Rối loạn tiêu hoá cảnh báo nguy cơ ung thư
Hay bị rối loạn tiêu hóa, lúc táo bón lúc đi phân lỏng, đi ngoài hay rặn, có khi kèm theo máu… là những biểu hiện sớm của ung thư đại trực tràng.
Bệnh nhân nữ 64 tuổi đến viện khám với lý do đau bụng âm ỉ vùng hạ vị, đi ngoài phân lỏng nát, không máu, sút 3kg trong một tháng. Bà được chỉ định nội soi đại trực tràng để chẩn đoán bệnh. Kết quả phát hiện đoạn đại tràng lên có tổn thương sùi loét gây hẹp lòng ruột. Giải phẫu bệnh cho thấy bệnh nhân bị ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa.
Các bác sĩ khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) đã hội chẩn cùng các chuyên gia của Bệnh viện K trung ương quyết định phẫu thuật cắt đại tràng P, vét hạch, phục hồi lưu thông ruột. Sau 5 ngày mổ, sức khỏe bệnh nhân ổn định, ăn được cháo đặc, đại tiện phân vàng.
Ung thư đại trực tràng có tiên lượng khá tốt song phần lớn biểu hiện của bệnh không đặc trưng nên đa phần người bệnh thường không nghĩ tới ung thư.
Theo bác sĩ khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Theo thống kê năm 2018, ung thư đại trực tràng đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc và thứ 2 về tỷ lệ tử vong. Ước tính tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng ở nam giới là 13,5 trên 100.000 người, ở nữ là 11,2.
Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng nằm trong số 10 bệnh ung thư thường gặp và đang có xu hướng gia tăng. Khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đại tràng hoặc trực tràng.
Bệnh có tiên lượng khá tốt song phần lớn biểu hiện của bệnh không đặc trưng nên đa phần người bệnh thường không nghĩ tới ung thư. Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí khối u, mức độ xâm lấn ra xung ra quanh và mức độ lan ra toàn bộ cơ thể.
So với các bệnh ung thư đường tiêu hóa thì ung thư đại trực tràng có tiên lượng tốt hơn. Điều trị bệnh là điều trị đa mô thức: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị trong đó phẫu thuật đóng vai trò quan trọng và quyết định nhất. Tỷ lệ sống thêm 5 năm sau mổ ở giai đoạn 1 là 92%, giai đoạn 2 là 70-80%, giai đoạn 3 là 50-60% , đến giai đoạn 4 chỉ còn là 11.
Để sàng lọc bệnh có thể làm giải trình tự gene tìm đột biến gene APC, test tìm máu trong phân, nội soi đại trực tràng ống mềm…
Ung thư đại trực tràng liên quan chặt chẽ với chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật, ít chất xơ, thiếu các vitamin A, B, C, E, thiếu canxi. Thực phẩm có chứa bezopyren, nitrosamin… có khả năng gây ung thư.
Một số bệnh lý được coi là tổn thương tiền ung thư cũng cần lưu ý như: viêm loét đại trực tràng mạn tính (nguy cơ phát triển ung thư 20-25%), bệnh Crohn, polyp có kích thước lớn có nguy cơ hóa ung thư rất cao, bệnh polyp gia đình, tiền sử gia đình…
Biểu hiện của ung thư trực tràng:
Video đang HOT
- Rối loạn lưu thông ruột: táo bón, tiêu chảy
- Đi ngoài phân nhày máu
- Đau bụng
- Biến chứng u như bán tắc, tắc ruột, thủng u gây viêm phúc mạc
- Triệu chứng di căn: sờ thấy hạch thượng đòn, chướng bụng
Để phòng ngừa ung thư đại trực tràng mọi người nên:
- Tăng cường vận động thể chất
- Hạn chế ăn mỡ, thịt động vật, tăng cường ăn các chất xơ và rau, quả tươi hằng ngày. Đồng thời hạn chế thức ăn nhiều muối, lên men, thịt xông khói…
- Hạn chế lạm dụng rượu, bia
- Bỏ thuốc
- Giảm cân
Hà An
Theo dantri
Các nàng thường xuyên ngồi lâu, ít vận động hãy cẩn thận với 4 bệnh phụ khoa đe dọa nghiêm trọng tới việc sinh sản
Ngồi lâu trước máy tính, xem điện thoại mà ít vận động là tình trạng phổ biến của rất nhiều bạn nữ. Điều này dẫn các bạn nữ tới mối hiểm họa khôn lường là các bệnh phụ khoa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản.
Vì sự phổ biến của máy tính, điện thoại, nhiều các bạn nữ lựa chọn phần lớn thời gian là ngồi xem các thiết bị điện tử, hiếm khi đứng lên hoạt động. Mặc dù trạng thái ngồi rất thoải mái và dễ chịu nhưng nó lại có những nguy hiểm đang tiềm ẩn.
