Robot và các hệ thống tự động ‘lên ngôi’ tại Hàn Quốc
Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát, các dịch vụ dựa trên robot và hệ thống tự động có cơ hội ‘nở rộ’.
Robot giao hàng cho khách. Ảnh minh họa: koreabizwire.com
Mang theo 2 cốc cà phê sữa đá, và một bánh nướng việt quất, người phục vụ rời khỏi quán cà phê trên tầng 18 của tòa nhà, đi qua một chiếc cửa tự động, trước khi vào thang máy xuống tầng 4. Sau đó, người phục vụ truy cập ứng dụng để thông báo cho khách hàng rằng các món mà họ yêu cầu sẽ sớm được mang đến. Nếu trước đây những việc này đều do con người đảm trách, thì nay, một robot tự động, mang tên Dilly Tower, được thiết kế chuyên để đảm nhiệm việc giao hàng.
Dilly Tower là robot có khả năng tự di chuyển do Woowa Brothers phát triển. Tập đoàn này cũng là nhà điều hành ứng dụng giao thức ăn hàng đầu Baedal Minjok, hoặc Baemin, của Hàn Quốc.
Đầu tháng này, Woowa Brothers đã thử nghiệm dịch vụ giao hàng bằng robot tại trụ sở ở phía Đông thủ đô Seoul. Dilly Tower tự di chuyển với những bước đi có vận tốc tương đương với con người, 1,2 mét/giây, đi lại trong tòa nhà với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI), lấy dữ liệu từ các camera gắn xung quanh bánh xe để giao hàng dựa trên các tuyến đường được lập trình sẵn.
Video đang HOT
Việc tăng cường dịch vụ giao phát hàng dựa trên robot, cùng các hệ thống tự động đã cho thấy sự thay đổi lớn trong cuộc sống hằng ngày của con người. Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát, các dịch vụ dựa trên robot và hệ thống tự động được cho là sẽ “nở rộ”.
Trên thực tế, một lượng lớn các công ty Hàn Quốc, cả lớn và nhỏ, đều đã tăng cường sử dụng robot như một phần của việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nhằm giảm số nhân công phải đi làm. Trong khi đó, việc sử dụng robot trong lĩnh vực giao hàng được cho là sẽ tăng mạnh nhất, chủ yếu do những quan ngại về sức khỏe khi ngày càng có nhiều người muốn giảm tối đa việc tiếp xúc với những người phục vụ hoặc giao hàng.
Trong khi đó, CGV- chuỗi rạp chiếu phim do tập đoàn giải trí khổng lồ CJ của Hàn Quốc điều hành, cũng đã ra mắt rạp phim không tiếp xúc tại một trong những chi nhánh ở Seoul – nơi mọi thứ đều diễn ra hoàn toàn tự động, và không có nhân viên nào tiếp xúc với khách hàng. Hiện không có một nhân viên nào làm việc tại rạp chiếu phim trên, thay vào đó là 2 robot tự di chuyển, mang tên Check-bots – có chiều cao khoảng 1,5 mét, đi lại xung quanh hành lang để cung cấp thông tin cho khách hàng. CGV đang thu thập ý kiến từ khách hàng và cân nhắc mở rộng hệ thống rạp chiếu phim không tiếp xúc.
Việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trong một vài tháng để khống chế đại dịch đã cho thấy sự cần thiết phải có một lực lượng lao động không bị bệnh, không có nguy co nhiễm bệnh và không phải cách ly, làm việc tại các cơ sở sản xuất. Chính do đó, POSCO ICT Co. – một đơn vị hệ thống thông tin của tập đoàn sản xuất thép hàng đầu của Hàn Quốc POSCO, đã mở rộng cái gọi là nhà máy thông minh – nơi AI, dữ liệu lớn và robot được sử dụng hoàn toàn.
Tập đoàn Kỹ thuật và xây dựng Huyndai cũng đã bắt đầu triển khai robot công nghiệp, được trang bị AI, tại những công trường xây dựng. Trước đây, các robot công nghiệp tại những công trường xây dựng chủ yếu làm những công việc đơn giản, lặp đi lặp lại do những công việc phức tạp đòi hỏi sự khéo léo của con người. Tuy nhiên, hiện robot công nghiệp mới, với nhiều khớp nối, đã có thể làm nhiều việc của công nhân xây dựng dựa trên các phần mềm được phát triển mới. Công ty này lên kế hoạch triển khai thử nghiệm các robot công nghiệp phức tạp tại những công trường xây dựng, với mục tiêu chiếm khoảng 20% tổng khối lượng công việc vào năm 2026.
