Rối loạn tiêu hóa mùa hè, phòng tránh thế nào?
Thời tiết chuyển sang mùa hè, nóng nực, khó chịu, xen mưa và không khí nóng ẩm. Khoảng thời gian này dễ gây ra các bệnh về rối loạn tiêu hóa mùa hè. Vậy phòng tránh và bảo vệ sức khỏe bằng cách nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Các rối loạn tiêu hóa mùa hè thường gặp
1.1. Nhiễm khuẩn E.Coli gây tiêu chảy
Vi khuẩn E.Coli gây ra những tác hại cho người bệnh gặp qua đường tiêu hóa khi ăn phải các thực phẩm nhiễm các tác nhân gây bệnh như: thịt trâu, bò, dê, cừu, sữa bò, rau quả do nhiễm phân của gia súc hoặc người đang mang bệnh,…
Loại vi khuẩn này có thể lây trực tiếp từ người sang người qua các đường như bàn tay, đồ vật nhiễm bẩn với phân của người bệnh hay đường phân – miệng. Có nhiều trường hợp nhiễm khuẩn E.Coli do lây truyền qua đường nước bằng cách tiếp xúc với nguồn nước ăn uống, sinh hoạt hoặc tại các bể bơi, vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
Đây là loại vi khuẩn có thể xảy ra ở cả người lớn, trẻ nhỏ và người cao tuổi, tuy nhiên đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa mùa hè nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn E.Coli từ 2 đến 10 ngày, khoảng thời gian trung bình vào 3 đến 4 ngày. Đối với người lớn thì vi khuẩn sẽ đào thải trong phân khoảng 1 tuần, còn trẻ em cần thời gian lâu hơn khoảng 3 tuần để đào thải mầm bệnh ra ngoài.
Triệu chứng bệnh xảy ra như đau quặn bụng, tiêu chảy cấp và thậm chí nhiều trường hợp bị sốt, nôn và phân có máu. Nếu tình trạng bệnh kéo dài 10 ngày thì sẽ gây ra một số hội chứng tan máu suy thận cấp tăng ure huyết, nguyên nhân này chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.
1.2. Nhiễm độc thức ăn do Salmonella
Tình trạng nhiễm khuẩn do thức ăn bị bô nhiễm bởi vi khuẩn gây bệnh là tình trạng hay gặp trong mùa hè. Đối với tình trạng này điển hình là nhiễm độc thức ăn do Salmonella. Nguồn gây ra bệnh chính từ gia súc bởi vi khuẩn Salmonella có trong phân và nước tiểu của các loại động vật, gia súc như: lợn, gà, vịt, chim, chuột, mèo, chó,… Khuẩn này còn xuất hiện trong trai, sò, hến,…
Các loại thịt tái, sống có thể gây các bệnh về rối loạn tiêu hóa mùa hè – Ảnh Internet
Ngoài ra, khi người mang khuẩn lành hoặc người bệnh đang phục hồi cũng có thể lây bệnh cho người khác, đây là bệnh có tính lây truyền qua đường tiêu hóa khi thức ăn có nguồn gốc động vật bị ô nhiễm như thịt, thịt tái, trứng, sữa, hến, trai nấu chưa chín kỹ,..
Video đang HOT
Đối tượng dễ mắc bệnh thường là người cao tuổi, suy giảm sức đề kháng, trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện.
Khuẩn Salmonella có thời gian khởi phát nhanh hơn chỉ từ 12 giờ đến 36 giờ là đã khởi phát dấu hiệu đột ngột nhưng cũng có nhiều trường hợp xảy ra đối với nhiều bệnh nhân và các hoàn cảnh khác nhau.
Triệu chứng của tình trạng nhiễm độc chia làm 2 loại:
- Người mắc bệnh nhẹ: Không sốt, triệu chứng đi phân lỏng vài lần, bụng hơi đâu.
- Người mắc bệnh vừa và nặng có biểu hiện là sốt cao từ 38 đến 40 độ. Xuất hiện cơn rét run, đau đầu, bị đau mỏi cơ khớp, số lượng bạch cầu tăng, đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, buồn nôn, nôn, đi ngoài nhiều lần trong ngày, mất nước điện giải, bụng trướng, chân tay lạnh,…
Tình trạng rối loạn tiêu hóa mùa hè xảy ra có tiến triển theo chiều hướng tích cực hay xấu do sức khỏe của người bệnh. Nếu cơ thể khỏe mạnh thì có thể tự khỏi bệnh sau 2-3 ngày. Tuy nhiên tình trạng đi ngoài phân lỏng có thể kéo dài tới 1 tuần và thậm chí gây nguy cơ tử vong đối với những trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, người già yếu do mất nước điện giải hoặc nhiễm khuẩn huyết.
