Robot biết đi theo chủ nhân
Robot Aether có thể nhận diện khuôn mặt để xác định và bám theo người dùng trong môi trường phức tạp.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Monash (Australia), JDQ Systems và Đại học British Columbia (Canada) đã phát triển robot Aether với khả năng theo dõi đường đi của một người cụ thể trong khoảng cách nhất định.
Robot Aether có khả năng xác định và bám theo người dùng. Ảnh: Techxplore .
Công cụ nhận dạng khuôn mặt hỗ trợ robot nhận ra người cần phục vụ nhưng lại không theo dõi được chuyển động của họ. Do đó, các nhà khoa học đã xây dựng một kỹ thuật theo dõi ẩn danh, cho phép robot theo dõi chuyển động của một người mà không cần biết họ là ai.
Sự kết hợp này được tạo lên từ thuật toán K-Nearest Neighbors cùng với công nghệ phân ngưỡng ảnh trong thị giác máy tính, một phương pháp thường được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ phân loại.
“Thuật toán của chúng tôi có thể xử lý tốt với các hiện tượng tắc ánh sáng, ánh sáng cực kém, hoặc khôi phục mục tiêu bị mất tạm thời. Tất cả đều là thách thức lớn đối với robot và thường gặp phải trong các tình huống thực tế. Vì vậy, robot của chúng tôi có thể hoạt động đáng tin cậy khi được triển khai”, Wesley P. Chan, một trong những nhà nghiên cứu thuộc dự án này, cho biết.
Chan và các đồng sự đã thử nghiệm phương pháp theo dõi chuyển động bằng một loạt bài kiểm tra, trong đó robot Aether phải nhận diện và bám theo người dùng trong năm tình huống khác nhau. Các nhà khoa học so sánh vị trí tương đối của robot với mọi người xung quanh bằng hệ thống ghi lại chuyển động Vicon. Các thử nghiệm ban đầu đem lại kết quả rất hứa hẹn, với kỹ thuật vượt trội so với các công cụ nhận dạng khuôn mặt và theo dõi chuyển động hiện có.
Video đang HOT
“Chúng tôi hiện đang nghiên cứu các kỹ năng khác cho Aether, như điều hướng an toàn, hiểu các cử chỉ giao tiếp con người sử dụng, thực hiện kiểm tra phòng định kỳ, thực hiện các cuộc trò chuyện và cung cấp dịch vụ giải trí. Sứ mệnh lớn hơn của chúng tôi là biến robot trở thành người đồng hành có năng lực và được con người chấp nhận trong xã hội, từ đó chúng có thể giúp cải thiện năng suất và chất lượng cuộc sống của con người”, Chan nói.
Trong khi đó, nhiệm vụ trước mắt của Aether là giảm áp lực công việc cho nhân viên y tế và hỗ trợ người già tại các cơ sở chăm sóc người cao tuổi. Robot sẽ đi cùng bệnh nhân đến nhà ăn, theo chân nhân viên y tế đến phòng bệnh hay đơn giản là chơi trò chơi gắn thẻ với bệnh nhân để khuyến khích tập thể dục. Tất cả những kỹ năng này đòi hỏi robot có khả năng nhận diện và định vị được mọi người xung quanh cũng như hướng di chuyển của họ.
Nhiều công ty công nghệ Đức đang đầu tư vào Trung Quốc
Nhiều công ty Đức đang tăng cường đầu tư vào Trung Quốc khi nước này hồi phục sau các biện pháp phong tỏa cứng rắn trong Covid-19.
Hãng chế tạo robot công nghiệp Đức, Hahn Automation, dự định đầu tư hàng tỷ euro cho các nhà máy mới tại Trung Quốc trong vòng ba năm tới, nhằm tận dụng nền kinh tế đang hồi phục nhanh hơn các nước khác sau đại dịch Covid-19.
"Nếu muốn phát triển cùng thị trường Trung Quốc, chúng tôi phải sản xuất ngay tại chỗ. Mục tiêu là 25% doanh số bán hàng đến từ Trung Quốc vào năm 2025, so với khoảng 10% hiện nay", Giám đốc điều hành Hahn Automation Frank Konrad cho hay.
Công nhân làm việc tại nhà máy Hahn Automation ở Đức. Ảnh: Reuters .
Sự phục hồi của Trung Quốc là tin tốt với các công ty như Hahn, nhưng lại gây khó khăn cho các nỗ lực đa dạng hóa quan hệ thương mại và giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh đang được chính quyền Thủ tướng Đức Angela Merkel thực thi.
Bất chấp lo ngại của chính quyền Đức, ngành công nghiệp nước này đang thắt chặt quan hệ với Trung Quốc, quốc gia áp dụng nhiều biện pháp phong tỏa chặt chẽ nhằm đối phó đại dịch và cho phép họ trở lại bình thường sớm hơn nhiều nước trên thế giới.