Bác sĩ Dư, chủ nhiệm khoa Phụ khoa, Bệnh viện thứ hai Nam Kinh cho biết rằng ngồi lâu không chỉ gây ra các bệnh như thoái hóa đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai, viêm bàng quang, bệnh trĩ mà còn có thể gây ra một loạt các bệnh phụ khoa khác.
1. Viêm âm đạo
Do cấu tạo sinh lý đặc biệt của phái nữ, ngồi lâu trong một thời gian dài sẽ gây nên tình trạng âm đạo kín khí làm nhiệt độ vùng kín tăng, độ ẩm tăng. Đây là môi trường có lợi cho sự sinh sản và phát triển của nấm candida. Từ đó gây nên bệnh viêm âm đạo.
Viêm âm đạo gây đau, ngứa âm đạo; dịch tiết ra có màu, có mùi lạ thường; cảm thấy đau khi đi tiểu và khi quan hệ; nặng hơn có thể ra máu âm đạo...
2. Viêm phần phụ
Phần phụ của nữ giới bao gồm: vòi trứng, buồng trứng, hệ thống dây chằng rộng. Viêm phần phụ là một bệnh phụ khoa gây nên hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở phần phụ.
Ngồi lâu, không vận động sẽ khiến sự lưu thông máu ở các chi dưới không ổn định, đặc biệt là sự dẫn máu trở về tim của tĩnh mạch là rất kém, bị cản trở. Điều này ảnh hưởng đến chức năng thải độc bình thường của phần phụ tử cung, gây ra viêm phần phụ.
Ngoài ra, nếu trước đó bị viêm âm đạo, tình trạng viêm kéo dài có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn đi ngược lên vòi trứng, làm tắc, viêm vòi trứng rồi lan sang các vùng xung quanh.
Bị viêm phần phụ, các bạn nữ sẽ có dấu hiệu đau bụng dưới, sốt, dịch âm đạo tiết ra bất thường, đi tiểu rắt và buốt, rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, còn có các hiện tượng đau rát vùng kín khi quan hệ, đau ngang thắt lưng, rối loạn tiêu hóa.
3. Bệnh lạc nội mạc tử cung
Mô nội mạc tử cung thường nằm trong tử cung. Bệnh lạc nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra khi các mô nội mạc tử cung được tìm thấy ở bên ngoài tử cung, các bộ phận khác trong cơ thể.
Ngồi lâu, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt, máu kinh không thuận lợi được thải ra ngoài, có thể dẫn đến máu chảy ngược. Một số mô bị bong ra trong thời kỳ máu chảy qua ống dẫn trứng vào các khu vực khác của cơ thể, gây ra lạc nội mạc tử cung.
Nữ giới bị lạc nội mạc tử cung thường có các triệu chứng: đau đớn vào kỳ kinh nguyệt, đau trong và sau khi quan hệ, đau khi đi tiểu, ra máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó là các vấn đề tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, buồn nôn, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.
4. Vô sinh
Ngồi lâu, ít vận động, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt khiến máu kinh chảy ngược vào buồng trứng, có thể dẫn đến u nang buồng trứng. Đây là một trong các "thủ phạm" gây vô sinh hiếm muộn phổ biến.
Đối với những người trong độ tuổi sinh đẻ, ngồi lâu sẽ dồn trọng lượng của phần thân trên xuống vùng bụng dưới, khiến việc lưu thông máu trong khoang chậu không thuận lợi, dẫn đến việc cung cấp máu cho buồng trứng không đầy đủ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Đối với những người đã mang thai lại càng không thể ngồi lâu mà không hoạt động. Không chỉ dễ tăng cân mà xương chậu chịu nhiều áp lực khiến máu ở tử cung lưu thông kém.
Tĩnh mạch đưa máu về tim hoạt động kém, gây phù ở chi dưới. Tử cung mở rộng để nâng đỡ cơ hoành, tạo áp lực trực tiếp đến phổi và dạ dày, gây ra tình trạng khó thở, khó chịu ở dạ dày. Các vấn đề trên không có lợi cho việc mang thai lần tiếp theo.
Bởi vậy, các bạn nữ hãy chú ý đến việc vận động, tránh ngồi lâu một chỗ, đan xen làm việc với nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, để tránh mắc các bệnh phụ khoa, nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ; ngủ đủ giấc, không thức khuya; kết hợp chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng. Đặc biệt, luôn luôn duy trì trạng thái tâm lý thoải mái, vui vẻ; tránh chán nản, căng thẳng trong một thời gian dài.
Nguồn: Sohu, Mayoclinic, Womenshealth/Helino
Bộ phận này càng to, báo hiệu lá gan, tuyến tụy đang dần suy kiệt Rất nhiều người có cân nặng bình thường nhưng phần bụng luôn phình to, ngay cả khi ăn rất ít. Và triệu chứng này tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm sức khỏe, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng trong cơ thể, đặc biệt là nội tạng. Một số người dường như có chân tay và cân nặng rất cân đối trong...