Rơi máy bay tại Indonesia: Hộp đen vẫn trong tình trạng nguyên vẹn
Chiếc hộp đen máy bay Boeing 737 MAX 8 của hãng hàng không Lion Air vừa được tìm thấy sáng 1/11 tại Vịnh Jarawang, khu vực biển thuộc tỉnh Tây Java của Indonesia, đã mở ra cơ hội làm sáng tỏ nguyên nhân vụ tai nạn thảm khốc hồi đầu tuần này.
Các thành viên lực lượng đặc nhiệm của hải quân Indonesia tìm kiếm các nạn nhân vụ rơi máy bay Lion Air JT 610 ở ngoài khơi Tanjung Pakis, Indonesia ngày 30/10. (Ảnh: THX/TTXVN)
Phát biểu trên kênh truyền hình Metro TV, anh Hendra – một trong số những thợ lặn tham gia chiến dịch tìm kiếm – cho biết chiếc hộp đen được tìm thấy trong đống mảnh vỡ và bùn dưới đáy biển sâu 32,5 mét. Thiết bị này được tìm thấy trong tình trạng nguyên vẹn.
Hiện hộp đen máy bay đã được gửi tới các chuyên gia phân tích dữ liệu. Chưa rõ hộp đen này là thiết bị lưu lại các số liệu trong hành trình bay hay ghi âm các giọng nói trong buồng lái.
Theo người đứng đầu Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Indonesia – ông Soerjanto Tjahjono, kết quả điều tra sơ bộ sẽ được công bố trong 1 tháng, trong khi các báo cáo cuối cùng sẽ được đưa ra sớm nhất sau 4-6 tháng tới.
Máy bay mang số hiệu JT 610 khởi hành từ sân bay quốc tế Soekarno-Hatta ở thủ đô Jakarta đi thị trấn Pangkal Pinang lúc 6 giờ 20 sáng 29/10, nhưng đã bị mất tín hiệu 13 phút sau khi cất cánh và rơi xuống biển.
Ít hy vọng có người sống sót trong số 189 người trên máy bay, và các lực lượng cứu hộ đã tìm được nhiều mảnh xác nạn nhân.
Video đang HOT
Đây là tai nạn đầu tiên đối với dòng máy bay Boeing 737 MAX, phiên bản mới được nâng cấp, tiết kiệm nhiên liệu hơn của dòng máy bay một lối đi của hãng Boeing. Đây đồng thời là sự cố hàng không tồi tệ nhất của Indonesia kể từ năm 1997, khi 234 người thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay ở gần Medan.
Theo báo cáo của Lion Air, trong chuyến bay đêm trước khi gặp nạn, máy bay Boeing MAX 8 này cũng đã gặp sự cố với hệ thống cảm biến được dùng để tính toán tốc độ và độ cao của máy bay./.
Theo Danviet
Tiết lộ sốc của hành khách trên máy bay Indonesia một ngày trước thảm kịch
Một ngày trước khi lao xuống biển Java, chiếc máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Lion Air đã gặp vấn đề kỹ thuật, thậm chí hạ độ cao đột ngột vài lần khi vừa cất cánh khiến hành khách hoảng loạn, nôn mửa.
Các hành hách chuẩn bị lên một chuyến bay của Lion Air
Các thợ lặn, máy bay không người lái và nhiều thiết bị khác đã được triển khai để trục vớt chiếc máy bay Boeing 737 MAX mang số hiệu JT610 chở 189 người rơi xuống biển Java hôm 29.11.
Chiếc máy bay gặp nạn chỉ vài phút sau khi cất cánh khi đang trên đường bay từ Jakarta đến thành phố Pangkal Pinang ngoài đảo Sumatra.
Sốc: MH370 bị chiến đấu cơ đánh chặn ngay trước khi biến mất?
Sau thảm kịch, chiếc máy bay Boeing 737 MAX gặp nạn được báo cáo là đã bị trục trặc kỹ thuật trong chuyến bay một ngày trước đó, khi thực hiện hành trình từ Bali đến Jakarta.
