Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Kinh nguyệt liên quan mật thiết đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Những bất thường nào ở kỳ “đèn đỏ” cũng có thể xem là dấu hiệu cảnh báo rất nguy hại đối với sức khỏe.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra ở tuổi dậy thì và độ tuổi tiền mãn kinh (Ảnh minh họa)
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp của chị em phụ nữ ở độ tuổi dậy thì và tiền mãn kinh. Đây là hiện tượng kinh nguyệt không đều kèm theo những biểu hiện thất thường như: màu sắc, số lượng máu kinh… Rối loạn kinh nguyệt có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, có thể do nội tiết, có thể tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ, đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi điều kiện sống môi trường sống.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Nếu tình trạng bệnh kéo dài rất có thể cơ thể bạn sẽ vướng phải những rắc rối sau đây:
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản
Rối loạn kinh nguyệt cũng là một trong những biểu hiện của các bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, u nang buồng trứng,… Bệnh này đôi khi làm cho vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ dễ nhiễm khuẩn và dẫn đến mắc một số bệnh phụ khoa. Khi cơ thể mắc bệnh phụ khoa nếu không điều trị kịp thời rất dễ chuyển biến thành bệnh ác tính và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản.
Rối loạn kinh nguyệt làm tăng nguy cơ vô sinh
Video đang HOT
Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của sự bất thường về sinh lý của chị em phụ nữ, làm tăng nguy cơ hiếm muộn, thậm chí là vô sinh. Khi mắc chứng rối loạn kinh nguyệt sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều, dẫn tới khó khăn trong việc tính ngày rụng trứng, làm giảm khả năng thụ thai.
Bạn có thể khó mang thai hơn nếu bạn có chu kỳ bất thường vì thời điểm rụng trứng không thường xuyên, hoặc do viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung.
Rối loạn kinh nguyệt hưởng đến nhan sắc
Estrogen và Progesteron chính là 2 hocmon đóng vai trò cội nguồn sắc đẹp của phái nữ. Do đó, việc rối loạn các hormone này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc và sự tươi trẻ của phái đẹp, làm khí huyết lưu thông kém khiến da kém mịn màng, xanh xao trông thiếu sức sống và xuống sắc. Ngoài ra còn khiến chị em dễ cáu gắt, nóng tính, cáu bẳn hơn bình thường.
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng không nhỏ đến nhan sắc của chị em phụ nữ (Ảnh minh họa)
Rối loạn kinh nguyệt gây thiếu máu
Chảy máu kinh nguyệt nhiều là nguyên nhân khiến cơ thể chị em phụ nữ bị thiếu máu. Lượng kinh ra nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, tim loạn nhịp, thở gấp… Trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của bạn.
Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
Bạn hoàn toàn có thể khắc phụ và trị chứng rối loạn kinh nguyệt bằng các biện pháp sau đây:
Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp
Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cho hợp giờ giấc và bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể được điều tiết về trạng thái cân bằng, sinh lý cơ thể sẽ trở về bình thường do đó điều trị rối loạn kinh nguyệt có hiệu quả.
Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
Sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên sẽ làm thay đổi nồng độ hooc môn trong cơ thể. Khi hooc môn bị mất cân bằng, trứng sẽ không rụng gây chậm kinh và rối loạn kinh nguyệt.
Giữ tinh thần thoải mái
Khi cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress… cũng có thể gây ra tình trọng rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy bạn hay giữ cho tinh thần thoải mái, tâm sinh lý ổn định là điều cần thiết và hiệu quả để điều trị rối loạn kinh nguyệt.
Cách Ăn Uống Điều Hòa Kinh Nguyệt
Cân bằng hormone trong cơ thể chính là chìa khóa để điều trị rối loạn kinh nguyệt và ăn uống đúng cách là một trong những cách điều hòa kinh nguyệt hiệu quả và lành mạnh nhất.
Bài viết dưới đây sẽ đưa ra gợi ý ăn gì để điều hoà kinh nguyệt hay một số loại thực phẩm mà bạn gái nên đưa vào chế độ dinh dưỡng của mình.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, protein và vitamin B - những dưỡng chất giúp cân bằng hormone và giảm các triệu chứng kinh nguyệt. Tuy nhiên, các thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao, chẳng hạn như bánh mì trắng và bánh kẹo, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng kinh nguyệt. Chúng cũng cản trở việc kiểm soát lượng đường huyết và ảnh hưởng đến tâm trạng. Bạn gái hãy hạn chế các thực phẩm này và tập trung vào các loại ngũ cốc nguyên hạt như hạt diêm mạch, lúa mạch, gạo lức và yến mạch.
Cá béo
Các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá trích cung cấp một lượng protein và chất béo lành mạnh. Chúng được xem là một cách điều hòa kinh nguyệt cực kỳ hữu hiệu vì khả năng cân bằng hormone trong cơ thể. Là nguồn cung cấp chất béo omega-3 hàng đầu, cá béo giúp giảm tình trạng viêm, từ đó làm giảm các cơn đau bụng kinh. Để có kết quả tốt nhất, bạn gái hãy thay thế các nguồn protein giàu chất béo bão hòa như thịt đỏ, thịt gia cầm và pho mát bằng các loại cá béo.
Hạt lanh
Hạt lanh là loại thực vật hàng đầu cung cấp chất béo omega-3 và các chất xơ. Hạt lanh cũng chứa lignan - các hợp chất tự nhiên giúp cân bằng hormone, bao gồm estrogen. Một cách điều hòa kinh nguyệt mà bạn gái nên làm theo là bổ sung hạt lanh vào các thực phẩm lành mạnh khác, như sinh tố, muffins nguyên hạt hoặc ngũ cốc.
Trái cây và rau củ
Hấp thu đầy đủ các chất chống oxy hoá, vitamin C và beta-carotene cũng rất quan trọng để cải thiện sự cân bằng hormone và điều hòa kinh nguyệt. Trái cây và rau củ cung cấp một lượng đáng kể chất dinh dưỡng cùng với chất xơ. Tuy nhiên, bạn gái không nên uống các loại nước trái cây có bổ sung chất làm ngọt vì chúng có chỉ số đường huyết cao. Thay vào đó, bạn hãy đưa vào chế độ dinh dưỡng các loại trái cây và rau củ tươi sống hoặc đông lạnh. Để bổ sung beta-carotene, bạn gái nên ăn khoai lang, cà rốt, dưa lướt, xoài và ớt ngọt. Các nguồn vitamin C dồi dào bao gồm ớt chuông đỏ, trái cây họ cam chanh, bông cải xanh, dâu tây và bắp cải.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn gái biết cách ăn gì để điều hòa kinh nguyệt rồi nhé!
Theo Girlspace
Cảnh báo các dấu hiệu suy giảm estrogen ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh không chỉ có dấu hiệu khác thường về chu kỳ kinh nguyệt, tính cách thay đổi mà còn xuất hiện các dấu hiệu suy giảm estrogen. Tình trạng này hoàn toàn có thể phát hiện sớm thông qua những biểu hiện bên ngoài mà chúng ta ít để ý đến. 1. Suy giảm estrogen -...