Rối loạn khuẩn đường ruột gây hại đến sức khỏe, chị em làm gì để cải thiện?
Rối loạn khuẩn đường ruột có thể gây nhiều bệnh tật liên quan. Chị em nên chú ý vấn đề tăng cường sức khỏe đường ruột cho bản thân và gia đình nhé.
Rối loạn khuẩn đường ruột có thể gây tác hại như thế nào đến sức khỏe của bạn?
Ảnh hưởng tâm lý người bệnh
Nhiều người nghĩ rằng vấn đề đường ruột chỉ tác động đến sức khỏe thể chất nhưng thực tế, trạng thái của các vi sinh vật bên trong đường ruột còn có thể thông qua dây thần kinh phế vị và thần kinh ruột truyền đến não bộ, từ đó ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lý con người.
Nghiên cứu cho thấy: Rối loạn khuẩn đường ruột hoặc bị thiếu hụt lợi khuẩn nào đó sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm hơn so với người khỏe mạnh bình thường. Có thể thấy được sức khỏe đường ruột cần quan tâm đúng mực hơn để bạn có cuộc sống khỏe mạnh và đầy sức sống.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo: Điều chỉnh các nhóm vi khuẩn trong đường ruột ở mức cân bằng và hợp lý có thể cải thiện tình hình ở bệnh nhân suy tim. Ngoài ra, các trường hợp chướng khí, biếng ăn, phù thủng v.v… cũng được giảm nhẹ. Vì vậy, sức khỏe đường ruột không chỉ ảnh hưởng hệ tiêu hóa mà còn liên quan đến tim, mạch máu.
Gây các chứng viêm
Khi môi trường vi khuẩn trong ruột bị mất cân bằng, các nhóm khuẩn gây bệnh có thể phá vỡ tính ổn định của niêm mạc, làm suy yếu tác dụng bảo vệ của “tấm chắn” tự nhiên này, dẫn đến cơ thể sinh ra phản ứng viêm như một tín hiệu cảnh báo, lâu ngày gây ra viêm dạ dày, viêm đường ruột mãn tính.
Ngoài ra, rối loạn khuẩn đường ruột còn ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, hệ quả là gây hại cho sức khỏe toàn thân. Bạn dễ bị thiếu chất và phát sinh nhiều bệnh tật.
Ảnh hưởng đến chức năng não bộ
Video đang HOT
Hệ thần kinh não bộ có mối tương quan với hệ thống miễn dịch và nội tiết. Cụ thể là não có thể điều tiết tính thẩm thấu của đường ruột, ảnh hưởng các nhóm khuẩn bên trong hệ tiêu hóa.
Ngược lại, hệ thống vi khuẩn ở ruột có thể phóng thích nội tiết bên trong, chất này giống như con đường lưu thông giữa ruột và bộ não, cho nên cũng tác động đến chức năng của não.
Chị em nên làm gì để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và cải thiện cân bằng khuẩn đường ruột?
Cho đường ruột có thời gian nghỉ ngơi
Chị em dù bận rộn thế nào cũng nên chú ý kiểm soát thời gian ăn uống cũng như lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Bên cạnh tập thói quen ăn đúng giờ thì khoảng thời gian giữa hai bữa chính nên hạn chế ăn thêm bữa phụ quá tải. Thời điểm này là lúc chức năng đường ruột có cơ hội điều chỉnh và phục hồi cũng như tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Bên cạnh đó, lúc bạn ngủ cũng là lúc đường ruột giảm bớt gánh nặng, vì vậy bữa ăn tối nên hoàn thành trước 20 giờ là lý tưởng nhất, vừa giúp ổn định hệ tiêu hóa vừa không ảnh hưởng giấc ngủ. Ngoài ra, mỗi bữa chỉ ăn no 7 phần cũng có lợi cho sức khỏe đường ruột, dạ dày.
Ăn chậm, nhai kỹ
Thói quen ăn chậm, nhai kỹ có thể khiến nước bọt ở khoang miệng tăng cường khả năng dung hợp với thức ăn, giảm áp lực cho quá trình tiêu hóa, hấp thu bên trong, đồng thời còn có lợi để nâng cao cảm giác no, giúp bạn hạn chế lượng thức ăn đưa vào cơ thể.
Một ly nước ấm sau khi vừa ngủ dậy
Sáng sớm khi vừa ngủ dậy, bạn nên uống một ly nước ấm rồi mới vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Thói quen này không những có lợi cho vấn đề đại tiện mà còn có hiệu quả làm sạch “rác” trong ruột, ngăn ngừa chứng táo bón và hạn chế tình trạng rối loạn khuẩn đường ruột.
Vận động thể chất hợp lý
Chị em nên căn cứ tình trạng sức khỏe mà lựa chọn môn thể dục thể thao phù hợp. Mỗi ngày cần dành ít nhất 30 phút để vận động cơ thể, thúc đẩy nhu động ruột, giảm táo bón và tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.
