Robert Enke và cái chết khiến cả thế giới rơi nước mắt
10 năm đã trôi qua từ ngày thủ thành Robert Enke tự vẫn, song những ảnh hưởng và bài học từ thủ thành xấu số người Đức vẫn còn nóng hổi với thế giới bóng đá.
Ngày 10/11/2009, thế giới bóng đá rúng động trước thông tin thủ môn tuyển Đức, đội trưởng CLB Hannover Robert Enke tự vẫn ở tuổi 32. Đằng sau cái chết của Enke là “bóng ma” có tên trầm cảm, nỗi bất hạnh của bất kỳ vận động viên nói chung và thủ môn bóng đá nói riêng nào từng phải đối mặt.
Thủ người Robert Enke tự vẫn ở tuổi 32. Ảnh: DFB.Cái chết thương tâm nhất nước Đức
Sáng hôm ấy, Enke chào tạm biệt vợ và hôn lên trán cô con gái nuôi Leila mới 10 tháng tuổi trước khi lên xe đến sân tập với các đồng đội ở Hannover. Enke đã nói dối. Hannover cho các cầu thủ nghỉ tập buổi sáng.
Thủ thành này lên xe, đi lòng vòng 8 tiếng đồng hồ trước khi chọn cách dừng lại tại một ngã tư giao nhau với đường sắt ở một làng nhỏ gần Hannover, cách ngôi nhà của mình không xa.
Enke bỏ lại xe, để ví trên ghế. Anh đi dọc theo đường tàu. Khi đoàn tàu cao tốc mang số hiệu 4427 từ Bremen về Hannover chạy với vận tốc lên tới 160 km/h đi qua, anh lao thẳng vào và kết liễu cuộc đời mình ở tuổi 32. Địa điểm nơi Enke chọn để tự sát chỉ nằm cách mộ cô con gái ruột Lara chừng vài chục mét.
Cả nước Đức rúng động vì cái chết bất ngờ của Enke. Hàng nghìn CĐV Hannover đã tới sân vận động để đặt hoa trắng tưởng niệm thủ thành xấu số. CLB cũ Barca của Enke thực hiện nghi thức một phút mặc niệm cho anh.
Đội tuyển Đức hủy trận giao hữu với Bồ Đào Nha, và tất cả buổi phỏng vấn cũng như tập luyện sau cái chết của Enke. “Chúng tôi hoàn toàn bị sốc trước mất mát này”, lãnh đội Oliver Bierhoff chia sẻ trước báo giới.
40.000 khán giả kéo tới sân AWD Arena của Hannover để tham dự đám tang của Enke. Buổi lễ tang cũng được tường thuật trực tiếp trên toàn nước Đức. Mộ của Enke được đặt cạnh nơi yên nghỉ của cô con gái Lara.
Cái chết của Enke gây chấn động nước Đức. Ảnh: Getty.
Ám ảnh về thất bại
Sau cái chết của Enke, cô vợ Teresa thừa nhận thủ thành này đã phải đấu tranh với căn bệnh trầm cảm suốt 6 năm. Mọi thứ càng trở nên trầm trọng trong 3 năm cuối khi cô con gái nhỏ Lara qua đời vì bị bệnh tim bẩm sinh. Dù có sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý, Enke đã không thể gượng dậy.
Video đang HOT
Căn bệnh trầm cảm của Enke bắt đầu từ năm 2003, khi anh khoác áo Barca. Trước đó, Enke là người gác đền đầy triển vọng của bóng đá Đức. Anh được MU, Arsenal theo đuổi song Enke quyết định chọn tới Barca vì ngưỡng mộ truyền thống của gã khổng lồ xứ Catalonia.
Ước mơ nhanh chóng trở thành ác mộng với Enke. Anh bị HLV Louis van Gaal ghẻ lạnh. Ông thầy người Hà Lan từng thừa nhận “chẳng biết Enke là ai”.
Quãng thời gian ác mộng tại Barca đã khiến Enke mắc căn bệnh trầm cảm.
Trận gặp Novelda ở Cúp nhà vua, Enke được xếp bắt chính nhưng anh lại mắc sai lầm khiến Barca thua cuộc. Sau trận đấu, thủ thành này bị sốc trước những lời chỉ trích thẳng mặt của Frank de Boer.
Sau này De Boer đổ lỗi báo chí bóp méo câu nói của anh, nhưng sự thực câu nói “Enke nên bị ném cho sư tử ăn thịt” được cho là của De Boer và Valdes đã ám ảnh Enke suốt những năm còn lại trong sự nghiệp.