1.3. Đầy hơi, chướng bụng mùa hè
Đầy hơi, chướng bụng là rối loạn tiêu hóa mùa hè thường gặp do ăn quá nhiều chất đạm, bột đường, dầu mỡ, thức ăn khi không được tiêu hóa hết sẽ tồn đọng lâu trong ống tiêu hóa.
Ngoài ra các loại đồ ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, cà phê, sử dụng chất kích thích hoặc do thói quen ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, ăn xong đi nằm ngay có thể khiến lợi khuẩn của đường ruột bị quá tải, không kịp xử lý hết thức ăn. Đây là nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.
Đầy hơi, chướng bụng mùa hè – Ảnh Internet
Tình trạng đầy hơi, chướng bụng là rối loạn tiêu hóa mùa hè thường gặp hoặc các bệnh lý về đường ruột như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Đối với người bị đầy bụng, khó tiêu thường có cảm giác bị nặng bụng, bụng căng trướng vùng thượng vị, cơ thể xuất hiện cảm giác bứt rứt, khó chịu, ợ hơi, ợ chua hay đau bụng âm ỉ, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,…
2. Phòng tránh rối loạn tiêu hóa mùa hè
Đối với rối loạn tiêu hóa mùa hè, biện pháp phòng ngừa tích cực bằng cách:
- Thực hiện đúng nguyên tắc ăn chín, uống sôi, không ăn các loại thức ăn đã ôi thiu, để lâu ngày trong tủ lạnh.
- Nên sử dụng các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
- Chế biến thực phẩm đúng cách, đảm bảo vệ sinh.
- Hạn chế ăn thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,…
Tình trạng rối loạn tiêu hóa mùa hè xảy ra nhiều hơn, do đó mỗi người cần tự bảo vệ bản thân để không gặp phải các vấn đề về bệnh tiêu hóa.
'Tào tháo đuổi' vì uống rau má, trà xanh giải nhiệt mùa hè?
Nước rau má, trà xanh... là những thức uống giải nhiệt mùa nóng rất tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng sao cho hiệu quả.
"Tào tháo đuổi" vì uống rau má không đúng cách
Nước rau má uống sao cho đúng?
Rau má là loại rau có khả năng giải nhiệt cực tốt, theo đông y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng) có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, thường được sử dụng để bồi bổ cơ thể, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, mụn nhọt, rôm sảy...
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, rau má thường được sử dụng nhiều vào mùa hè với tác dụng chính để giải nhiệt cơ thể. Thời điểm uống nước rau má tốt nhất vào lúc 10 giờ sáng và 13 giờ chiều. Bởi vì thời điểm này cơ thể cần nhiều nước nhất.
Theo lương y Ngô Đức Phương (Viện trưởng Viện thuốc nam) nước rau má có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe đặc biệt trong mùa hè như cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể, cung cấp các khoáng chất cho cơ thể vận động cả ngày.
Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết sử dụng nước rau má đúng cách. Trong đó, nhiều chị em phụ nữ, vì mong muốn nhanh chóng có làn da mềm, mượt, sáng bóng không còn những nốt mụn thường gặp vào mùa hè mà tìm đến nước rau má.
Nhiều người cho rằng uống càng nhiều càng tốt, càng giúp giải nóng trong nhanh hơn, mụn nhọt nhanh chóng biến mất. Vì thế, các chị rất tích cực uống thay nước lọc. Điều này theo lương y Ngô Đức Phương là "hết sức sai lầm".
Bởi, uống quá nhiều nước rau má hàng ngày, đặc biệt uống thay nước lọc, tầm 2-3 lít mỗi ngày sẽ khiến bạn bị đầy bụng, tiêu chảy, nhất là đối với những người thân nhiệt thấp, hay bị lạnh bụng.
