Robot thú cưng AI – giải pháp cho ‘đại dịch cô đơn’
Haruka Uto sống một mình tại Tokyo ( Nhật Bản) cùng một số người bạn lông xù, nhưng chúng không phải là thú cưng thông thường.
Hai “vật nuôi” màu nâu và màu xám của cô thực chất là robot trí tuệ nhân tạo (AI) có tên Moflin.
Trào lưu phổ biến từ “đại dịch cô đơn”
Cô Haruka Uto cùng 3 robot thú cưng AI. Ảnh: ABC News
Uto chia sẻ, ban đầu, những chú Moflin hành động như trẻ sơ sinh, nhưng nay đã biết thể hiện cảm xúc. Moflin vui vẻ khi nghe thấy giọng nói của nữ chủ nhân 31 tuổ.i. Cô Uto tâm sự: “Khi tôi mệt mỏi vì công việc, chúng giúp tôi lấy lại tinh thần bằng những cái ôm hoặc vuốt ve”.
Công ty điện tử Nhật Bản Casio đã kinh doanh Moflin từ tháng 11/2024. Moflin lấy cảm hứng từ từ tiếng Nhật “mofu mofu” có nghĩa là mềm mại và mịn màng. Chúng đã gây xôn xao trên mạng xã hội.
Nhiều video do chủ sở hữu Moflin chia sẻ đã thu hút hàng triệu lượt xem và nhiều tương tác. Theo Google Trends, tìm kiếm trên internet về “thú cưng AI” cũng tăng kể từ cuối năm 2022.
Ông Wenxin Li, người sáng lập một công ty khởi nghiệp, cho biết thú cưng AI ngày càng được ưa chuộng do “đại dịch cô đơn” sau COVID-19. Ông Wenxin Li phân tích: “Sau COVID-19, mọi người nhạy cảm hơn với nhu cầu tâm lý bản thân, họ muốn được lắng nghe và có ai đó ở bên cạnh họ. Tôi cho rằng lợi ích của robot đồng hành là nó có thể phục vụ bạn 24/7. Là con người, chúng ta nhạy cảm với nhiệt độ và thích cảm giác chạm vào thứ gì đó. Bởi vậy, việc cầm một thứ gì đó trên tay rất khác so với việc nói chuyện với điện thoại hoặc thực thể ảo”.
Thị trường nở rộ
Video đang HOT
Theo công ty nghiên cứu IMARC Group (Mỹ), quy mô thị trường robot tương tác xã hội toàn cầu đạt gần 7 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 57 tỷ USD vào năm 2032. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương là thị trường lớn nhất cho robot tương tác xã hội.
Robot đồng hành hoặc robot tương tác xã hội hiện có đủ mọi hình dạng và kích thước. Cô Uto cũng sở hữu một thú cưng AI khác có tên LOVOT của công ty Groove X (Nhật Bản), nhìn giống như chim cánh cụt với đôi mắt tròn to dễ thương.
Chuyên gia robot Belinda Dunstan tại Đại học New South Wales cho biết, robot có thể phát hiện và phản hồi với cảm xúc theo cách của con người. Những vi xử lý trong robot tương tác xã hội giúp chúng tăng khả năng tính toán. Bà Belinda Dunstan đán.h giá: “Điều này tạo điều kiện để chúng chạy được các thuật toán phức tạp, học hỏi và biểu cảm sắc thái cảm xúc. Chúng nhận diện được biểu hiện cảm xúc qua camera và tông giọng, nội dung mà chủ nhân nói”.
Đơn cử như Moflin có thể biểu hiện 9 loại cảm xúc, bao gồm vui vẻ và lo lắng. Cảm xúc của Moflin thay đổi dựa trên môi trường và giọng nói, hành động của chủ nhân.
Robot vốn được sử dụng để hỗ trợ tinh thần cho người cao tuổ.i Nhật Bản và những nơi khác trên thế giới, nhưng các chuyên gia cho biết robot ngày càng hữu ích đối với các nhóm đối tượng có nguy cơ cô đơn.
Ông Wenxin Li đã nghiên cứu thị trường Trung Quốc và nhận thấy nhóm người cao tuổ.i, nhân viên văn phòng cùng sinh viên đại học, đang cần bạn đồng hành.
Tuy nhiên, bà Dunstan cho biết cần có quy định để quản lý cách con người tương tác với robot. Bà ủng hộ mạnh mẽ việc xây dựng luật và một số biện pháp quản lý liên quan đến cách chúng ta đối xử với robot vì điều này sẽ có tác động lớn đến con người trong tương lai. Bà nói: “Tôi tin rằng AI có thể trở thành thứ nâng cao cuộc sống của con người khi được sử dụng một cách có trách nhiệm”.
Thành phố Seoul chi hàng trăm triệu USD đối phó với 'cái chế.t cô đơn'
Thủ đô Seoul của Hàn Quốc vừa công bố kế hoạch đầu tư 327 triệu USD trong 5 năm tới nhằm giải quyết vấn đề cô lập xã hội và hiện tượng "cái chế.t cô đơn" (godoksa).
Một con phố vắng lặng tại Seoul, Hàn Quốc. Nguồn: Yahoo
Đây là động thái nhằm biến Seoul thành "thành phố không cô đơn", đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội hiện đại.
