Rối loạn giới tính ở trẻ, vì sao?
Sinh một đứa con, cha mẹ làm giấy khai sinh là con gái, nhưng sau một vài năm, đứa trẻ ấy lại được bác sĩ khẳng định là con trai. Tại sao lại có sự nhập nhằng về giới tính như vậy?
Sự “nhập nhằng” giới tính ở trẻ đã có ngay khi trẻ còn trong bào thai. Suốt 6 tuần đầu của thai kỳ, cơ quan sinh dục trong và ngoài của nam và nữ không khác nhau. Tuyến sinh dục chưa biệt hóa. Sự biệt hóa giới tính phải trải qua 3 bước: thành lập nhiễm sắc thể giới tính khi thụ tinh, từ đó quyết định sự phát triển của tuyến sinh dục chưa biệt hóa thành tinh hoàn hay buồng trứng và sự biệt hóa tiếp theo của những cơ quan bên trong và bộ phận sinh dục ngoài là do nội tiết tố tương ứng.
Rối loạn biệt hóa giới tính sẽ tiến triển dưới 3 hình thức, đó là: rối loạn nhiễm sắc thể giới tính (xảy ra khi số lượng hay hình dạng nhiễm sắc thể X hoặc Y bất thường); rối loạn tuyến sinh dục là những rối loạn biệt hóa của tuyến sinh dục mà không có bất thường về nhiễm sắc thể; rối loạn hình thái, bộ phận sinh dục ngoài không hoàn toàn giống nam, cũng không hoàn toàn giống nữ, hoặc cá thể có bộ phận sinh dục trong của cả nam và nữ: nữ lưỡng giới giả, nam lưỡng giới giả.
Lưỡng tính giả ở nữ: Là một hình thái của bộ phận sinh dục không rõ ràng do sự nam hóa bộ phận sinh dục ngoài ở một bào thai giới nữ do thai bị cường androgen trong thời gian sống trong tử cung. Những trẻ này có nhiễm sắc thể 46XX.
Lưỡng tính giả ở nam: Là các trường hợp bộ phận sinh dục không rõ ràng bên ngoài ở những trẻ có giới tính di truyền là nam 46XY, do sự thiếu hụt hormon DHT nên cơ quan sinh dục ngoài bị ức chế không phát triển theo hướng nam.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, chính testosteron đã in dấu ấn lên não thai nhi và có vai trò hướng giới tính sau này. Bằng chứng là các bé gái bị hội chứng cường tuyến thượng thận bẩm sinh thường có biểu hiện nam tính nhiều hơn các trẻ gái khác. Các trẻ này có xu hướng đồng tính hoặc quan hệ tình dục với cả hai giới. Do vậy, có thể kết luận, nội tiết đóng vai trò quan trọng trong hình thành giới tính.
Hiện tại, với sự phát triển của y học, đặc biệt là sự chăm sóc sức khỏe thai nhi, có thể phát hiện những bất thường bẩm sinh của trẻ, giúp tầm soát những rối loạn giới tính cũng như tư vấn cho các cặp vợ chồng. Quá trình theo dõi để phát hiện những bất thường cơ quan sinh dục ở trẻ từ khi trẻ mới sinh ra cho đến quá trình dậy thì cần được thực hiện bởi các bác sĩ và người trong gia đình. Vai trò của bố mẹ và người thân đóng vai trò rất quan trọng. Phụ huynh hãy làm bạn với trẻ bởi những bất thường về ngoại hình cũng như bất thường về cấu trúc cơ quan sinh dục thể hiện rất nhiều qua tâm sinh lý trẻ.
Tự nhận biết dấu hiệu khí hư bất thường
Khí hư bất thường là nguyên nhân khiến nhiều chị em cảm thấy lo lắng.Quan sát sự thay đổi của khí hư chính là biện pháp giúp chị em nhận biết sức khỏe của bản thân.
Tự nhận biết dấu hiệu khí hư bất thường
Khí hư là gì?
Video đang HOT
Khí hư hay dịch tiết âm đạo là chất dịch chỉ có ở phụ nữ, được tiết ra từ các tuyến bên trong âm đạo và cổ tử cung. Khí hư đóng vai trò là chất bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường pH nhằm hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Khí hư cũng tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng dễ dàng bơi sâu vào vòi trứng kết hợp với trứng để thụ thai.