Ngoài ra, có nhiều chị em chưa quen với loại thức uống này thường thêm đường cho dễ uống. Tuy nhiên trên thực tế, rau má có tính hàn khi cho thêm đường kính vào sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Nếu người bị đầy bụng, khó tiêu thì không nên dùng nước rau má (thêm đường) để chữa.
Vậy uống nước rau má như thế nào cho đúng cách? Lương y Ngô Đức Phương cho biết, mỗi ngày mỗi người không nên uống quá nhiều nước rau má, lượng trung bình chỉ nên khoảng 40g rau má.
Đặc biệt, không nên sử dụng rau má, uống nước rau má thường xuyên quá 1 tháng. Sau 1 tháng dùng rau má với hàm lượng khuyến cáo, bạn cần ngừng nghỉ ít nhất nửa tháng rồi mới tiếp tục.
Người bị yếu bụng muốn ăn rau má chỉ nên ăn vài lá hoặc khi ăn phải kèm theo lát gừng sống. Khi ăn rau má, ép nước rau má cần đảm bảo khâu vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn vì rau má mọc sát mặt đất, có khả năng bị nhiều vi khuẩn, thuốc trừ sâu... xâm nhập.
Trà xanh giải nhiệt mùa hè
Trà xanh là thức uống khá phổ biến mỗi ngày trong mùa hè. Uống trà xanh giải nhiệt sẽ giúp bạn cảm thấy dịu hơi nóng đi và cơ thể không bị mệt mỏi. Không những thế loại thức uống này có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đẩy mạnh cơ chế đốt chất béo của cơ thể, giúp duy trì cân nặng lành mạnh.
Uống trà xanh lúc nào thì hiệu quả?
Ngoài ra, trà xanh chứa chất chống oxy hóa mạnh có tên gọi EGCG với đặc tính chống viêm, chống vi khuẩn, hỗ trợ quá trình chống ung thử, loại bỏ các gốc tự do và chất độc không mong muốn ra khỏi cơ thể. Trà xanh cũng có chứa các hợp chất chống oxy hóa khác, chẳng hạn như catechin hay poly-phenol củng cố hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc uống trà xanh trong mùa nắng nóng cần lưu ý những vấn đề sau. Đầu tiên, mùa hè vi khuẩn sản sinh nhanh khiến cho trà dễ bị thiu, uống trà qua đêm có thể gây viêm đường tiêu hóa, tiêu chảy. Vì trong lá trà nguyên bản luôn có một vài chất không hòa tan, ngâm lâu không có lợi cho sức khỏe và cũng sẽ khiến vitamin trong trà bị phá hủy.
Đặc biệt mọi người không uống trà khi bụng đói làm loãng dịch dạ dày, giảm chức năng của axit dạ dày, cản trở tiêu hóa và ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, dễ gây viêm niêm mạc dạ dày.
"Không uống trà trước khi đi ngủ, đây là điều có lẽ đã rất nhiều người biết đến nhưng vẫn rất cần nhắc lại và ghi nhớ. Uống trà trước khi đi ngủ sẽ khiến tinh thần bạn tỉnh táo, ảnh hưởng đến giấc ngủ thậm chí gây mất ngủ.
Vì trong trà có chứa caffeine. Một lượng caffeine thích hợp có thể giúp nâng cao tinh thần nhưng quá nhiều sẽ dễ gây lo âu, khó chịu, mất ngủ, trống ngực dồn dập và nhiều triệu chứng khác vừa khiến giấc ngủ kém vừa giảm sự thèm ăn", lương y Ngô Đức Phương nhấn mạnh.
Đáng lưu ý, nhiều người lại có thói quen uống thuốc với trà. Đây là việc làm hết sức sai lầm, bởi trong trà có nhiều dưỡng chất, đặc biệt là tannin kết hợp với các dược chất sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu. Lúc này cơ thể bạn sẽ không hấp thụ thuốc tốt, cơ thể phản ứng tiêu cực với trà và tác dụng của thuốc có thể biến mất.
Đừng vội ăn những quả cà muối ngon giòn nếu bạn chưa biết sự thật này Mùa hè nắng nóng, ăn cơm canh với cà muối thì ai cũng thích. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng có thể tiêu hóa món an khoái khẩu này một cách an toàn. Trong cuộc sống hàng ngày, cà pháo thường được dùng để nấu, muối, luộc... trong bữa ăn của nhiều gia đình. Đặc biệt, cà muối là món ăn...