Rơi máy bay tại Thụy Sĩ khiến 4 người thiệt mạng
Một chiếc máy bay hạng nhẹ đã bị rơi ở vùng núi Alps thuộc lãnh thổ Thụy Sĩ ngày 25/7. Vụ tai nạn khiến 2 công dân Thụy Sĩ và 2 người mang quốc tịch Áo thiệt mạng.
Trực thăng dập lửa sau vụ tai nạn máy bay làm 4 người thiệt mạng hồi tháng 8/2018. Ảnh: Reuters.
Theo tuyên bố của cơ quan cảnh sát bang Wallis của Thụy Sĩ, chiếc máy bay rơi từ độ cao hơn 3.000 mét ở khu vực thắng cảnh gần đỉnh Gletscherspitze của bang này.
Một nhân chứng ban đầu đã gọi điện cho cảnh sát khi nhìn thấy chiếc máy bay xấu số lao xuống đất vào lúc 10h25 GMT ngày 25/7 (17h25 cùng ngày theo giờ Hà Nội), và sau đó vài phút tiếp tục thông báo về đám khói bốc lên từ địa điểm xảy ra vụ tai nạn.
Video đang HOT
Các nhân viên cứu hỏa và cứu hộ phát hiện cả 4 người trên chiếc máy bay gặp nạn đã thiệt mạng, gồm 2 người Thụy Sĩ (50 và 66 tuổi) và 2 người Áo (46 và 50 tuổi).
Cảnh sát bang Wallis cho biết đang hợp tác với Ủy ban Điều tra An toàn Giao thông Thụy Sĩ để tiến hành điều tra vụ việc.
Trước đó, hồi tháng 8/2018, hai máy bay chở khách của Thụy Sĩ cũng bị rơi chỉ cách nhau vài giờ trên dãy núi Alps thuộc lãnh thổ Thụy Sĩ, khiến 4 người thiệt mạng.
WHO: Không được buông lỏng cảnh giác Covid-19
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người dân không nên buông lỏng cảnh giác dù tình hình dịch Covid-19 đang dần ổn định.
"Bạn cần hiểu được tình thế của mình. Bạn có biết khu vực mình sinh sống ghi nhận bao nhiêu bệnh nhân mới ngày hôm qua không? Bạn tìm kiếm thông tin ở nguồn nào? Hay cách để ngăn ngừa tối đa lây nhiễm?", Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, ngày 23/7, khuyến cáo.
Ông cũng nhấn mạnh "không buông lỏng cảnh giác dù dịch đã ổn định".
Việt Nam 99 ngày không xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng, thường xuyên ghi nhận các ca nhiễm từ nước ngoài về được cách ly tập trung ngay. Đến sáng nay, tổng số ca nhiễm 412, trong đó 365 người đã khỏi. Một ca nghi nhiễm cộng đồng ở Đà Nẵng, hiện chờ kết quả xét nghiệm khẳng định từ Bộ Y tế, hơn 50 người tiếp xúc gần đang được cách ly.
Bộ Y tế Việt Nam cũng nhiều lần khuyến cáo cộng đồng cảnh giác phòng dịch trước tình hình Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong buổi họp tại Thụy Sĩ, ngày 3/7. Ảnh: Reuters
Hiện, hai phần ba ca nhiễm trên thế giới được ghi nhận ở 10 quốc gia. Gần một nửa trong đó thuộc ba nước có số ca nhiều nhất là Mỹ, Brazil và Ấn Độ.
Mỹ vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Số bệnh nhân Covid-19 tại đây đã vượt quá 4 triệu người, tăng trung bình hơn 2.600 ca mỗi giờ. Các ca nhiễm ở nước này đã leo thang kể từ khi trường hợp đầu tiên được phát hiện ngày 21/1. Chỉ trong 98 ngày, Mỹ vượt một triệu ca. Theo thống kê, cứ một phút, Mỹ ghi nhận thêm 43 bệnh nhân mới.
Trong khi đó tại Brazil, số ca nhiễm đã lên tới hơn hai triệu, 147.000 người tử vong. Các bệnh viện gần như luôn trong tình trạng quá tải.
"Rất nhiều hôm, toàn bộ giường trong khu chăm sóc tích cực (ICU) đều có người nằm. Nhiều bệnh nhân phải chờ đợi tới 10 ngày mới có giường trống", Andrea von Zuben, Giám đốc Sở Y tế Liên tỉnh Brazil, cho biết.
Hồi đầu tháng 7, WHO đã đưa một phái đoàn đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của nCoV. Đến nay, các nhà khoa học vẫn tin rằng virus xuất phát từ bên trong một khu chợ hải sản, trung tâm thành phố Vũ Hán vào cuối năm ngoái.
"Chúng tôi đã tiếp cận với các chuyên gia cấp quốc tế, thảo luận xem ai là người phù hợp nhất với nhiệm vụ của vài tuần tới", ông Tedros nói.
Phản ứng của Trung Quốc trước việc Mỹ rút khỏi WHO Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay (8/7) đã đưa ra phản chính thức trước thông tin Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Người phát ngôn Triệu Lập Kiên cho biết, việc Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ phá hoại...