Rơi máy bay quân sự ở Ai Cập, 4 người thiệt mạng
Một máy bay quân sự của Ai Cập rơi gần biên giới với Libya khiến 4 người thiệt mạng và 2 người khác bị thương, theo Reuters ngày 14.8.
Một trực thăng vũ trang của Ai Cập – Ảnh: Reuters
Reuters ngày 14.8 dẫn thông báo của quân đội Ai Cập cho biết một máy bay quân sự của nước này đã bị rơi ngày 13.8 tại thành phố Marsa Matrouh của Ai Cập, gần biên giới với Libya. Theo thông báo, vụ rơi máy bay khiến 4 người thiệt mạng và 2 người khác bị thương.
Chiếc máy bay bị rơi khi đang tham gia chiến dịch chống lực lượng Hồi giáo ở khu vực biên giới. Nguyên nhân vụ rơi máy bay được xác định là do lỗi kỹ thuật.
Video đang HOT
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Trung Quốc nói không có tự do hàng hải cho tàu chiến nước ngoài ở Biển Đông
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines khẳng định Bắc Kinh không cho phép bất kỳ nước nào, kể cả Mỹ, đưa tàu chiến hay máy bay quân sự vào Biển Đông và ngang ngược tuyên bố đó là "lãnh hải của Trung Quốc".
Công trường xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh minh họa: AFP
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa hôm 11.8 tuyên bố rằng Trung Quốc tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông nhưng không cho phép chính phủ nước ngoài can thiệp và đưa tàu chiến, máy bay quân sự xâm nhập vào cái mà Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố là "lãnh hải của Trung Quốc", theo AP ngày 12.8.
Đại sứ Trung Quốc ở Philippines nhắc đến sự kiện máy bay săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ đụng độ với Hải quân Trung Quốc khi bay tuần tra ở Biển Đông hồi tháng 5.2015 cũng như phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về tự do hàng hải ở Biển Đông ở Diễn đàn khu vực ASEAN tổ chức vừa qua tại Malaysia.
Máy bay P-8A Poseidonngày 20.5 xuất phát từ Philippines, bay qua các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng và tiến hành xây dựng phi pháp tại đây. Hải quân Trung Quốc ngang ngược thách thức, 8 lần đưa ra cảnh báo xua đuổi chiếc P-8A Poseidon. Trung Quốc cho rằng Mỹ đã "xâm phạm vùng trời của Trung Quốc" ở Biển Đông.
"Chúng tôi mới chỉ cảnh cáo thôi. Hãy cẩn thận, đừng có mà xâm nhập", Đại sứ Triệu nói với các nhà báo bên lề một sự kiện ngoại giao tổ chức ở Manila tối 11.8, theo AP.
Mỹ chưa bao giờ công nhận đòi hỏi chủ quyền nuốt trọn gần như cả Biển Đông của Trung Quốc, cũng như tuyên bố chủ quyền của những quốc gia khác, kể cả đồng minh Philippines.
Một nhân viên Hải quân Mỹ trên chiếc P-8A chỉ vào những công trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập hiện trên màn hình. Trung Quốc đã xây dựng phi pháp một đường băng trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Reuters
"Tự do hàng hải không có nghĩa cho phép nước khác xâm nhập vùng trời, lãnh hải có chủ quyền. Không quốc gia nào được phép làm thế. Chúng tôi nói tự do hàng hải phải được giám sát theo luật quốc tế. Không có tự do cho tàu chiến và máy bay (quân sự)", ông Triệu nói tiếp.
Đại sứ Trung Quốc nhắc lại tuyên bố của Bắc Kinh rằng việc cải tạo đất để xây đảo nhân tạo ở Biển Đông đã chấm dứt và Trung Quốc "đang xây dựng cơ sở hạ tầng trên đó để phục vụ cho tự do hàng hải, công tác tìm kiếm, cứu hộ và nghiên cứu khoa học". Ngoài ra, ông ta còn cho rằng cơ sở "hạ tầng quốc phòng cần thiết" cũng được xây dựng tại các đảo trên.
Viên đại sứ Trung Quốc ở Philippines còn đề cập đến dải phao "xác định chủ quyền của Trung Quốc" ở Biển Đông được ngư dân Philippines phát hiện và dẹp bỏ hồi tháng 7.2015. Ông ta nói rằng mình không biết những dải phao đó, và "Ngay cả ngư dân ở đó còn không biết nó xuất phát từ đâu".
Minh Quang
Theo Thanhnien
Thế trận phi đạo ở Trường Sa Những đường băng mà Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa có thể đe dọa các nước láng giềng cũng như hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực. So sánh các đường băng ở Trường Sa - Ảnh: AMTI Cách đây vài ngày, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) cảnh báo...