Olaf Kiesewetter, CEO hãng cung cấp cảm biến ôtô UST, cũng đặt mục tiêu 25% doanh số tại Trung Quốc. Nước này đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của UST ngoài Liên minh châu Âu (EU), chiếm khoảng 15% doanh số hiện nay.
"Chúng tôi nhận thấy rõ ràng Trung Quốc đang thoát khỏi khủng hoảng một cách mạnh mẽ. Tình hình kinh doanh quý III của chúng tôi sẽ không thể tốt đẹp nếu thiếu Trung Quốc. Không còn nghi ngờ gì về việc chúng tôi đang ổn định nhờ Trung Quốc", Kiesewetter nói.
Sự chuyển dịch và tăng cường phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đi ngược lại nỗ lực đa dạng hóa của chính phủ Đức, vốn bắt đầu từ khi Trung Quốc kiểm soát công ty robot Kuka hồi năm 2016, bước đi được nhiều quan chức Đức mô tả là hồi chuông cảnh tỉnh cho thấy Bắc Kinh là đối thủ cạnh tranh đáng gờm.
Trung Quốc trỗi dậy mạnh hơn
Hai nước ngày càng kết nối trong nhiều mặt. Trung Quốc vượt Pháp và tiến gần đến Mỹ trong danh sách những thị trường xuất khẩu hàng đầu của Đức tính theo giá trị trong 9 tháng đầu năm 2020. Một quan chức Đức cấp cao cho rằng xu hướng hiện nay có thể giúp Trung Quốc vượt Mỹ trong ba tháng cuối năm.
Trung Quốc chiếm 8% giá trị xuất khẩu của Đức trong giai đoạn tháng 1-9, so với 7% năm ngoái. Trung Quốc cũng là nhà cung ứng hàng đầu, chiếm 11% sản lượng nhập khẩu của Đức trong năm nay, so với mức dưới 10% trước đó.
Trong ngắn hạn, Trung Quốc đang có thế mạnh vượt trội so với nhiều nước phương Tây.
Đức đang hứng chịu làn sóng Covid-19 thứ hai và nền kinh tế được dự đoán sẽ suy giảm 6% trong năm nay, trong khi Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng với mức ước tính 1,9%. Đức được kỳ vọng sẽ hồi phục trong năm 2021, nhưng mức dự báo 4,2% vẫn thấp hơn ước tính 5,2% toàn cầu và kém xa mức 8,2% của Trung Quốc, theo nhận định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Sự phụ thuộc l à con dao hai lư ỡi
Nhu cầu tại Trung Quốc có thể giúp các doanh nghiệp châu Âu vượt qua đại dịch, nhưng họ vẫn phải đối mặt với những rào cản mà giới chức Đức nói rằng mang lại cho Trung Quốc những lợi thế không công bằng, trong đó Bắc Kinh áp dụng mô hình kết hợp giữa nền kinh tế do nhà nước quản lý với hoạt động trong lĩnh vực tư nhân.
Robot trong dây chuyền chế tạo của Hahn Automation ở Đức. Ảnh: Reuters .
Hahn Automation đang đối mặt nhiều cản trở với các cỗ máy mang nhãn hiệu "Sản xuất tại Đức" trong bối cảnh Trung Quốc coi robot công nghiệp là một trong những lĩnh vực đặc biệt ưu tiên trong chiến lược "Sản xuất tại Trung Quốc 2025".
"Trung Quốc muốn mang phần lớn giá trị gia tăng trong lĩnh vực tự động hóa và robot công nghiệp vào lãnh thổ của hộ", CEO Konrad nói, thêm rằng Hahn Automation không còn lựa chọn nào ngoài chuyển dịch một phần dây chuyền sản xuất tới Trung Quốc.
"Không thể phớt lờ Trung Quốc bởi thị trường và cơ hội phát triển quá lớn. Nhưng phần lớn doanh nghiệp Đức thừa hiểu rằng không nên bỏ hết trứng vào một giỏ", Mair nói.
Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Trung Quốc không bình luận.
"Nhiều công ty Đức đang tìm đến các phương án thay thế như Việt Nam và Indonesia nhằm mở rộng lựa chọn sản xuất ở châu Á. Tuy nhiên, sẽ cần 3 - 5 năm trước khi kết luận họ có thành công trong nỗ lực giảm phụ thuộc vào Trung Quốc hay không", Friedolin Strack, người đứng đầu bộ phận thương mại quốc tế của BDI, cho hay.
Robot hút bụi Trung Quốc tự chia sẻ lời tục tĩu, nhà sản xuất đáp: 'Tạm thời không thể xóa!' Đôi khi những con robot hút bụi có thể được nhà sản xuất thêm vào các tính năng mới đầy kỳ quặc. Mới đây, một cư dân mạng ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã chia sẻ trên Weibo phát hiện mới đầy kinh ngạc của mình. Đó là khi sử dụng ứng dụng đi kèm robot hút bụi để chia sẻ kết quả...