Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt: Nghiêm trọng và ít ai biết
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là một dạng nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt và có thể được cải thiện bằng việc thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc.
Từ 20 – 40% phụ nữ trải qua các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) từ mức độ trung bình đến nặng. Khoảng 3 – 8% trong số các triệu chứng này khiến nữ giới không thể sinh hoạt như bình thường. Các chuyên gia gọi chúng là rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD).
Sự khác biệt giữa hội chứng tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) và hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là các triệu chứng của PMDD rất nghiêm trọng và dễ dàng gây nên tình trạng suy nhược. PMDD bao gồm một tập hợp các triệu chứng về thể chất cũng như tâm lý. Chúng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và đe dọa đến sức khỏe tinh thần của người mắc phải.
Do vậy, PMDD là một tình trạng mạn tính cần điều trị khi xảy ra. Phương pháp điều trị có sẵn bao gồm sửa đổi lối sống và dùng thuốc.
Dấu hiệu hội chứng tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)
Các triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) tương tự như rối loạn tiền kinh nguyệt (PMS) nhưng có phần nghiêm trọng hơn ở mức độ.
Những dấu hiệu PMDD thường xuất hiện trong tuần trước khi kỳ kinh diễn ra và biến mất trong vài ngày đầu sau khi chu kỳ “đèn đỏ” bắt đầu.
Khi phải chịu đựng các triệu chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD), phái nữ thường không thể sinh hoạt như mọi khi. Tình trạng này có thể ảnh hưởng sâu đến mức bạn cảm thấy dường như mình đang biến thành một con người khác.
Một số dấu hiệu của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt gồm:
Đau đầuĐau lưngBốc hỏaNgất xỉuMất ngủMau quênChóng mặtDễ bầm tímMệt mỏi nặngTim đập nhanhThị lực thay đổiGặp vấn đề về hô hấpGiảm ham muốn tình dụcGặp khó khăn khi tập trungKhóc và nhạy cảm hơn bao giờ hếtCo thắt cơ, tê hoặc ngứa ran ở tứ chiHoang tưởng và các vấn đề với hình ảnh bản thânGặp khó khăn khi phải phối hợp nhiều hành động cùng một lúcĐầy bụng, cảm giác thèm ăn tăng lên và đi kèm rối loạn tiêu hóaThay đổi tâm trạng, bao gồm cáu kỉnh, hồi hộp, trầm cảm và lo lắng.
Bên cạnh các triệu chứng điển hình trên, bạn cũng có thể gặp phải những dấu hiệu khác, chẳng hạn như:
Ứ nước: Tình trạng này sẽ dẫn đến đau vú, giảm sản xuất nước tiểu, sưng tay, chân và mắt cá chân hoặc tăng cân tạm thời. Vấn đề về da: Mụn trứng cá, viêm và ngứa…
Hầu hết các triệu chứng trên sẽ dẫn đến trạng thái tâm lý lo lắng.
Nguyên nhân rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)
Hiện nay, nguyên nhân chính xác của PMDD và PMS vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Có ý kiến cho rằng PMDD bắt nguồn từ phản ứng bất thường của não bộ đối với sự dao động của hormone bình thường ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu hụt chất serotonin dẫn truyền thần kinh.
Một số phụ nữ có nhiều nguy cơ gặp phải PMDD nếu từng bị trầm cảm sau sinh, rối loạn tâm trạng hoặc trầm cảm.
Chẩn đoán rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Video đang HOT
Các triệu chứng của PMDD có thể tương tự như các tình trạng khác, vì vậy bác sĩ sẽ cần phải thực hiện kiểm tra thể chất, tìm hiểu tiền sử bệnh và yêu cầu một số xét nghiệm nhất định để loại trừ các tình trạng khác khi chẩn đoán.
Một biểu đồ cũng được sử dụng trong quá trình chẩn đoán để xác định bất kỳ mối tương quan giữa các triệu chứng và chu kỳ kinh nguyệt.
Hướng dẫn từ Sổ tay chẩn đoán và thống kê phiên bản 5 của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) (DSM-V) yêu cầu các triệu chứng của PMDD phải có mặt trong tối thiểu hai chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp trước khi đưa ra lời chẩn đoán chính xác.
Ngoài ra, bệnh nhân cần phải có ít nhất 5 dấu hiệu được liệt kê bên trên kèm theo tối thiểu 1 triệu chứng dưới đây:
Cảm giác buồn bã hoặc vô vọngCảm giác lo lắng hoặc căng thẳngThay đổi tâm trạng, nhạy cảm thất thườngCảm giác tức giận hoặc cáu kỉnhBiện pháp điều trị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Thuốc
Một nhóm thuốc chống trầm cảm mang tên thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) sẽ được kê toa cho những phụ nữ bị PMDD.