Người dẫn chương trình truyền hình Indonesia Conchita Caroline cho biết, chuyến bay hôm 28.10 đã bị hoãn tới hơn 1 tiếng. Một vấn đề kỹ thuật đã xảy ra khiến nó phải quay lại bãi đỗ.
Cô cho biết, hành khách trên máy bay đã phải ngồi im mà không có điều hòa không khí trong ít nhất 30 phút. Họ nghe thấy tiếng động cơ gầm "bất thường" trong khi một số trẻ em bị nôn mửa vì nóng và bí. Cho đến khi hành khách trên máy bay thể hiện sự giận dữ, phi hành đoàn mới mở cửa để họ rời khỏi máy bay.
Khoảng 30 phút sau khi hành khách chờ đợi trên đường băng, họ được đề nghị lên máy bay trong khi động cơ vẫn đang được kiểm tra.
Caroline cho biết cô đã hỏi một nhân viên máy bay về sự cố nhưng người này lảng tránh. "Anh ta cho tôi xem giấy phép bay đã được ký và chỉ nói rằng, vấn đề đã được giải quyết", Caroline chia sẻ.
Hoạt động cứu hộ đang diễn ra để tìm kiếm chiếc máy bay Lion Air rơi xuống biển hôm 29.10
Một hành khách khác tên là Alon Soetanto cũng cho biết, chiếc máy bay đã hạ độ cao đột ngột trong vài phút đầu cất cánh.
Sốc: Máy bay Indonesia lao xuống biển vì bị đánh bom?
"Khoảng 3 đến 8 phút sau khi cất cánh, tôi cảm thấy như chiếc máy bay đang mất nhiên liệu và không thể bay lên cao được. Điều đó cũng xảy ra nhiều lần trong chuyến bay. Chúng tôi cảm thấy như đang ngồi trong tàu lượn siêu tốc. Một số hành khách bắt đầu hoảng sợ và nôn mửa".
Lời kể của hành khách Soetanto phù hợp với dữ liệu từ các trang web theo dõi chuyến bay, cho thấy máy bay Boeing 737 MAX 8 liên tục thay đổi vận tốc, độ cao ở những phút đầu sau khi cất cánh.
Loạt máy bay Boeing 737 MAX mới chỉ đi vào hoạt động thương mại từ năm 2016 và đây là vụ tai nạn đầu tiên liên quan đến dòng máy bay này. Máy bay Boeing 737 MAX, có sức chứa lên đến 210 hành khách, đã nhận được 4.783 đơn đặt hàng của các hãng hàng không trên toàn thế giới, với 219 chiếc được hoàn thành vào tháng 9.2018, theo số liệu của Boeing.
Hôm 30.10, giới chức Indonesia đã yêu cầu kiểm tra toàn diện các máy bay Boeing 737 MAX 8 đang hoạt động ở nước này. Hãng bay Lion Air, được thành lập vào năm 1999, đã gặp một số vấn đề về an toàn và bảo trì trong quá khứ khiến hãng bị cấm bay vào không phận châu Âu từ năm 2007 đến năm 2016. Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vào năm 2016. Máy bay hãng này từng gặp tai nạn năm 2004 khiến 25 người thiệt mạng ngoài một số sự cố khác bao gồm một vụ máy bay hạ cánh trên biển gần Bali. Vụ này toàn bộ 108 hành khách đều may mắn sống sót.
Theo Danviet
2 ngày sau thảm kịch máy bay rơi: Indonesia vớt được 34 túi xác Lực lượng cứu hộ đã gửi 34 túi đựng xác của các nạn nhân sau vụ rơi máy bay chở 189 người của hãng hàng không Lion Air tới nơi kiểm tra ADN để xác định danh tính. 2 ngày sau thảm kịch máy bay rơi: Indonesia vớt 34 túi xác Cuộc tìm kiếm các nạn nhân trên chuyến bay mang số hiệu...