Robot sẽ thay thế cá heo hoang dã trong tương lai
Cá heo robot sẽ là giải pháp thay thế động vật hoang dã tại các công viên giải trí trong tương lai gần.
“Lần đầu tiên nhìn thấy con cá heo này, tôi đã nghĩ nó là thật”- một phụ nữ bơi cùng chú cá heo robot được điều khiển từ xa cho biết.
Chú cá heo robot này là sản phẩm công nghệ được thiết kế bởi công ty Edge Innovations, một công ty kỹ thuật tại Mỹ. Giá một chú cá heo robot có thể dao động từ 3 đến 5 triệu USD, theo hãng tin Reuters.
“Trải nghiệm tìm hiểu và tiếp xúc với cá heo rất được ưa chuộng. Bằng chứng là hiện tại, khoảng 3.000 con cá heo đang được nuôi nhốt chỉ để phục vụ cho trải nghiệm này. Chúng tôi đang đưa ra một giải pháp giúp những người yêu quý cá heo có thể tiếp xúc mà không làm nguy hại đến chúng”- ông Walt Conti, Giám đốc điều hành và đồng thời là người sáng lập công ty Edge Innovations, cho biết.
Video đang HOT
Một buổi biểu diễn của chú cá heo robot thuộc công ty Edge Innovations. Ảnh: YELLROBOT
Công ty này tham vọng có thể tạo ra những con robot mang hình dáng của các loài sinh vật biển hoặc thậm chí là những loài bò sát thuộc kỷ Jura hàng triệu năm về trước. Điều này có thể giúp thay thế động vật hoang dã tại các công viên giải trí.
Cũng theo ông Conti, công nghệ robot hóa động vật này có thể khiến công chúng “quay lưng” lại với các công viên giải trí truyền thống sử dụng động vật hoang dã.
Hiện tại đã có khoảng 20 quốc gia châu Âu đã cấm hoặc hạn chế sự hiện diện của động vật hoang dã tại rạp xiếc và các công viên giải trí.
Bên cạnh đó, công ty Edge Innovations cũng hỗ trợ một chú cá heo robot dài 2,5 m, nặng 250 kg cho một chương trình hợp tác giữa các trường học và dự án giáo dục nhân đạo Teachkind, một dự án của Hiệp hội Những người vì hành vi nhân đạo với động vật (PETA).
Ngoài ra, công ty công nghệ này cũng là bên đưa các sinh vật trong các bộ phim bom tấn của Hollywood như “Free Willy”, “Deep blue sea” và “Anaconda” lên màn ảnh rộng.
Phát hiện hóa thạch sinh vật kỷ Jura trên sa mạc Chile
Hóa thạch này được cho là của một loài bò sát ăn thịt, thống trị một vùng Thái Bình Dương cách đây 160 triệu năm.
Mới đây, các nhà khoa học đã công bố phát hiện hóa thạch của một loài bò sát biển tại sa mạc Atacama của Chile - một trong những sa mạc khô cằn nhất thế giới.
Theo các nhà nghiên cứu Đại học Chile, Pliosaurs là một loài bò sát, tồn tại cách đây khoảng 160 triệu năm. Nó được cho là có lực cắn còn mạnh hơn cả Tyrannosaurus rex. Các mẫu vật mới này là hóa thạch có niên đại lớn thứ hai từng được ghi nhận của loài này ở Nam Bán cầu.
Hóa thạch của một loài bò sát ăn thịt ở biển thuộc kỷ Jura được phát hiện trên sa mạc Atacama của Chile. Ảnh: Reuters.
Trước khi trở thành một vùng đất khô cằn chỉ có cát, đá và không có mưa trong suốt nhiều năm, sa mạc Atacama từng ngập phần lớn dưới Thái Bình Dương. Tại đây, Pliosaurs chính là kẻ thống trị. Con vật có hộp sọ lớn, khuôn mặt dài, cổ ngắn, hàm răng lớn đáng sợ, cấu trúc cơ thể thích nghi tốt với cuộc sống dưới nước, và các chi tương tự vây. Chúng được mô tả là "tương tự về mặt sinh thái học" với cá voi sát thủ.
Theo Reuters, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều mảnh xương hàm, răng và xương chi của những sinh vật này tại hai địa điểm ở lưu vực sông Loa gần thành phố Calama, Chile.
Các nhà khoa học khai quật hóa thạch của Pliosaurs tại sa mạc Atacama. Ảnh: Reuters.
Phát hiện này giúp họ lấp đầy những khoảng trống trong nghiên cứu về quá trình tiến hóa, Rodrigo Otero, nhà cổ sinh vật học của Đại học Chile, người đứng đầu nghiên cứu, chia sẻ.
Otero còn cho biết hóa thạch hoàn chỉnh có thể dài từ 6 đến 7 m. Hộp sọ của nó dài khoảng 1 m, với răng dài khoảng 8 đến 10 cm.
Hóa thạch được khai quật từ năm 2017 và nghiên cứu của nó được công bố trên chuyên san South American Earth Sciences vào đầu tháng 9/2020.
Tham ăn, loài bò sát biển cổ đại chết trong đau đớn Con thằn lằn cá dài 5 m không thể ngờ rằng bữa ăn dài tới 4 m lại đặt dấu chấm hết cho cuộc đời của nó. Cho tới nay, các nhà khoa học cho rằng ichthyosaurs (thằn lằn cá) - loài bò sát biển lớn, giống cá heo sống ở các vùng biển của Đại Trung sinh chủ yếu ăn động vật...