Hơn nữa, thuốc giảm đau không kê đơn có thành phần ibuprofen, naproxen hoặc aspirin sẽ giúp giảm đau ngực, chuột rút hoặc những tình trạng khó chịu khác.
Vào năm 2010, FDA đã phê duyệt cho sử dụng thuốc tránh thai có chứa drospirenone và ethinyl estradiol để điều trị PMDD. Bạn có thể trò chuyện với bác sĩ để xác định liệu việc dùng thuốc tránh thai có phù hợp với cơ thể bạn hay không và sử dụng chúng như thế nào nhằm cải thiện triệu chứng bệnh.
Phẫu thuật
Khi phương pháp điều trị dựa trên thuốc không đạt được hiệu quả, việc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có thể được xem xét. Mặc dù cắt bỏ buồng trứng đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng của PMDD, biện pháp này cũng khiến phụ nữ ngừng rụng trứng và bước vào giai đoạn mãn kinh sớm hơn đi kèm với những triệu chứng liên quan.
Do vậy, chọn phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng là một quyết định quan trọng, cần được cân nhắc chu toàn trước khi thực hiện.
Một số chất bổ sung đã được khuyến nghị để điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt:
Magiê oxitChiết xuất Chasteberry (trinh nữ châu Âu)Dầu hoa anh thảoCanxi, vitamin B6, magiê và vitamin E Các biện pháp thay thế khác
Các biện pháp thay thế có thể được áp dụng nhằm giảm nhẹ triệu chứng rối loạn tiền kinh nguyệt PMDD bao gồm:
YogaChâm cứuBấm huyệtKích thích thần kinhGiảm lượng đường, muối, cafein và rượuTăng cường hấp thụ đạm và tinh bột phứcHoạt động nhẹ nhàng trước khi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra một vài ngàyTìm các hoạt động thư giãn giúp giảm căng thẳng, chẳng hạn như đọc sách, xem phim, đi dạo hoặc tắm, trò chuyện với bạn bè, người thân…Các thông tin khác về rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
PMDD ít phổ biến hơn PMS nhưng các triệu chứng nghiêm trọng hơnCác triệu chứng xuất hiện nhiều nhất trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệtCác triệu chứng của PMDD có thể kéo dài cho đến khi mãn kinh.
Theo Hellobacsi.
Đau lưng khi có kinh, mình biết cách trị sẽ khỏi!
Nhiều nàng thường chủ quan để cơn đau lưng kéo dài khi hành kinh vào mỗi tháng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu biết các cách đơn giản tại nhà giúp giảm cơn đau lưng khi có kinh, bạn sẽ đi qua những ngày đèn đỏ nhẹ nhàng hơn đấy.
Khi tìm cách giảm cơn đau lưng khi có kinh, đa số chị em phụ nữ thường lựa chọn những cách an toàn tại nhà để làm giảm cơn đau thay vì dùng các loại thuốc. Nếu bạn cũng đang muốn tìm giải pháp tự nhiên cho chứng đau lưng khi có kinh thì hãy thử áp dụng 11 cách sau đây nhé.
1. Uống nhiều nước
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ không cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp gặp phải tình trạng mỏi mệt, gây co thắt làm đau lưng. Vì thế, bạn nên uống đủ nước một ngày để có thể giảm thiểu chứng co thắt và căng thẳng.
Bạn nên uống từ 1 lít đến 1,5 lít mỗi ngày để giữ ấm và tiếp thêm năng lượng cho cơ thể. Nếu thích thêm chút hương vị cho đồ uống, bạn có thể uống nước trái cây nhưng bạn cần đảm bảo kết hợp uống thêm nước lọc trong suốt cả ngày.
Có một số bằng chứng cho thấy một số loại trà, đặc biệt là trà lá mâm xôi đỏ, có thể giúp bạn giảm bớt chứng đau lưng khi có kinh. Tuy vậy, bạn cũng cần cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để ngăn ngừa mệt mỏi nhé.
2. Nghỉ ngơi hợp lý
Khi cảm thấy đau lưng trong những ngày hành kinh, bạn nên quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn, đặc biệt là chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Bạn không nên làm việc quá sức vì có thể làm cơn đau lưng khi có kinh trở nên nặng và ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể của mình.
