Robot cá heo: Thay đổi tương lai của thủy cung?
Edge Innovation là một công ty vận hành theo đúng cái tên thể hiện sự đổi mới của mình. Họ đã tạo ra cá heo robot rất giống thật với hy vọng sau này, những con robot tương tự sẽ thay thế các loài sinh vật biển thật bị giam cầm và biểu diễn trong công viên giải trí.
Một ngày nào đó, những chú cá robot sẽ thay thế sinh vật biển bị giam cầm trong thủy cung.
Những sinh vật siêu thực
Công ty Edge Innovation có trụ sở ở Francisco (Mỹ) tạo ra những sinh vật biển, tàu lặn, tàu ngầm và những hiệu ứng cho kinh đô điện ảnh Hollywood. Công ty này được nghệ sĩ kỳ cựu về hiệu ứng phim ảnh đặc biệt Walt Conti thành lập năm 1991. Ông là người được đề cử giải Oscar (cho bộ phim The Perfect Storm).
Với sự hỗ trợ nhiệt tình của Roger Holzberg, cựu Giám đốc sáng tạo/ Phó Chủ tịch hãng Walt Disney Imagineering, Edge Innovation đã tạo ra gần 100 hệ thống dựa trên công nghệ độc đáo, chuyên biệt cao. Hiện tại, công ty có những kế hoạch lớn để thay đổi tương lai của các thủy cung không chỉ bằng robot cá heo phiên bản 2.0 mà còn bằng cá mập, cá voi và nhiều loài khác nữa.
Kỹ xảo cơ khí theo thời gian thực là những sinh vật siêu thực có khả năng mang lại bất kỳ trải nghiệm nào mà bạn có thể tưởng tượng ra” – ông Holzberg giải thích – “Từ những chú cá heo chia sẻ giấc mơ với con cái bạn cho tới những con cá mập trắng mời bạn trở thành một phần trong cuộc kiếm ăn điên cuồng của chúng, rồi tới những con rồng biển đang phun lửa trong một buổi biểu diễn nhạc nước. Cuối cùng, việc tiếp xúc an toàn, gần gũi với những sinh vật trong thế giới đại dương của chúng ta cuối cùng đang trở thành hiện thực”.
Giống như các công nghệ hướng tới tương lai khác, những hạt giống của Edge bắt đầu với phim Star Trek khi ông Conti tham gia một dự án tại Industrial Light & Magic tạo ra cá voi cho phim Star Trek IV. Sau một số bộ phim như Aliens, The Abyss của đạo diễn lừng danh James Cameron thành công trong việc sử dụng những hình ảnh hiệu ứng đầy sống động, ông Conti đã thành lập Ege Innovation năm 1991 để “đưa công nghệ robot tiên tiến vào các hiệu ứng phim ảnh”.
Dự án lớn đầu tiên của phim là tạo ra mô hình cá voi sát thủ “kích thước tối đa và bơi tự do cho bộ phim Free Willy. Đây là bộ phim ra đời năm 1993 nói về một đứa trẻ giải thoát cho con cá voi sát thủ cùng tên.
Kể từ đây, công ty tham gia làm hàng chục bộ phim được ưa chuộng khác, trong đó có việc tạo ra con trăn khủng trong phim Anaconda năm 1997. Khi CGI (công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính) ra đời, Edge tập trung nhiều hơn vào công việc của công viên giải trí, bao gồm tạo nhân vật Amino Avatar ở Pandora tại vương quốc động vật của Disney và gần đây nhất là nhân vật iRex khổng lồ cho chuyến đi trong Jurassic World ở Hollywood.
Video đang HOT
“Phiên bản cá heo 1.0 được giới thiệu trong cuộc thử nghiệm với Disney và được điều hành bởi 2 nhà hoạt hình” – ông Holzberg nói – “Ở phiên bản 2.0, chú cá heo có trí thông minh nhân tạo, có thể lặn ở vùng nước nông, duy trì trạng thái nổi phù hợp, ngoi lên bề mặt, nâng mũi lên để mô phỏng việc hít thở và cũng có thể tạo ra những cú lượn vòng rất thực tế”.
Trẻ em thường rất hứng thú với sinh vật biển.
Gây ấn tượng mạnh
“Phiên bản 3.00 (đang được phát triển) sẽ có “chế độ triển lãm” cho phép cá heo hoạt động thực tế giống một con cá heo bơi và thở. Sau đó, nó có thể biểu diễn đều đặn trong các chương trình giáo dục và giải trí. Phiên bản này sẽ có thời lượng pin 10 giờ và vòng đời 10 năm” – ông Holzberg giải thích.
Toàn bộ trải nghiệm nhằm tạo ra một ấn tượng chân thực đến mức khó có thể xóa nhòa.