Ngoài ra, robot và hệ thống tự động còn xuất hiện tại những văn phòng, thực hiện các nhiệm vụ từ nguồn nhân lực, bán hàng đến mua hàng. Tập đoàn điện tử LG đang lên kế hoạch phát triển công nghệ Robot tự động hóa (RPA), đảm trách 900 công việc liên quan đến văn phòng vào cuối năm nay, tăng mạnh so với mức 400.
Công nghệ RPA, được áp dụng lần đầu tiên vào năm 2018, được thiết kế để làm những việc cơ bản và lặp đi lặp lại, hiện đã có thể hoàn thành các nhiệm vụ cao cấp hơn như phân tích và so sánh, dựa trên công nghệ AI và dữ liệu lớn. Giới chức LG cho biết công nghệ này sẽ thay thế khoảng 12.000 giờ lao động của con người mỗi tháng.
Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế (OECD) ước tính các công ty sử dụng công nghệ tự động và robot có hiệu quả công việc cao gấp 10 lần so với những công ty thông thường. Giới chuyên gia cũng cho rằng việc các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ tìm đến robot và hệ thống tự động trong bối cảnh chi phí nhân công tăng cùng với giá thành robot giảm khi công nghệ phát triển chắc chắn sẽ là xu hướng trong thời gian tới.
Quán cà phê thời COVID-19 ở Hàn Quốc: Chỉ có 1 nhân viên, pha đồ và phục vụ bằng robot
COVID-19 đang làm thay đổi đời sống con người. Ở trạng thái "bình thường mới", robot đang thay con người phục vụ ở những quán cà phê tại Hàn Quốc.
Nhiều khách sàn của một quán cà phê ở Daejeon, Hàn Quốc đang tỏ ra rất thích thú với một chú robot pha chế. "Đây là đồ uống của bạn, xin mời thưởng thức. Nó sẽ ngon hơn nếu bạn khuấy đều," robot nói khi khách hàng tới quầy lấy đồ uống được đặt trên một chiếc khay lớn gắn trên người chú robot đặc biệt này.
Robot sẽ pha chế cà phê và sau đó chuyển thẳng tới khách hàng. (Ảnh: Reuters)
Sau khi thành công nhất định trong việc kiểm soát bệnh dịch COVID-19 mặc dù có tới hơn 11.000 ca nhiễm và 267 ca tử vong, người Hàn Quốc đang dần chuyển dịch từ giãn cách xã hội sâu sang một trạng thái mà chính phủ nước này gọi là "giãn cách trong cuộc sống hàng ngày".
Robot có thể giúp người ta quan sát được hành động giãn cách xã hội ngay cả ở những nơi công cộng, Lee Dong-bae, giám đốc nghiên cứu tại Vision Semicon, một nhà cung cấp các giải pháp nhà máy thông minh, chia sẻ. Vision Semicon chính là công ty đứng đầu sau robot pha chế đặc biệt nói trên. Nó được phát triển cùng một viện khoa học nhà nước, theo Reuters.
"Hệ thống của chúng tôi không cần đầu vào từ con người từ khâu đặt đồ cho tới khâu giao đồ. Bàn trong nhà hàng cũng được đặt thưa để đảm bảo robot có thể di chuyển nhịp nhàng. Điều này cũng phù hợp với yêu cầu giãn cách xã hội như hiện nay," Lee Dong-bae nói thêm.
Hệ thống của Vision Semicon bao gồm một cánh tay robot có khả năng pha cà phê và một robot phục vụ. Nó có thể pha chế được 60 loại cà phê khác nhau và phục vụ đồ uống cho thực khách tận bàn. Bên cạnh đó, chú robot cũng có khả năng giao tiêos và chuyển dữ liệu tới các thiết bị khác trong khi được trang bị công nghệ tự hành để tính toán hướng di chuyển tốt nhất trong quán.
Một khách hàng lấy đồ uống từ robot phục vụ. (Ảnh: Reuters)
Được biết, chú robot này sẽ cần tới 7 phút để có thể hoàn thành được một đơn hàng gồm 6 đồ uống. Ở thời điểm hiện tại, nhân sự con người duy nhất ở quán cà phê mà robot hoạt đọng này có nhiệm vụ lau chùi, vệ sinh và đổ thêm nguyên liệu khi hết.
Năm nay, Vision Semicon và viện khoa học đăt mục tiêu cung cấp robot cho 30 quán cà phê ít nhất.
Hàn Quốc giới thiệu Robot 5G giúp chống lại Covid-19 Ngày 26/5, nhà mạng Hàn Quốc SK Telecom cho biết, họ đã hợp tác với công ty công nghệ Omron Electronics Korea để phát triển một robot tự động hỗ trợ 5G để cho phép phản ứng có hệ thống và hiệu quả giúp chống lại Covid-19. Robot mới này được chế tạo với các công nghệ tiên tiến, bao gồm công nghệ...