Robot xử lý dữ liệu khi hút bụi thế nào
Robot hút bụi thu lượng lớn dữ liệu từ các cảm biến, xử lý và sử dụng thuật toán để xây dựng phương án vận hành hiệu quả nhất.
Robot có thể di chuyển quanh nhà vào ban ngày và giữ sạch mặt sàn. Chúng có thể chạy tự động sau khi được thiết lập, không cần nhiều tác động từ con người.
Một số robot cao cấp có thể ghi nhận cách bố trí trong nhà và xây dựng bản đồ số. Người dùng có thể chọn những khu vực cấm thiết bị hoạt động, cũng như các vị trí cần tập trung vệ sinh và nhiều tính năng khác. Quá trình này đòi hỏi khả năng thu thập và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ, không chỉ dựa vào một vài cảm biến đơn giản.
Đ ôi m ắt nh ìn ra th ế giới
Mỗi robot cơ bản đều được trang bị hàng loạt cảm biến để nhìn và cảm nhận thế giới xung quanh. Một số robot được trang bị 6 cảm biến nhận biết vách liên tục phát chùm tia hồng ngoại. Nếu không phát hiện tia sáng phản xạ, robot dừng và chuyển hướng. Các cảm biến này được lắp ở viền thiết bị để ngăn nó lao xuống bậc cầu thang.
Hệ thống cảm biến trên một mẫu robot hút bụi. Ảnh: WCCFTech.
Một cảm biến khác là mắt dò đường nằm ở mặt dưới phần mũi robot, hoạt động tương tự mắt đọc của chuột máy tính và có thể theo dõi vị trí, đường di chuyển của máy hút bụi.
Tấm cản phía trước cũng là cảm biến chuyên xác định chướng ngại vật. Mỗi khi tấn cản va chạm vào vật thể nào đó và thu lại, robot biết rằng nó đã gặp chướng ngại vật và cần chuyển hướng. Thiết bị này đồng hành cùng cảm biến phát hiện tường, cho phép di chuyển dọc tường mà không đâm vào chúng.
Còn nhiều loại cảm biến khác, trong đó có thiết bị căn chỉnh để robot dừng đúng vị trí trên đế sạc. Tất cả kết hợp với nhau để bảo đảm máy hút bụi di chuyển và vệ sinh toàn bộ căn nhà.
Gi ải m ã d ữ liệu tăng hiệu quả
Robot hút bụi đời đầu sử dụng biểu đồ di chuyển ngẫu nhiên khi làm sạch, con các mẫu thiết bị hiện nay có thể dùng dữ liệu thu được khi vận hành và tự chọn đường di chuyển tối ưu trong căn nhà. Ví dụ, Roomba i7 sử dụng công nghệ định vị và dựng bản đồ hình ảnh đồng thời (vSLAM) để theo dõi vị trí robot đã đi qua và những nơi cần đến, từ đó vạch hướng đi hiệu quả nhất.
Có nghĩa, Roomba có thể di chuyển quanh phòng và đánh dấu các chướng ngại vật, nhưng nó không thể tự động làm điều đó. Người dùng cần kích hoạt chức năng lập bản đồ, sau đó cho phép robot chạy 4-5 lượt để xây dựng đường đi chuẩn xác nhất.
Bản đồ này có thể cập nhật theo thời gian. Máy hút bụi có thể phát hiện thay đổi khi người dùng di chuyển nội thất và điều chỉnh đường đi phù hợp. Tính năng này cũng có tác dụng khi nó gặp những vật thể như đồ chơi bị trẻ con vứt dưới sàn.
Robot hút bụi di chuyển dọc tường. Ảnh: Reuters.
Mỗi công ty áp dụng phương thức dựng bản đồ khác nhau. Samsung Powerbot dùng hệ thống dựa trên camera quang học, trong khi nhiều hãng khác lại trang bị hệ thống định vị và đo xa bằng ánh sáng (Lidar).
Sau khi dựng được bản đồ hoàn chỉnh, người dùng có thể chỉ định những khu vực cụ thể và yêu cầu thiết bị tập trung vệ sinh vị trí đó. Họ cũng có thể dựng tường và ranh giới ảo, ngăn robot vượt qua và tránh gặp chướng ngại vật.