Bổ sung thực phẩm có lợi cho ruột
Một số thực phẩm có tác dụng bảo vệ đường ruột mà chị em có thể lựa chọn như rong biển, mộc nhĩ đen, sữa chua v.v… Ngoài ra, tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây để cơ thể có đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất, giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
3 loại "gạo độc" ăn vào hại sức khỏe, gây ung thư và nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể
Gạo là loại lương thực phổ biến nhất đối với tất cả chúng ta, tuy nhiên, có 3 loại gạo tuyệt đối đừng nên ăn nếu không muốn mắc ung thư và nhiều bệnh khác.
Ngày thường, chúng ta thường ăn gạo như một loại lương thực chính, bên cạnh đó, con người còn tiêu thụ vô số các sản phẩm từ gạo. Chẳng hạn như gạo được ủ thành rượu hoặc làm một số món tráng miệng... Do đó, yếu tố chất lượng của loại gạo chúng ta tiêu thụ hàng ngày luôn được đặt lên hàng đầu.
Dưới đây là 3 loại gạo độc bạn tuyệt đối đừng nên ăn, chúng không những không nuôi dưỡng sức khỏe mà còn gây ung thư và nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác cho cơ thể.
1. Gạo mốc
Theo quan điểm của người xưa, gạo mốc chỉ là có vết nấm mốc trên bề mặt thôi, sau khi lau sạch vẫn có thể ăn được bình thường. Tuy nhiên, bề mặt gạo sạch nấm mốc không có nghĩa là gạo không còn độc hại cho cơ thể con người. Nấm mốc của gạo là do nấm aspergillus flavus đã phát triển trong đó, việc loại bỏ nó khỏi gạo gần như là không thể, kể cả được nấu nướng ở nhiệt độ cao.
Aspergillus flavus sẽ tạo ra độc tố aflatoxin, không chỉ có thể gây chết gia cầm, gia súc mà còn gây ung thư cho cơ thể người với lượng nhỏ, với lượng lớn thì nguy cơ tử vong là rất cao. Nếu không may ăn phải, nấm mốc sẽ gây hại trực tiếp đến ruột và dạ dày, gan thận của bạn, rất có hại cho sức khỏe của cơ thể.
2. Gạo mốc tẩy trắng và gạo sáp
Gạo mốc có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường với những vệt, đốm màu xanh đen hoặc tím khá nổi bật trên nền gạo trắng. Tuy nhiên, gạo mốc tẩy trắng và gạo sáp lại không đơn giản như thế.
Giống như gạo bình thường, gạo mốc đã được tẩy trắng và tẩm sáp trên thị trường, bề ngoài nó trông rất hoàn hảo, thậm chí cho người ta cảm giác loại gạo đó rất an toàn. Đặc biệt là giới trẻ, họ thích sử dụng những loại gạo có vẻ ngoài đẹp, trắng tinh.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ loại gạo này sẽ đe dọa đến gan của con người, bởi thực tế độc tố aflatoxin là chất gây ung thư được Tổ chức Y tế Thế giới xác nhận là không thể loại bỏ dù được bào mòn lớp bên ngoài hay xử lý qua nhiệt độ cao.
Trong khi đó, parafin lỏng được sử dụng để làm sáp gạo có nguồn gốc từ các sản phẩm phân đoạn của các hợp chất dầu mỏ, có thể gây kích ứng mạnh cho ruột và dạ dày của con người. Tiêu thụ lâu dài có thể gây khó chịu cho dạ dày và các triệu chứng như viêm dạ dày, đường ruột.
Do đó, tốt nhất khi đi mua gạo, bạn đừng nên chọn các loại gạo có vẻ ngoài quá bóng bẩy, trắng tinh bởi cũng giống như con người, các hạt gạo đâu thể "mười phân vẹn mười".
3. Gạo tẩm hương liệu
Gạo có mùi thơm khi được nấu lên luôn là loại gạo yêu thích của nhiều gia đình, bắt nguồn từ thực tế đó, nhiều cơ sở sản xuất kém uy tín đã tẩm thêm các loại phụ gia, hương liệu để gạo có mùi thơm hơn.
Tuy nhiên, chúng ta phải biết rằng hương liệu là một chất hóa học tổng hợp, tác hại của nó là không thể phủ nhận, nếu tiêu thụ quá nhiều cũng sẽ gây hại cho gan và thận.
Để tránh gặp phải loại gạo này, khi đi chọn mua gạo, bạn có thể bốc một nắm gạo lên đưa gần mũi để ngửi, nếu gạo có mùi thơm lạ hoặc sau khi bỏ gạo xuống mà tay bạn vẫn còn thoang thoảng mùi thơm lạ đó thì tốt nhất đừng nên mua. Gạo thơm "xịn" là loại gạo có mùi thơm nhẹ nhàng, tươi mát, có cảm giác như vị ngọt thanh.
5 điều cấm kỵ, dễ gây đột tử khi uống bia trong mùa nóng Bia là thức uống giải khát yêu thích của mọi người, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo nên tránh những điều sau để không ảnh hưởng tới sức khỏe. Không nên dùng bia để lạm dụng cơn khát Theo các chuyên gia y tế, uống bia giúp đem lại cảm giác mát mẻ nhưng khi đi vào cơ thể nó kích thích...