Theo ông Holzberg, điểm khác biệt của cá heo phiên bản 3.00 là trải nghiệm trong thời gian thực, được cá nhân hóa. “Khi một đứa trẻ cách cá heo khoảng 60cm và hỏi người bạn mới của mình rằng “bạn có sợ cá mập không”, con cá heo nhìn vào mắt đứa trẻ và chậm rãi gật đầu – vậy là một kỷ niệm để đời đã được tạo ra”, ông Holzberg giải thích.
Do đại dịch Covid-19, Edge phải dừng dự án thủy cung lớn của Trung Quốc vốn đã qua giai đoạn thử nghiệm. Cuối cùng, ông Holzberg hy vọng sẽ có một số thủy cung với động vật robot lớn hơn nhiều so với cá heo như cá mập và cá voi mà mọi người chưa từng thấy. Ông cũng cho rằng trong tương lai sẽ còn xuất hiện nhiều động vật robot độc đáo như “những vận động viên bơi lội trong kỷ Jura”, “những sinh vật lạ lao qua làn nước và phun lửa” và “những sinh vật nhỏ phục vụ trẻ em tại các khu nghỉ dưỡng để chơi và học”.
Bất kỳ nhân vật hoạt hình nào cũng là sản phẩm của con người và các chuyển động của cá đều do người điều khiển thông qua trí thông minh nhân tạo, giống như điều khiển máy bay không người lái. Kinh nghiệm và tài năng của người làm ra robot cá heo khiến màn trình diễn của nó trở nên gần gũi, chân thực và an toàn. Động vật hoạt hình thời gian thực của chúng tôi có thể làm bất kỳ điều gì mà đồng loại thật của chúng làm được. Ông ROGER HOLZBERG
Biến phòng khách thành thế giới thủy cung mừng sinh nhật con
Một bà mẹ ở Michigan, Mỹ đã biến phòng khách thành thế giới thủy cung để tạo bất ngờ trong ngày sinh nhật con trai 2 tuổi.
Becky Spagnuolo đã biến ngôi nhà của mình thành một thiên đường đại dương sau khi chuyến đi mừng sinh nhật cho con trai Clark bị hủy bỏ do đại dịch Covid-19.
Gia đình từng lên kế hoạch đi từ Wixom, Michigan, tới Chicago để thăm Thủy cung Shedd. Cậu bé Clark luôn có một niềm đam mê mãnh liệt với cuộc sống đại dương, tìm hiểu các sinh vật biển.
Gia đình cậu bé Clark.
Becky chia sẻ: "Mỗi lần đến thủy cung, chúng tôi phải đi lên đi xuống nhiều vòng xung quanh và giải thích cho bé về những con cá. Một trong những từ đầu tiên bé học là 'cá'".
Tuy nhiên, kế hoạch tới thăm thành phố thủy cung nổi tiếng đã bị hủy do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Hai ngày sau khi hủy chuyến đi, Becky nảy sinh sáng kiến biến phòng khách của gia đình thành một thủy cung. Người mẹ trẻ chia sẻ: "Tôi chỉ cố gắng nghĩ cách khiến tất cả mọi người cười".
Do ảnh hưởng của Covid-19, gia đình phải hoãn chuyến đi, tổ chức sinh nhật cho con trai tại nhà.
Phòng khách biến thành thế giới thủy cung.
Gia đình cùng nhau chế tác và đọc những cuốn sách có chủ đề đại dương trong khi người mẹ đã nghiên cứu trên trang web của thủy cung để xem những con vật nào họ có thể tái tạo ở nhà.
Cậu bé Clark tỏ ra thích thú với món quà sinh nhật đặc biệt.
Với những tờ giấy thủ công, những quả bóng màu xanh, hình những chú cá mập, rùa, cánh cụt được cặp vợ chồng tái hiện.
Cô dán khăn trải bàn bằng nhựa màu xanh ra cửa sổ để tạo thành đại dương, treo những con sứa giấy tự chế từ trần nhà, thổi bong bóng.
Đến ngày sinh nhật, chứng kiến thế giới thủy cung ngay trước mắt mình, cậu bé Clark vô cùng ngạc nhiên, thích thú. Khoảnh khắc cậu bé Clark phát hiện ra nhân vật hoạt hình cá Dory cũng ở trong căn nhà của mình, cậu đã reo lên: "Dory! Con tìm thấy Dory rồi! Nhìn kia, nó đang bơi kìa".
"Phản ứng của Clark chính xác là những gì tôi mong đợi" - Becky nhớ lại.
'Cứu hộ' san hô ở bán đảo Sơn Trà Lặn ngụp dưới làn nước lạnh, các thành viên của Trung tâm Cứu hộ sinh vật biển Sasa đang ra sức 'cứu chữa', chăm sóc cho những rạn san hô bị hư hại dưới chân bán đảo Sơn Trà. Nhóm Sasa được thành lập từ 2 năm trước, trong một lần cứu hộ một cá thể cá heo dạt vào bãi biển Đà...