R ào c ản c ông ngh ệ
Robot hút bụi hiện đại ứng dụng những phương pháp định vị hiệu quả và thông minh hơn đời trước, nhưng vẫn gặp nhiều rào cản gây khó khăn trong vận hành.
Một số mẫu như Roomba i7 không cần ánh sáng để định vị, nhưng những robot dùng phương pháp Lidar cần nguồn sáng và có thể gặp vấn đề với các bức tường không phản xạ ánh sáng. Robot dùng camera quang học thậm chí không thể hoạt động trong phòng tối.
Robot hút bụi cũng vẫn cần tác động của con người khi gặp sự cố, dù chúng có thể tự vận hành trong phần lớn thời gian. Nếu muốn bảo đảm hiệu quả vệ sinh của thiết bị, người dùng nên dọn dẹp căn phòng trước khi kích hoạt robot. Điều này sẽ hạn chế khả năng gặp chướng ngại vật, cũng như giúp robot xây dựng đường đi hiệu quả nhất.
Robot hút bụi Xiaomi hỗ trợ giọng nói tiếng Việt
Dòng máy hút bụi kiêm lau nhà Roborock S5 Max bắt đầu có giọng báo bằng tiếng Việt bên cạnh tiếng Anh và tiếng Trung trước đó.
Roborock S5 Max phát giọng báo bằng tiếng Việt dù không bán chính hãng ở Việt Nam.
Phiên bản phần mềm hỗ trợ ngôn ngữ được cập nhật lần lượt cho người dùng từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 vừa qua. Trước đó, Roborock S5 Max cũng như hầu hết các dòng robot hút bụi dòng S của Xiaomi Roborock, Mijia đều chỉ hỗ trợ giọng báo tiếng Trung và tiếng Anh. Bên cạnh tiếng Việt, firmware mới của S5 Max còn có thêm ngôn ngữ của Đức, Pháp, Italy, Ba Lan....
Giọng báo tiếng Việt sẽ giúp người dùng dễ nhận biết hơn khi máy báo các lỗi liên quan đến cảm biến, chưa lắp đủ phụ kiện để máy chạy, pin yếu hay không thể tìm được dock sạc. Các thao tác khác, như tháo hộp chứa nước, hộc bụi hay đã về điểm xuất phát cũng được hỗ trợ báo bằng giọng nữ tiếng Việt đầy đủ.
Việc dòng Roborock S5 Max hỗ trợ giọng nói tiếng Việt gây nhiều bất ngờ, bởi model này không được bán chính hãng tại Việt Nam. Trong khi các model bán chính hãng khác từ thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi Mi Robot Vacuum Mop hay Mop P đều mới chỉ hỗ trợ tiếng Trung và tiếng Anh.
Lựa chọn tiếng Việt trên Robot hút bụi Xiaomi.
Roborock S5 Max rất được ưa chuộng trên thị trường xách tay tại Việt Nam do giá bán tốt, hỗ trợ cả lau nhà, hút bụi đi kèm là khay chứa nước lớn hơn nhiều so với bản S5 cũ. Theo đại diện một số cửa hàng, đây là model robot hút bụi bán tốt nhất của Xiaomi từ nửa cuối 2019 đến nay.
Trước khi được hỗ trợ tiếng Việt, hầu hết các dòng robot hút bụi của Xiaomi đều có thể kết nối vào hệ thống nhà thông minh và điều khiển bằng giọng nói thông qua Google Assistant hoặc Alexa. Trước đây, người dùng có thể ra lệnh bằng giọng nói tiếng Việt với trợ lý ảo của Google nhưng gần đây Google đã bỏ hỗ trợ ra lệnh bằng ngôn nữa này.
Ecovacs Deebot Ozmo T8 AIVI - Robot hút bụi hiện đại hàng đầu tại Việt Nam Là phiên bản cải tiến hiện đại của robot dọn nhà, robot tiên phong trên thế giới sử dụng trí thông minh nhân tạo AI - Ecovacs Deebot Ozmo T8 AIVI đã chính thức có mặt tại Việt Nam để người dùng trải nghiệm. Sản phẩm T8 AIVI - công nghệ hàng đầu Flagship của Ecovacs - Đối thủ đáng gờm trên thị...