Những câu chuyện từ bóng tối
Jung Young-taek, 65 tuổ.i, hiện là tình nguyện viên gõ cửa từng nhà trong chương trình "Bạn của mọi người" (Everybody's Buddy). Tuy nhiên, chỉ mới năm ngoái, ông cũng từng là người tự giam mình sau cánh cửa, sống trong cảnh cô lập hoàn toàn. Sau khi công việc kinh doanh sụp đổ, hôn nhân tan vỡ và gia đình xa cách, Jung mất liên lạc với thế giới bên ngoài.
Ông chỉ thực sự trở lại xã hội sau khi nhận được sự hỗ trợ từ trung tâm phúc lợi của Seoul. "Tôi biết cảm giác bị cô lập là như thế nào", Jung chia sẻ. "Nếu tôi có thể giúp một người quay trở lại xã hội, điều đó sẽ rất ý nghĩa".
Chương trình của Jung không chỉ mang lại niềm hy vọng mà còn là một phần của chiến lược lớn hơn.
Chính quyền Seoul đang triển khai các đội tình nguyện viên và nhân viên xã hội, đi phát túi quà nhỏ chứa thông điệp yêu thương và số điện thoại để những người cô đơn có thể gọi khi cần giúp đỡ.
Tình trạng báo động
Năm 2023, Hàn Quốc ghi nhận 3.661 trường hợp "cái chế.t cô đơn". Đây là hiện tượng những người sống một mình qua đời mà không ai phát hiện trong thời gian dài. Với khoảng 40% hộ gia đình tại Seoul là gia đình một người, nguy cơ cô lập xã hội tại đây đang ở mức báo động.
Theo Viện Phát triển Seoul, hơn 60% số người sống một mình ở thành phố này cho biết họ thường xuyên cảm thấy cô đơn. Trước tình hình đó, thành phố đã mở 25 trung tâm hỗ trợ hộ gia đình một thành viên để tổ chức các hoạt động kết nối cộng đồng.
Bên cạnh đó, một đường dây tư vấn hoạt động 24/7 và các không gian giao lưu trực tiếp cũng sẽ được triển khai, cho phép người từng trải qua cô đơn chia sẻ và giúp đỡ những người dễ bị tổn thương.
Phòng chống cô đơn: Chiến lược dài hạn
Chính quyền Seoul đã thành lập Cục chính sách chăm sóc và chống cô đơn, đảm nhận vai trò "tổng hành dinh" để điều phối và thực hiện các chính sách.
Ông Song Kwang-Nam, Giám đốc Cục, cho biết: "Chúng tôi áp dụng cách tiếp cận toàn diện từ phòng ngừa, hỗ trợ đến quản lý hậu quả, nhằm giải quyết vấn đề từ gốc rễ".
Seoul còn tìm cách hợp tác với doanh nghiệp tư nhân. Các tiệm giặt là và cửa hàng tiện lợi sẽ trở thành "cửa sổ kết nối" giữa người bị cô lập và cộng đồng. "Những nơi này gần gũi với đời sống hàng ngày, có thể giúp phát hiện và kết nối những người sống khép kín", ông Song giải thích.
Hiểm họa sức khỏe toàn cầu
Cô đơn không chỉ là vấn đề cá nhân mà đã trở thành mối đ.e dọ.a sức khỏe ở cấp độ toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thành lập Ủy ban kết nối xã hội vào năm 2023 để nghiên cứu mối liên hệ giữa cô đơn và sức khỏe.
WHO cảnh báo rằng những người thiếu kết nối xã hội có nguy cơ cao mắc các bệnh như đột quỵ, lo âu, trầm cảm và thậm chí t.ự t.ử.
Thị trưởng Seoul, ông Oh Se-hoon, nhấn mạnh: "Cô đơn và cô lập không chỉ là vấn đề của từng cá nhân, mà là thách thức chung mà toàn xã hội phải cùng giải quyết".
Hàn Quốc không phải quốc gia duy nhất đi đầu trong cuộc chiến chống cô đơn. Năm 2018, Vương quốc Anh bổ nhiệm Bộ trưởng Cô đơn đầu tiên trên thế giới. Các quốc gia khác như Nhật Bản, Australia và Scotland cũng đã triển khai các biện pháp tương tự, nhằm đối phó với hiện tượng ngày càng gia tăng trong thế giới hiện đại.
Với chiến lược dài hạn và quyết tâm mạnh mẽ, Seoul đang dần khẳng định mình không chỉ là trung tâm kinh tế, mà còn là hình mẫu trong việc xây dựng một xã hội nhân văn hơn, nơi không ai bị bỏ lại phía sau.
Star1 Robot hình người nhanh nhất thế giới Công ty Robot Era của Trung Quốc gần đây đã ra mắt Star1 - robot hai chân nhanh nhất thế giới, có khả năng đạt và duy trì tốc độ lên tới 12,98 km/giờ. Robot Star1. Ảnh: O.C Vào tháng trước, những bức ảnh và video robot đi giày thể thao chạy qua sa mạc Gobi đã lan truyền rộng rãi trên mạng...