lại sau đó từ giai đoạn đầu.
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là sự xuất huyết âm gây ra (Ảnh minh họa: Internet)
Video đang HOT
Phương pháp rời ngày ‘đèn đỏ’
Phương pháp rời ngày ‘đèn đỏ’ chủ yếu dựa trên chu trình của hiện tượng hành kinh. Bằng cách duy trì nồng độ hoóc-môn estrogen và progesteron trong cơ thể, ta có thể dễ dàng kiềm chế việc niêm mạc tử cung xuất huyết do thay đổi hoóc-môn.
Để thực hiện điều này, sử dụng thuốc tránh thai là biện pháp thông dụng nhất. Những viên thuốc tránh thai sẽ giúp điều chỉnh nội tiết tố, giữ lượng hoóc-môn không giảm xuống mức ‘nguy hiểm’.
Sử dụng thuốc như thế nào
Với những phụ nữ đang sử dụng thuốc trước đó, việc dời ngày khá dễ. Nếu thang thuốc của bạn có 21 viên, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có 7 ngày không dùng thuốc.
Với những phụ nữ đang sử dụng thuốc trước đó, việc rời ngày khá dễ (Ảnh minh họa: Internet)
Nếu muốn ngày kinh chậm lại, bạn chỉ cần uống tiếp vỉ tiếp theo sau khi dùng xong một vỉ. Khi cảm thấy phù hợp, bạn ngừng uống và kinh sẽ xuất hiện sau khoảng 3 – 5 ngày.
Trường hợp bạn sử dụng vỉ 28 viên, trong đó sẽ có 7 viên khác màu là thuốc bổ sắt. Bạn không cần uống những viên này mà tiếp tục uống vỉ tiếp theo sau khi uống xong 21 viên trong vỉ.
Đối với những phụ nữ không sử dụng thuốc tránh thai, tốt nhất nên uống từ ngày kinh đầu tiên, mỗi ngày 1 viên vào 1 giờ cố định liên tục trong 4 tuần. Sau khi ngưng uống thuốc vài ngày, kinh sẽ xuất hiện bình thường.
Trường hợp phụ nữ không theo dõi ngày kinh hoặc thời điểm hành kinh đã qua thì vẫn có thể sử dụng thuốc vào thời điểm trước hành kinh 2 tuần, mỗi ngày 1 viên liên tục trong 3 tuần rồi ngưng.
Theo SKĐS
Nguyên tắc vàng vệ sinh 'cô bé' bạn cần biết
Để duy trì tình trạng sức khỏe tốt nhất cho vùng kín, các bạn nữ hãy thuộc lòng những nguyên tắc cơ bản sau.
1. Đảm bảo quần luôn khô thoáng
Do ngấm nước hay mồ hôi sau khi bơi hoặc tập thể dục, quần (đặc biệt là quần chíp) bị ướt và bạn cần phải thay ngay khi có thể. Bởi lẽ môi trường ẩm tạo điều kiện hoàn hảo cho vi khuẩn sinh sôi, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
2. Không mặc quần bó sát
Lưu ý này vẫn dành sự chú ý đặc biệt cho quần chíp. Bạn cần chọn quần có size phù hợp, làm bằng chất liệu cotton thoáng mát. Nếu để mồ hôi ứ đọng ở khu vực 'tam giác vàng', ngoài việc khó chịu, 'cô bé' sẽ nhanh có mùi hôi hay nhiễm khuẩn.
Mặc quần bó sát sẽ ảnh hưởng xấu tới cô bé (Ảnh minh họa: Internet)
3. Cẩn trọng với dung dịch vệ sinh
Cần chú ý sử dụng sản phẩm dung dịch vệ sinh không gây kích ứng 'cô bé' và không quá lạm dụng. Đôi khi, bạn chỉ cần vệ sinh bằng nước sạch là đủ.
4. Thay băng vệ sinh thường xuyên trong ngày 'đèn đỏ'
Không chỉ tạo ra mùi hôi, lượng huyết ra nhiều trong ngày nguyệt san còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín. Khi chọn băng vệ sinh, bạn nên mua loại không có hương liệu vì mọi chất hóa học đều gây tổn hại cho 'cô bé'.
5. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau củ, hoa quả và ngũ cốc cũng góp phần tăng cường sức khỏe, tránh viêm nhiễm cho 'cô bé'.
Theo VNE
Dấu hiệu bất thường kỳ 'đèn đỏ' chị em chớ chủ quan Nếu bạn bị đau đầu, chuột rút, kinh nguyệt không đều... diễn ra thường xuyên thì cần xem lại và đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Bạn đã từng bị những cơn đau đầu, chuột rút hay chảy máu trong mỗi đợt chu kỳ kinh nguyệt 'ghé thăm'. Những điều này có thể hoàn toàn bình thường do sự thay đổi...