Rối loạn chu kỳ rụng trứng vì thức khuya
Những người phụ nữ thường làm việc vào ban đêm nhiều hơn ban ngày có nguy cơ ung thư gấp 1,5 lần so với phụ nữ làm việc theo tiến trình bình thường.
Thức khuya không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, tinh thần, vấn đề tuổi tác mà còn kéo theo nhiều bệnh tật. Đặc biệt đối với phụ nữ, việc phá vỡ đồng hồ sinh học dẫn đến những thay đổi nghiêm trọng trong nội tiết.
Phụ nữ thức khuya trong một thời gian dài sẽ thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể, khiến cơ thể rối loạn nhịp điệu cuộc sống. Rối loạn này sẽ dẫn đến một loạt các rối loạn chức năng nội tiết, do đó ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng của phụ nữ. Một khi các chu kỳ rụng trứng bị gián đoạn, thì tình trạng kinh nguyệt không đều có thể xảy ra, dẫn đến sự mất cân bằng progesterone.
Nếu lỡ thức khuya thì bạn nên ngủ bù hoặc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi vào ngày hôm sau để đồng hồ sinh học có thể điều chỉnh.
Các chuyên gia của trường Đại học Harvard Medical School và Bệnh viện phụ sản ở Boston cho rằng, những người phụ nữ thường làm việc vào ban đêm nhiều hơn ban ngày có nguy cơ ung thư gấp 1,5 lần so với phụ nữ làm việc theo tiến trình bình thường. Tỷ lệ mắc ung thư cao của phụ nữ trong trường hợp này như u xơ tử cung, tổn thương nội mạc tử cung, tổn thương vú… có liên quan chặt chẽ đến mất cân bằng estrogen và progesterone.
Vì vậy, phụ nữ không nên thức khuya kéo dài. Đừng quá gắng sức để làm việc. Nếu lỡ thức khuya thì bạn nên ngủ bù hoặc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi vào ngày hôm sau để đồng hồ sinh học có thể điều chỉnh, nội tiết trở lại bình thường, tác dụng phụ lên cơ thể cũng được giảm nhẹ. Hơn nữa, nữ giới cũng nên duy trì thời gian kiểm tra mức độ hormone 3 – 6 tháng một lần để xác định các vấn đề sớm.
Theo PNO
Chóng mặt, hụt hơi có nguy hiểm?
Dạo này tôi hay bị mệt, chóng mặt, tim đập nhanh và nhói đau ở ngực trái, có lúc hụt hơi nhiều. Tôi đã đi siêu âm và điện tim đồ nhưng kết quả bình thường, xin hỏi tôi mắc bệnh gì?
Những hiện tượng như tim đập nhanh hoặc chậm, hay hồi hộp, choáng váng, chóng mặt, ngất; thỉnh thoảng có cảm giác đau tức, đau nhói, nặng nề ở vùng tim, nhưng khi đi khám tim lại không phát hiện được các tổn thương bệnh lý ở các hệ thống van tim, cũng như khi đo điện tim không tìm thấy có những dấu hiệu biến đổi rõ ràng... được gọi chung là rối loạn thần kinh tim. Đa số những trường hợp rối loạn thần kinh tim xảy ra là do tình trạng không ổn định của hệ thần kinh trung ương và một phần của hệ thống thần kinh tự động trong tim gây ra.
Đối với bệnh này, cách điều trị tốt nhất là thay đổi lối sống như không nên thức quá khuya, không được sử dụng các chất kích thích như uống rượu, hút thuốc, uống trà đậm, cà phê... Người bệnh phải được nghỉ ngơi hoàn toàn trong một khoảng thời gian nhất định từ 1 - 3 tháng ở những nơi yên tĩnh; tránh bị xúc động quá mức hoặc căng thẳng thần kinh. Nên ăn nhiều rau quả tươi. Nên tập thể dục thể thao đều đặn với những môn thể thao hữu ích có lợi cho người bệnh như đi bộ, bơi lội, thái cực quyền... Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc an thần khi xúc động mạnh, tim đập dồn dập, khó ngủ hoặc mất ngủ. Việc dùng thuốc phải tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Theo Sức khỏe đời sống
Tóc bạc sớm Dù tuổi còn trẻ nhưng tóc tôi bị bạc rất nhiều. Đây là bệnh lý hay di truyền? Xin hỏi có cách nào phòng ngừa và hạn chế tóc bạc cho những người còn trẻ tuổi? (NgocThong - TP.HCM...) Nhiều bác sĩ cho rằng tóc bạc sớm đơn giản do thiếu một số chất làm tóc đen nên tóc không đen toàn bộ...