Trong trường hợp phải giải quyết lượng công việc quá nhiều ở công sở, bạn hãy dành chút thời gian để cân bằng sức khỏe. Chẳng hạn, bạn có thể dành 2 đến 3 phút để nhắm mắt thư giãn nghỉ ngơi khi tiếp xúc với máy tính hoặc ngồi trước màn hình quá lâu. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập những động tác thể dục nhẹ trong 5 phút giải lao để tĩnh tâm và lấy lại năng lượng cho cơ thể.
3. Tắm bằng nước ấm
Khi bị đau lưng, bạn nên tắm bằng nước ấm sẽ không chỉ làm xoa dịu những cơn đau mà còn giảm thiểu nhiều căng thẳng (stress). Bạn có thể thả mình dưới vòi hoa sen có gắn máy nước nóng hoặc tắm tại phòng xông hơi. Nếu nhà bạn có một chiếc bồn tắm để bạn có thể thả mình thư giãn trong làn nước ấm dễ chịu sẽ còn hữu ích nhiều hơn nữa đấy.
Đặc biệt, bạn hãy đảm bảo nước ấm nằm trong khoảng từ 36 - 40C để làn da của bạn không bị bỏng nhé. Để cẩn trọng hơn, bạn nên kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng muối Epsom pha với nước ấm để ngâm người cũng có tác dụng an thần và giúp giảm đau cơ hiệu quả.
4. Tập yoga nhẹ nhàng
Tập yoga nhẹ nhàng sẽ giúp bạn giảm co thắt và thư giãn hơn. Bạn có thể thực hiện các loại yoga điển hình như yoga phục hồi giúp nuôi dưỡng cơ thể ở trạng thái yên lặng và yoga mang tính liên kết sẽ giúp liên kết các mô cũng như dây chằng hiệu quả.
Nếu không có thời gian để tham gia một buổi tập yoga đầy đủ, bạn hãy dành thời gian để tập động tác yoga có tên là chó úp mặt theo kiểu hướng xuống dưới trong 10 lần hít vào và thở ra. Để thực hiện động tác này, bạn đứng ở tư thế thẳng người, duỗi thẳng tay và từ từ hạ thân người xuống để tay chống trên mặt sàn sao cho hai bàn tay, đầu, lưng và mông tạo thành một đường thẳng. Trong lúc tập, bạn nên giữ thẳng tay, thẳng lưng và thẳng chân để phát huy hết tác dụng của bài tập. Bạn có thể kiểm tra nếu thân người bạn tạo thành một chữ V ngược thì có nghĩa bạn đã tập đúng động tác.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi thực hiện động tác theo kiểu chó úp mặt, bạn có thể thực hiện động tác này bằng cách duỗi thẳng tay chạm vào các ngón chân ở tư thế ngồi trong 10 nhịp thở cũng cho những tác dụng tương tự.
5. Thực hành hít thở sâu
Hít thở sâu sẽ tiếp thêm sinh lực cho bạn và có thể giúp làm tan sự căng cứng ở cơ lưng và tử cung của bạn. Hơn thế nữa, việc tập trung vào hơi thở sâu còn giúp bạn đối phó với các triệu chứng đau bụng kinh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Bên cạnh đó, hít thở cũng giúp cơ thể bạn phân phối oxy đến cơ thể và hỗ trợ giảm bớt chứng co thắt và đau lưng khi có kinh. Bạn hãy hít vào và thở ra hoàn toàn để tạo điều kiện cân bằng qua mũi của bạn. Ví dụ, bạn có thể hít vào 4 nhịp thở, giữ trong 2 lần đếm và sau đó thở ra hoàn toàn trong 4 nhịp thở. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi số lượng tùy theo khả năng của mình.
Trong khi hít thở, bạn hãy ngồi thẳng và ngả vai ra sau để tận dụng tối đa hơi thở của mình. Bạn hãy hít thở chậm và đều bằng cách tập trung từ dạ dày kéo đến bụng để mở rộng phổi và lồng xương sườn.
6. Massage thư giãn
Hiện tượng co thắt gây ra một sự thay đổi vật lý ở cơ lưng. Khi bạn biết cách massage lưng có thể loại bỏ sự co thắt, căng cơ và mỏi nhức để cơ bắp của bạn cảm thấy thư giãn hơn phần nào. Bạn có thể tìm đến các spa để được hỗ trợ massage vùng lưng giúp thoải mái hơn.
Trong trường hợp nếu bạn không thể đến một nhà trị liệu massage chuyên nghiệp, bạn hãy thử tự xoa bóp tại nhà với những bài tập đơn giản cho chính mình nhé.