Lượng khí hư tiết ra mỗi ngày ở mỗi người là khác nhau. Có những người lượng khí hư tiết ra 1 ngày nhiều nhưng cũng có những người lượng khí hư hầu như không có.
Theo dõi khí hư hàng ngày là cách hữu hiệu để tự nhận biết sức khỏe của bản thân
Thế nào là khí hư bình thường?
Khí hư bình thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng hoặc có thể hơi ngả vàng, không có mùi hoặc mùi tanh nhẹ, không gây ngứa. Số lượng và tính chất của khí hư sinh lý thay đổi tùy theo từng độ tuổi, giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt cũng như những thời điểm đặc biệt của người phụ nữ.
Khí hư thay đổi thường xuyên theo chu kỳ kinh nguyệt:
Ở giai đoạn trước và sau khi trứng rụng thì khí hư thường ít và không dai. Còn khoảng thời gian giữa chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là trước thời điểm rụng trứng 12-24 giờ lượng estrogen cơ thể tăng lên, dịch tiết ra nhiều, vì thế khiến phụ nữ cảm thấy ẩm ướt, khó chịu ở cửa mình. Ở thời điểm rụng trứng, khí hư thường ra nhiều, loãng và dai. Khí hư ở giai đoạn này có độ dai có thể kéo dài ra được.
Lượng khí hư cũng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của người phụ nữ:
Khí hư được hình thành do tác dụng của nội tiết tố nữ estrogen, lượng tiết nhiều hay ít ở mỗi người phụ nữ các độ tuổi vì thế mà khác nhau. Ở các bé gái, hệ thống sinh dục chưa phát triển đầy đủ, nhìn chung trong âm đạo thường không có nội tiết nên không có khí hư.
Bước đến tuổi dậy thì: buồng trứng dần phát triển hoàn thiện hơn, tiết ra chất kích thích khiến hệ thống sinh dục sản sinh ra nội tiết tố, vì thế mới có khí hư Đến tuổi trưởng thành: buồng trứng phát triển hoàn thiện nên hàng tháng đều tiết ra lượng estrogen và progesteron, vì thế khí hư xuất hiện và thay đổi theo chu kỳ, tùy vào hàm lượng tiết ra của estrogen nhiều hay ít. Sau khi hết đợt hành kinh, bạn có thể thấy không có dịch tiết âm đạo, khô ở cửa mình. Do đó, trong khoảng thời gian này, nếu thấy dịch tiết âm đạo ra nhiều mà không kèm theo mùi hôi, ngứa cửa mình thì không cần quá lo lắng. Sau khi rụng trứng, lượng estrogen giảm, lượng progesteron tăng lên, vì thế ức chế tiết ra chất nhầy cổ tử cung, khiến khí hư mất đi độ ướt, trở nên đặc dính. Tới thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh: do sự suy giảm của nồng độ estrogen, khí hư sẽ tiết ít hơn hẳn so với những giai đoạn trước. Bởi vậy, từ thời gian này trở đi, phụ nữ rất dễ bị khô âm đạo.
Sự thay đổi của khí hư ở người phụ nữ theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
Thế nào là khí hư bất thường?
Sự thay đổi đầu tiên và dễ nhận biết nhất của khí hư bất thường, cảnh báo tình trạng sức khỏe phụ khoa gặp vấn đề đó là việc tăng lượng dịch tiết (khí hư ra nhiều) cùng những thay đổi về màu sắc, mùi hay tính chất. Một số trường hợp còn có thể kèm theo các triệu chứng bất thường phổ biến khác như vùng kín bị kích thích, ngứa hay nóng rát xung quanh âm đạo.
