Robot hướng dẫn viên nói được 33 ngôn ngữ ở Hy Lạp
Đến hang động Alistrati, du khách có cơ hội trải nghiệm tham quan cùng cỗ máy sử dụng trí thông minh nhân tạo. Robot được đặt theo tên của một nữ thần Hy Lạp.
Độc đáo quán cà phê robot được điều khiển bởi người khuyết tật
Một quán cà phê mới khai trương ở Tokyo, Nhật Bản đã nhanh chóng gây ấn tượng và thu hút thực khách bởi dàn nhân viên phục vụ là robot. Đặc biệt, chúng được điều khiển từ xa bởi những người khuyết tật.
Các chú robot được điều khiển từ xa đang phục vụ thực khách tại quán cà phê Dawn (Ảnh: GettyImages)
Quán dự tính mở từ năm ngoái nhân dịp Paralympic, tuy nhiên do dịch bệnh, mùa hè năm nay mới đón khách.
Quán cà phê Dawn khai trương tại quận trung tâm Nihonbashi vào tháng 6 và nhận nhân viên từ khắp nước Nhật, thậm chí ở nước ngoài. Chúng được điều khiển từ xa bởi những người khuyết tật. Họ có thể thay phiên nhau làm việc tại nhà mà không cần trực tiếp đến quán.
Những con robot lớn di chuyển xung quanh để phục vụ đồ uống hoặc chào đón khách hàng (Ảnh: AFP)
Không chỉ có robot chào khách ngay cửa, quán cà phê Dawn còn có khoảng 20 robot nhỏ ngồi trên bàn và nhiều khu vực khác của quán. Các robot này mang tên OriHime, được trang bị camera, micro và loa, cho phép người điều khiển chúng giao tiếp với khách hàng từ xa.
Trong khi khách hàng trò chuyện và đặt món với các nhân viên quán thông qua những robot nhỏ, thì 3 robot lớn hơn, có phiên bản hình người di chuyển xung quanh để phục vụ đồ uống hoặc chào đón khách hàng. Thậm chí, quán cà phê còn có cả 1 robot làm nhiệm vụ pha chế đồ uống.
Quán không có cầu thang và sàn được lát mịn, bố trí rộng rãi cho xe lăn có thể di chuyển.
Những chú robot nhỏ giúp khách hàng đặt món và trò chuyện với họ (Ảnh: AFP)
Anh Imai là 1 trong số 50 nhân viên khuyết tật đang tham gia vận hành robot tại Dawn. Anh điều khiển mọi hoạt động của robot, từ nhà riêng của mình ở Hiroshima, cách quán cà phê 800 km.
Imai mắc bệnh rối loạn triệu chứng soma, rất khó ra khỏi nhà. Do đó, việc được tuyển dụng làm nhân viên điều khiển robot cho quán Dawn khiến anh rất hạnh phúc. Imai cho biết thường nói chuyện với khách hàng rất nhiều chủ đề, từ thời tiết, đến quê quán và tình trạng sức khỏe.
"Tôi có thể trò chuyện với khách về nhiều thứ. Miễn là tôi còn sống thì tôi vẫn muốn làm việc, đóng góp cho cộng đồng. Tôi thấy hạnh phúc khi được là một phần của xã hội", Imai chia sẻ.
Dự án này đang khiến Paralympic trở nên ý nghĩa hơn, giúp người khuyết tật hoà nhập cuộc sống (Ảnh: AFP)
Ngoài Imai, các nhân viên khác của Dawn cũng đều là những người khuyết tật về thần kinh và thể chất, như các bệnh nhân mắc hội chứng xơ cứng teo cơ một bên. Họ chỉ có thể sử dụng chuyển động mắt trên bảng điện tử đặc biệt để gửi tín hiệu cho robot.
Dự án quán cà phê Dawn là sản phẩm của anh Kentaro Yoshifuji - một doanh nhân đồng sáng lập công ty Ory Laboratory chuyên sản xuất robot.
Sau khi gặp vấn đề về sức khỏe thời nhỏ, anh Yoshifuji, 33 tuổi, đã không thể đi học. Do vậy, lúc nào anh cũng muốn tìm cách đưa những người khuyết tật hoặc mắc bệnh không thể ra khỏi nhà có thể đi làm để hòa nhập với môi trường xã hội. Anh tâm sự quán cà phê Dawn chính là nơi mọi người có thể tham gia vào xã hội.
Robot máy cưa khéo léo như con người Kỹ sư đã biến một cánh tay robot Tormach ZA6 thành robot máy cưa cắt theo hình dạng con vật có sẵn. Anh phải thiết kế nhiều thuật toán mới cho cánh tay robot này.