7. Chườm nóng lưng
Cách sử dụng liệu pháp nhiệt trên phần đau mỏi ở cơ lưng có thể làm thư giãn cơ co bóp và làm giảm đau nhanh chóng. Có nhiều loại lựa chọn khác nhau cho liệu pháp nhiệt bao gồm miếng đệm sưởi và chà bằng chai nước nóng. Nhìn chung, hai cách này đều có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và cơn đau của bạn trong giây lát.
Khi thực hiện phương pháp chườm nóng tại nhà, bạn hãy lấy chai nước không và đổ đầy chai với nước nóng hoặc lấy một miếng đệm nóng. Sau đó, bạn đặt nó lên lưng của bạn rồi chườm nóng lưng từ 15 đến 20 phút.
Ngoài ra, các miếng chà hoặc miếng dán nóng cũng có thể giảm thiểu căng thẳng và giúp thư giãn cơ bắp đang co thắt. Với những sản phẩm này, bạn có thể mua tại hầu hết các hiệu thuốc uy tín trên toàn quốc.
8. Tập duỗi lưng
Nếu bạn bị đau ở lưng, hãy chú ý duỗi thẳng cơ lưng dưới. Bạn có thể thực hiện duỗi cơ lưng dưới bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, bạn cần nằm thẳng trên mặt đất và gập đầu gối vào ngực để duỗi cơ lưng dưới. Nếu bạn không thể nằm xuống, bạn có thể thực hiện một động tác tương tự để giảm đau lưng dưới bằng cách đơn giản là cúi về phía trước và chạm tay vào ngón chân của mình.
Thế nhưng bạn cũng đừng ép bản thân phải duỗi lưng nếu điều đó không thể. Bạn nên giữ lưng nhẹ nhàng trong tư thế dễ dàng thực hiện quá trình căng giãn. Lưu ý là bạn chỉ tăng độ căng khi cơn mỏi cơ đã chấm dứt nhé.
9. Tránh các chất kích thích
Trong quá trình hành kinh, bạn tuyệt đối tránh dùng các chất kích thích như caffeine, rượu và thuốc lá. Hãy cố gắng giảm lượng caffeine bạn tiêu thụ và tránh xa rượu, thuốc lá nếu có thể để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.
Bạn cũng nên hạn chế lượng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ trong thời gian đau lưng khi có kinh để giúp làm giảm bớt các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng nên giảm tiêu thụ thực phẩm có chứa chất ngọt nhân tạo như chocolate và bánh kẹo.
Đặc biệt, bạn không nên uống đồ uống có cồn trong thời gian này. Chúng có thể làm co mạch máu, khiến bạn mất nước và cảm thấy mệt mỏi hơn.
Bạn cần tránh thuốc lá và hít phải khói thuốc trong nhà hay nơi công cộng nhiều nhất có thể để làm giảm cơn đau lưng hiệu quả.
10. Đi dạo thư giãn
Thói quen đi bộ không chỉ giúp giãn cơ thông qua chuyển động mà còn giúp bạn giảm bớt các cơn đau nhói và căng thẳng. Bạn nên bước đi nhẹ nhàng để không làm các cơ căng thẳng hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp xoay nhẹ cánh tay và sải bước chân dài trong quá trình đi bộ để có được lợi ích giãn cơ nhé!
11. Bổ sung dưỡng chất
Các nhà nghiên cứu cho biết phụ nữ sẽ giảm thiểu những triệu chứng đau lưng khi có kinh với các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể qua chế độ ăn uống như kali, canxi và magie.
Bạn có thể cung cấp magie từ gạo lứt, hạnh nhân và bơ. Trong khi đó, chuối và cam là một nguồn giàu kali nên sẽ tốt cho cơ thể trong thời kỳ này. Mặt khác, các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai và các loại rau xanh đậm như rau chân vịt sẽ là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho hoạt động của cơ thể.
Nhờ biết cách giúp làm giảm cơn đau lưng khi có kinh, bạn sẽ giảm thiểu cảm giác mệt mỏi vào ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo y kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào để bảo vệ sức khỏe của mình cách tốt nhất nhé.
Theo Hellobacsi
7 lý do bất ngờ khiến tinh dịch tự chảy ra Tinh dịch có thể rò rỉ ra khỏi dương vật do kích thích tình dục, tác dụng phụ của thuốc hay do các bệnh nguy hiểm. Bạn cần tìm đúng nguyên nhân mới có thể cải thiện tình trạng tinh dịch tự chảy ra. Tình trạng rò rỉ tinh dịch là khi tinh dịch tự chảy ra khỏi dương vật dù nam giới...