Rồi đây trên sao Hỏa sẽ có vườn xà lách?
Các hạt giống rau xà lách được gửi lên Trạm Không gian Quốc tế ( ISS) chỉ mọc chậm hơn khi quay về Trái đất so với những hạt ở điều kiện bình thường, mang đến hy vọng cho viễn cảnh nuôi trồng thực phẩm trên sao Hỏa.
Hàm lượng bức xạ trên ISS mạnh hơn gấp 100 lần so với trên mặt đất
Đây là kết luận được rút ra sau khi các chuyên gia Anh quan sát 2 kg hạt giống rau xà lách đã trải qua 6 tháng kể từ khi “tháp tùng” phi hành gia Tim Peake của Cơ quan không gian châu Âu (ESA) trong sứ mệnh trên ISS bắt đầu từ năm 2015.
Trong quá trình trên ISS, số hạt buộc phải hấp thu lượng bức xạ gấp 100 lần hơn so với ở mặt đất, chưa kể môi trường rung lắc kinh hoàng trên tàu du hành đến và rời trạm ISS.
Video đang HOT
Khi quay về Trái đất vào năm 2016, số hạt này đã được 600.000 học sinh trên toàn nước Anh gieo trồng và theo dõi quá trình tăng trưởng, trước khi so sánh tiến độ của nhóm hạt giống cùng loại vẫn ở trên mặt đất.
Kết quả cho thấy trong khi hạt giống ở không gian tăng trưởng chậm hơn và lão hóa nhanh hơn, chúng vẫn có thể phát triển, theo các chuyên gia của tổ chức Royal Horticultural Society.
Điều đó có nghĩa là nếu tìm được cách bảo vệ hạt giống trong cuộc hành trình đến các hành tinh khác, như sao Hỏa, các phi hành gia có thể trồng thực phẩm phục vụ nhu cầu của bản thân, theo báo cáo trên chuyên san Life.
Các nhà nghiên cứu cho hay hàm lượng bức xạ trong các sứ mệnh sao Hỏa phải gấp ít nhất 5 lần so với ISS.
Tác giả cuộc nghiên cứu, tiến sĩ Jake Chandler cho rằng để có thể duy trì chất lượng của các hạt giống trong các chuyến du hành dài ngày, cần bảo vệ chúng trước tác động có hại của bức xạ vũ trụ và đặt chúng vào môi trường ổn định trước các rung lắc cơ khí của phi thuyền.
Cô máu thành... bột để bảo quản lâu hơn
Các nhà nghiên cứu vừa tìm ra cách lưu trữ máu đặc biệt có thể giúp lưu trữ trong một thời gian dài, có thể phục vụ cho các sứ mệnh nghiên cứu hành tinh khác.
Jonathan Kopechek, nhà nghiên cứu sinh học của Đại học Louisville, người đứng đầu nghiên cứu nói rằng sự gián đoạn đối với việc hiến máu thường xuyên do đại dịch Covid-19 đã gây căng thẳng cho việc cung cấp máu đối với các bệnh viện và đại dịch cũng là vấn đề cho thấy chúng ta cần thiết phải có phương pháp lưu trữ máu lâu dài đáng tin cậy hơn.
Để giải bài toán này, nhóm nghiên cứu của Kopechek đã phát triển một phương pháp bảo quản máu để nó có thể được lưu trữ ở trạng thái mất nước ở nhiệt độ phòng. Để làm như vậy, họ đã chuyển sang nghiên cứu một chất bảo quản đặc biệt đó là một loại đường có tên trehalose, một thành phần phổ biến có trong bánh... donut.
Các nhà nghiên cứu đã chọn trehalose bởi vì trong tự nhiên nó được tạo ra bởi những động vật nổi tiếng "sống dai" trong các điều kiện khắc nghiệt như gấu nước tardigrades và khỉ biển hay còn gọi là tôm muối tôm nổi tiếng vì khả năng sống sót khi bị mất nước.
Những con vật này có thể khô hoàn toàn trong một thời gian dài và sau đó chỉ cần được bù nước lại tiếp tục hoạt động bình thường. Vì vậy, các nhà khoa học cho biết muốn sử dụng trehalose mà các sinh vật này tạo ra và áp dụng điều đó để bảo quản các tế bào máu ở trạng thái khô giống như các sinh vật trên.
Nhưng trước tiên, thách thức đặt ra đó là các nhà nghiên cứu phải đưa trehalose vào tế bào máu. Họ đã sử dụng sóng siêu âm để khoan các lỗ tạm thời trên màng tế bào cho phép một số trehalose xâm nhập. Họ cần phải có đủ lượng trehalose ở cả bên trong và bên ngoài tế bào giúp tế bào có thể để sống sót qua quá trình mất nước và bù nước.
Như vậy máu có thể được sấy khô và tạo thành bột. Sau đó, chúng ta có thể bù nước và đưa nó trở lại bình thường. Nhóm nghiên cứu vẫn đang cố gắng cải thiện năng suất để giúp máu khô có thể được lưu trữ ở nhiệt độ phòng trong nhiều năm.
Kopechek nói rằng kỹ thuật này có thể sẵn sàng cho các thử nghiệm lâm sàng từ ba đến năm năm. Nếu thành công, nó có thể được sử dụng để tạo ra các kho máu khô trong trường hợp xảy ra đại dịch trong tương lai, các vấn đề thiên tai, hoạt động viện trợ nhân đạo hay hoạt động quân sự hoặc thậm chí là các nhiệm vụ lên Sao Hỏa.
Nga: Muốn bắn phá sao Hỏa, Elon Musk phải có đủ 10.000 đầu đạn hạt nhân Giám đốc điều hành các chương trình khoa học vũ trụ dài hạn thuộc tập đoàn Roscosmos của Nga lên tiếng về ý tưởng của ông Elon Musk. Ông Elon Musk. Doanh nhân tỷ phú Mỹ, Giám đốc điều hành hãng SpaceX, ông Elon Musk từng nêu kế hoạch bắn phá hạt nhân nhằm vào sao Hỏa để gây biến đổi hành tinh...