Sau trận đó, Enke chỉ bắt thêm 3 trận cho Barca trước khi bị đem cho mượn tới Tenerife và Fernebahce. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, mọi chuyện còn trở nên tệ hơn. Các CĐV ném điện thoại, vỏ chai vào Enke khi anh phạm phải một sai lầm nghiêm trọng trong thất bại 0-3 trước Istanbulspor ở cúp quốc gia.
Bất chấp việc sau đó Enke trở về Đức và trở thành thủ môn số một của Hannover, những ám ảnh về thất bại ấy cũng không buông tha anh. Cái chết của cô con gái Lara càng làm tình trạng trở nên nghiêm trọng. Việc nhận con nuôi không thể giúp Enke thoát khỏi bóng ma trầm cảm.
Cái chết của cô con gái Lara cũng là nguyên nhân khiến Enke quỵ ngã trước bệnh tật. Ảnh: Getty.
Cô vợ Teresa còn chia sẻ rằng Enke vẫn không thể quên cái chết của cô con gái Lara: “Anh ấy thường có cảm giác tội lỗi. Sau khi bé Lara ra đi, anh ấy sợ một bi kịch tiếp theo có thể đến với Leila khi có một người cha vẫn đang phải điều trị chứng trầm cảm”.
Một cuộc đời quá ngắn ngủi: Tấn bi kịch của Robert Enke (A Life Too Short: The Tragedy of Robert Enke) là tựa đề của cuốn sách viết về cái chết của thủ môn người Đức, xuất bản vào tháng 9/2011. Tác giả cuốn sách là Ronald Reng, một người bạn của Enke, đồng thời là chuyên gia về bệnh lý tâm thần.
Trong cuốn sách được dán mác best-seller (bán chạy nhất) này, Ronald Reng tiết lộ Enke từng viết trong cuốn nhật ký rằng: “Tôi rất lo lắng và nghĩ rằng mình nên cách ly với thế giới bên ngoài”.
Cuốn sách của Ronald Reng sau đó nhận được cơn mưa phản hồi từ các cầu thủ, những người đại diện và cả những người bình thường, vì ông đã nói ra một vấn đề mà lâu nay vẫn được giữ kín.
Có quá nhiều người ở ngoài kia giống Enke. Họ bị ám ảnh bởi những thất bại trong quá khứ, và cảm thấy mắc kẹt khi không thể tìm ra cách để thoát khỏi những ý nghĩ tiêu cực. Họ cũng không có đủ dũng cảm để công khai chống lại căn bệnh.
Cái chết của Enke khiến thể thao thế giới phải xem xét lại về sự quan trọng của tâm lý học. Ảnh: Getty.
Những chấn thương thông thường có thể được chữa trị bởi đội ngũ bác sĩ, nhưng tổn thương tâm lý thì cần nhiều hơn một phương pháp để trở lại bình thường.
10 năm sau ngày Enke qua đời, các cầu thủ Đức hay châu Âu đã được quan tâm tốt hơn về mặt tâm lý. Song không phải cầu thủ nào trên toàn thế giới cũng được hưởng sự chăm sóc đó.
Bóng đá là môn thể thao quá khắc nghiệt, song hành với kẻ chiến thắng còn là người thua cuộc. Một Enke thứ hai có thể đến bất kỳ lúc nào nếu những cầu thủ không được quan tâm và chăm sóc kịp thời sau những thất bại.
Theo Zing
Từ Enke đến Sulli: Những tiếng thét mang tên trầm cảm
Bóng đá và giải trí có điểm chung là bi kịch mang tên trầm cảm, từ thủ thành Enke đến sự ra đi của Sulli sẽ khiến khán giả phải suy ngẫm...
Sulli, nữ ca sĩ - diễn viên nổi tiếng của Hàn Quốc qua đời đã để lại một cú sốc lớn cho cả châu Á. Trước một tấn bi kịch mang tên cái chết của Sulli, fan hâm mộ giải trí có lẽ phải giật mình khi 12 năm qua có 11 ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc tự tử.
Tất cả là nạn nhân của sự trầm cảm, bởi giải trí Hàn Quốc trở thành ngành công nghiệp với sự áp lực cực kỳ khủng khiếp, từ sự hà khắc của cạnh tranh đến sức ép của người hâm mộ với những "tiếng chửi", lời chê - khen liên tục xuất hiện. Và một khi ai không thể vượt qua được những áp lực kể trên thì rơi vào vòng xoáy, có thể dẫn đến tấn bi kịch như Sulli.
