Robot ra tay ép chết kỹ sư Đức trong nhà máy
Viên kỹ sư chết thảm khi bất ngờ bị con robot quặp lấy, nhấc lên và ép chặt vào một tấm kim loại.
Ngày 1.7, một kỹ sư trong nhà máy sản xuất ô tô của hãng Volkswagen tại Kassel, Đức đã bị một con robot quặp lấy và ép chết trong một vụ tai nạn hy hữu làm dấy lên những quan ngại về tác động của tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất đối với con người.
Theo đó, viên kỹ sư 21 tuổi trên đang cùng một đồng nghiệp lắp đặt thiết bị thì bất ngờ bị cánh tay robot tóm chặt lấy, nhấc lên và ép chặt vào một tấm kim loại. Anh này qua đời ngay sau đó vì những tổn thương quá nặng ở ngực.
Các cánh tay robot trong một nhà máy sản xuất xe hơi
Vụ tai nạn chết người này đã khiến nhiều người lo sợ rằng có thể con robot trên đã vượt ngoài tầm kiểm soát của con người, khi công nghệ chế tạo robot ngày càng phát triển và những cỗ máy này ngày càng trở nên thông minh hơn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vụ việc này giống với một vụ tai nạn lao động thông thường hơn là một vụ robot mới thông minh hơn và có khả năng tự quyết định việc giết người.
Theo ông Paul Saffo, chuyên gia phân tích công nghệ tại Thung lũng Silicon, những vụ tai nạn chết người trong các dây chuyền sản xuất tự động đã có từ thập niên 1970, nhưng vụ việc trên khiến dư luận chú ý bởi nó xảy ra trong thời điểm ngày càng có nhiều người lo ngại rằng robot đang tước đoạt công việc của con người.
Những vụ tai nạn liên quan đến robot ở các nước phương Tây như Đức lại rất hiếm khi xảy ra, bởi những cỗ máy robot này thường được đặt trong các lồng sắt an toàn để tránh nguy cơ vô tình va chạm với con người.
Trong trường hợp trên, viên kỹ sư đã bước vào bên trong lồng an toàn để thao tác và gặp nạn, trong khi người đồng nghiệp đứng bên ngoài lồng không hề hấn gì. Hãng Volkswagen cho biết cánh tay robot trên không gặp bất cứ trục trặc kỹ thuật nào trước khi xảy ra tai nạn.
Cũng theo hãng này, đây không phải là một con robot trọng lượng nhẹ thế hệ mới mà họ đang chuẩn bị lắp đặt để làm việc cùng với con người trong dây chuyền sản xuất xe hơi.
Volkswagen đang lên kế hoạch bố trí robot làm việc chung với người
Những con robot trọng lượng nhẹ này không được đặt trong lồng an toàn, nhưng sức mạnh và tốc độ của chúng phụ thuộc vào cách lắp ráp, thiết kế. Chúng cũng được trang bị các cảm biến để phát hiện chuyển động của con người, và sẽ tự động dừng lại khi con người đến gần.
Ngành công nghiệp xe hơi là nơi tập trung nhiều robot nhất trên thế giới, và công nghệ tự động hóa này cũng đang nhanh chóng lan truyền sang các lĩnh vực khác như điện tử, y tế khi giá thành của chúng ngày càng rẻ, trong khi hiệu suất được tăng lên.
Volkswagen cho biết họ đang lên kế hoạch sử dụng thêm robot để đối phó với sự thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng ở nước Đức. Công ty này tuyên bố rằng robot sẽ được đảm nhận các công việc đơn điệu, trong khi con người tập trung làm các công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn.
Theo_Dân việt
Robot thăm dò nhà máy hạt nhân Fukushima
Tập đoàn Toshiba đã đồng phát triển một robot hình dáng bọ cạp để xác định tình trạng của nhiên liệu đang tan chảy trong lò phản ứng đơn vị 2 của nhà máy Fukushima, Nhật.
Chiếc robot hình trụ dài 53 cm được thiết kế bởi tập đoàn Toshiba phối hợp với Viện Nghiên cứu Quốc tế về Tháo dỡ nhà máy hạt nhân (IRID) và dự kiến sẽ thâm nhậm vào hồ chứa nhiên liệu chính (PVC) của lò phản ứng đơn vị 2 vào tháng 8 tới.
Với hình dáng giống như bọ cạp, chiếc robot này có một khớp nối ở thân giữa cho phép nhấc đuôi, lăn ngược theo phương dọc nếu chạm phải vật trở ngại và ngã ngửa.
Máy có trọng lượng đạt khoảng 5 kg và được trang bị hai camera, đèn LED, cũng như một nhiệt kế và liều kế. Chiếc máy có đủ khả năng chịu bức xạ cao bên trong lò phản ứng đơn vị 2 hơn 10 tiếng.
Mô hình của robot bọ cạp
Do mức độ bức xạ quá cao trong PVC khiến cho tình hình quá nguy hiểm đối với công nhân, giới quan chức đã không thể xác định vị trí hoặc kiểm tra các nhiên liệu tan chảy ở trung tâm của lò phản ứng.
Họ hy vọng nguồn cấp dữ liệu video cung cấp bởi robot bọ cạp sẽ giúp xác định vị trí và điều kiện của các nhiên liệu tan chảy. Nỗ lực này là một phần trong một chuỗi công đoạn nhằm tháo gỡ các nhiên liệu tan chảy từ bên trong nhà máy điện hạt nhân có thể kéo dài đến hàng thập kỷ. Theo dự kiến, chiếc robot sẽ hoạt động trong nhà máy trong một ngày, và nó sẽ đi vào PVC thông qua một ống dẫn hướng tới các thanh nhiên liệu hạt nhân. Hai người sẽ chịu trách nhiệm điều khiển bộ máy, một người điều khiển máy bằng một phím điều khiển và người khác giám sát đoạn video để khai thác dữ liệu có liên quan. Cả hai người đều phải trải qua giai đoạn thực tập trong hàng tháng mới có thể làm việc chính thức. Theo phát ngôn viên của Toshiba, chiếc máy bọ cạp sẽ phải tiếp xúc với mức độ phóng xạ gấp bảy lần so với hồi thăm dò trước đó vào đơn vị 1 của PVC. Tuy nhiên tập đoàn điện tử này cũng cho biết sẽ không thiết kế một bản sao khác để kiểm tra tình hình trong trường hợp "bọ cạp" bị mắc kẹt. Thảm họa Fukushima năm 2011, gây ra bởi một trận động đất cấp 9 và sóng thần, đã đặt ra một tình huống hạt nhân khẩn cấp bắt buộc Nhật Bản phải cắt đứt hoạt động của tất cả 43 nhà máy điện hạt nhân của nước này.
Tri Thông (Theo Sputnik)
Theo_PLO
Lạ lùng đám cưới robot đầu tiên trên thế giới Khách mời vô cùng háo hức trước đám cưới robot đầu tiên trên thế giới diễn ra vào hồi cuối tuần qua ở Thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Khách mời vô cùng háo hức trước đám cưới robot đầu tiên trên thế giới diễn ra vào hồi cuối tuần qua ở Thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Đám cưới robot đầu tiên trên thế...