1. Khí hư tiết ra nhiều, có màu trắng, hoặc đặc giống phô mai
Tình trạng: Nhiễm nấm âm đạo. Triệu chứng kèm theo: Âm đạo, âm hộ có tình trạng ngứa, nóng rát, đau nhức hoặc đau. Một số bệnh nhân có thể đau khi quan hệ, tiểu tiện cùng với hiện tượng đỏ, sưng vùng kín, âm hộ.V iệc cần làm: Liên hệ ngay với các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Khí hư ra nhiều, màu trắng đục có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo
2. Khí hư chuyển màu: Trắng, vàng hoặc xám
Tình trạng: Viêm âm đạo do vi khuẩn. Triệu chứng kèm theo: Vùng kín có mùi tanh, ngứa và sưng. Việc cần làm: Nên thăm khám và điều trị sớm. Nếu chủ quan có thể lây lan, biến chứng sang nhiều cơ quan khác như vòi trứng, tử cung..
3. Khí hư chuyển màu: Vàng hoặc xanh, đặc.
Tình trạng: Nhiễm trùng roi Trichomonas. Triệu chứng kèm theo: Mùi hôi. Việc cần làm: Liên hệ với bác sĩ sản phụ khoa để khám chữa trong thời gian sớm nhất.
4. Khí hư chuyển màu: Nâu hoặc đẫm máu
Tình trạng: Kinh nguyệt không đều hoặc do các bệnh lý liên quan đến tử cung, buồng trứng gây ra. Triệu chứng kèm theo: Đau vùng chậu hoặc chảy máu âm đạo. Việc cần làm: Tìm tới cơ sở y tế chuyên khoa sớm nhất để tránh những ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản. 5.
Khí hư chuyển màu: Vàng, xanh nõn chuối
Tình trạng: Bệnh lậu. Triệu chứng kèm theo: Đau vùng xương chậu, nước tiểu có lẫn máu, mủ. Việc cần làm: Nên sớm nói chuyện với chuyên gia y tế để được điều trị đúng cách.
Khí hư kèm máu là biểu hiện của các bệnh lý vùng cổ tử cung
Khí hư như thế nào thì cần đi khám và điều trị?
Vì tình trạng khí hư ở mỗi phụ nữ là không giống nhau nên người phụ nữ cần chú ý đến dịch tiết âm đạo của mình. Hãy học cách nhận ra điều gì là bình thường và điều gì là dấu hiệu cho thấy đang có vấn đề sức khỏe cần lưu tâm. Đặc biệt là nếu có các triệu chứng khác xuất hiện cùng lúc như: đau, ngứa, tiểu buốt, tiểu rắt..
Phụ nữ nên chủ động vệ sinh bộ phận sinh dục bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và nước ấm có thể giúp làm giảm mùi hôi. Đối với nhiễm trùng nấm men thì dùng thuốc diệt nấm có thể giúp giảm ngứa và các triệu chứng khác. Để tránh gây kích ứng thêm, tốt nhất là nên tránh thụt rửa, tránh xà phòng thơm và thuốc xịt vệ sinh.
Sử dụng sản phẩm Đông y thế hệ 2 hỗ trợ sản sinh estrogen một cách tự nhiên
Việc dùng estrogen tổng hợp thường gây ra nhiều tác dụng phụ, bổ sung estrogen thực vật lại không có hiệu quả lâu dài. Chính vì vậy, dùng sản phẩm thảo dược giúp bổ sung một phytoestrogen vào cơ thể, đồng thời tác động trực tiếp lên buồng trứng, nuôi dưỡng buồng trứng khỏe mạnh, giúp hỗ trợ cơ thể sản sinh estrogen tự nhiên được nhiều chuyên gia và đông đảo phụ nữ đánh giá cao.
Nồng độ hormone được duy trì ổn định giúp giảm thiểu tối đa các tình trạng bệnh do thiếu hụt estrogen. Hiện bài thuốc gia truyền này đã được chuyển giao cho Công ty Nhất Nhất sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP-WHO với nguồn nguyên liệu thảo dược được kiểm duyệt gắt gao, tạo nên sản phẩm Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội, phù hợp cho việc sử dụng lâu dài.
Đồng Hải
Que thử thai để lâu lên 2 vạch là có thai hay không? Tâm lý mong muốn làm mẹ nên các chị em thường hết sức trông chờ vào kết quả que thử thai. Nhưng nếu que thử thai để lâu lên 2 vạch có được xem là có thai hay không? Băn khoăn của nhiều phụ nữ "Que thử thai để lâu lên 2 vạch là có thai hay không?" Que thử thai để lâu...