Sulli tự tử vì trầm cảm.
Trầm cảm đáng sợ như thế nào? Tại sao là "sát thủ" khiến cho một loạt sao Hàn Quốc phải chọn cách tự tử? Độc giả có thể hiểu thêm sự đáng sợ này qua một lăng kính khác - đó là trầm cảm trong bóng đá.
Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp thế giới (FIFPro) làm cuộc khảo sát với hàng trăm cầu thủ chuyên nghiệp để ra kết quả: 26% cầu thủ thừa nhận bị chứng trầm cảm.
"Áp lực cả trong lẫn ngoài sân cỏ đang đè nặng lên đôi vai của giới cầu thủ. Sự dồn nén đó phần nào đã khiến càng ngày càng có nhiều cầu thủ rơi vào chứng trầm cảm", Vincent Gouttebarge, chuyên gia bộ phận y tế của FIFPro nói.
Đó cũng là lý do bóng đá thế giới không ít lần chứng kiến những cái chết đau thương, nó cũng rơi vào bi kịch tương tự như sự ra đi của Sulli. Thủ thành Robert Enke là một ví dụ...
Ngày 10/11/2009, Robert Enke rời nhà với lời nói tạm biệt người vợ Teresa. Anh cũng không quên dành tặng cô con gái nhỏ 10 tháng tuổi của mình một nụ hôn lên trán. Enke nói với gia đình đến sân tập. Nhưng kể từ lúc anh rời nhà là một sự ra đi vĩnh viễn...
Enke chọn cách tự tử bằng cách lao vào đoàn tào đang chạy với vận tốc 160 km/giờ. Một cái chết rúng động cả bóng đá Đức và thế giới.
Sau đó, cái chết của Enke được xác định do trầm cảm. Anh đã giấu kín căn bệnh trầm cảm trong nhiều năm. Mọi thứ bắt đầu từ lúc anh quyết định đến khoác áo CLB Barcelona vào năm 2002. Sức ép cực lớn vì chơi bóng cho một CLB hàng đầu thế giới và những ngày ngồi trên ghế dự bị khiến cho Enke rơi vào bi kịch trầm cảm.
"Giai đoạn trầm cảm đầu tiên của Enke là thời điểm anh ấy thấy mình vô giá trị với Barca và bị hiểu lầm. Robert đã không thể tìm được câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi tại sao những ý nghĩ đen tối đó cứ quẩn quanh mình", nhà văn Ronald Reng viết trong cuốc sách mang tên Một cuộc đời quá ngắn ngủi - Tấn bi kịch của Robert Enke (A Life Too Short: The Stragedy of Robert Enke).
Enke chọn cách lao vào đoàn tàu vì bị trầm cảm trong nhiều năm.
Hai năm sau cái chết của Enke (tháng 11 năm 2011) cựu cầu thủ và HLV của xứ Wales, Gary Speed treo cổ tự tử tại nhà riêng. Sự ra đi của Gary Speed được xác nhận do... trầm cảm.
Cầu thủ Andreas Biermann có ba lần tự tử nhưng bất thành. Lý do là Andreas Biermann mắc bệnh trầm cảm và ám ảnh bởi cái chết của Enke.
Bóng đá nếu xét ở khía cạnh dư luận, sự nổi tiếng, kiếm tiền và sự cạnh tranh, rõ ràng có sự tương đồng rất lớn với giải trí. Và hơn hết, cả hai có điểm chung là bi kịch mang tên sự trầm cảm.
Từ Enke đến Sulli để lại cho fan hâm mộ nhiều điều suy ngẫm. Họ theo đuổi giấc mơ từ bé và chạm tay vào thì phải đối diện với vô vàn sức ép khác. Thế nên, khán giả cần có sự cân nhắc trước khi khen - chê thần tượng, đó là cách giúp họ giảm bớt áp lực để tránh xảy ra những cái chết bi thương.
Theo SaoStar
Văn Lâm 'câu khách' cho quán trà của vợ Quế Ngọc Hải Vừa về Việt Nam hội quân, thủ thành Văn Lâm giúp vợ chồng Quế Ngọc Hải quảng bá cho quán trà chanh sắp khai trương ở Hà Tĩnh. Văn Lâm tặng chữ ký ủng hộ quán trà của vợ Quế Ngọc Hải. Ảnh: Dương Thùy Phương. Đặng Văn Lâm từ Thái Lan về Hà Nội hội quân cùng tuyển Việt Nam vào hôm...