Rộ tin Tập Cận Bình đang dồn lực vây bắt “con hổ” cực lớn
Việc bắt giữ một quan chức cấp cao gần đây của Bắc Kinh gửi đi tín hiệu, một nhân vật có tầm ảnh hưởng cực lớn có thể đang nằm trong tầm ngắm của Chủ tịch Tập Cận Bình và sẽ trở thành đối tượng tiếp theo của chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng “đả hổ diệt ruồi”.
Chiến dịch vây bắt mở màn
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi với ông Vương Kỳ Sơn – người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sau lễ khai mạc cuộc họp thường niên của Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc gọi tắt là Chính hiệp ngày 3.3.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 30.5 công bố bắt giữ Li Yunfeng, Phó Chủ tịch tỉnh Giang Tô. Li bị bắt vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng – cụm từ được nhà chức trách Trung Quốc dùng để ám chỉ hành vi tham nhũng.
Ông Li cũng là một ứng viên sáng giá của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và được cho là sẽ thăng tiến xa nếu không trở thành “nạn nhân” trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập Cận Bình.
Li Yunfeng, Phó Chủ tịch tỉnh Giang Tô.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch chống tham nhũng ngay khi vừa nhậm chức năm 2012. Người được ông Tập tin tưởng, giao nhiệm vụ dẫn đầu chiến dịch chống tham nhũng là ông Vương Kỳ Sơn.
Điều này khiến ông Vương Kỳ Sơn – người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trở thành nhân vật quyền lực, đứng “dưới một người, trên vạn người”.
Điều đáng chú ý là, vụ bắt giữ Phó Chủ tịch tỉnh Giang Tô thổi bùng lên câu hỏi, Vương Kỳ Sơn đang ở đâu?
Ông Vương đã không xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 20.4. Như vậy, tại thời điểm ông Li bị bắt, chiến lược gia của chiến dịch chống tham nhũng đã biến mất hơn 1 tháng.
Nhiều đồn đoán cho rằng, ông Vương có thể đang bận rộn chuẩn bị phía sau hậu trường cho chiến dịch bắt giữ một con hổ cực lớn khác. Chiến dịch này đã được khởi động bằng việc bắt giữ Phó Chủ tịch tỉnh Giang Tô Li Yunfeng.
“Ông Tập Cận Bình đang nhắm bắt con hổ cực lớn. Một chuyện chấn động có thể sắp xảy ra”, tờ báo Nikkei của Nhật bình luận.
Một mũi tên trúng 2 đích
Phó Chủ tịch tỉnh Giang Tô Li Yunfeng sinh ra ở thành phố Trấn Giang thuộc tỉnh Giang Tô, cùng quê với Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều.
Video đang HOT
Ông Li cũng là cánh tay phải của ông Lý Nguyên Triều, người từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô, nay là Phó Chủ tịch nước, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Lý Nguyên Triều, cũng sinh ra ở Giang Tô. Do đó, Giang Tô là thành trì chính trị của ông Lý, người hiện là thành viên chủ chốt của Đoàn Thanh niên, một lực lượng chính trị lớn trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Giới chức Trung Quốc lâu nay đều hiểu có một quy định bất thành văn rằng, “tu dưỡng cả đời không bằng vào Đoàn Thanh niên một năm”.
Li Yunfeng thăng tiến trên quan lộ cũng nhờ Đoàn Thanh niên của Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều.
Theo đó, việc trợ lý thân tín bị bắt giữ vì tội tham nhũng chắc chắn gây ra cú sốc lớn đối với ông Lý Nguyên Triều.
Nhiều nhà quan sát chính trị ở Bắc Kinh nhận định, rất có thể, con hổ cực lớn mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang nhắm tới là ông Lý Nguyên Triều.
Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều
Ngoài ra, Li Yunfeng còn cùng quê và là người gần gũi với cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Được biết, khi ông Giang nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc, Li giữ chức Phó Tổng thư ký của Đảng bộ tỉnh Giang Tô và thường xuyên tham vấn ý kiến của ông Giang về các vấn đề quan trọng của địa phương. Kể từ khi nghỉ hưu, cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân được cho là vẫn duy trì ảnh hưởng chính trị rất lớn.
Ông Giang sinh ra ở thành phố Dương Châu, vốn được ngăn cách với Trấn Giang bởi sông Dương Tử.
Theo Nikkei, Trấn Giang theo nghĩa đen có nghĩa là “Đưa Giang Trạch Dân vào tầm kiểm soát, hạn chế quyền lực của Giang Trạch Dân”. Cuối năm 2014, Chủ tịch Tập từng có chuyến kiểm tra bí mật tớiTrấn Giang.
Báo Nhật nhận định, chuyến kiểm tra bí mật tới Trấn Giang khi đó của ông Tập là nhằm chứng minh quyết tâm mạnh mẽ của ông trong việc chống lại ảnh hưởng quá lớn của ông Giang Trạch Dân. Theo đó, những nhân vật thân tín của ông Giang đều là mục tiêu. Li Yunfeng vì thế mà bị bắt.
Giới phân tích nhận định, bằng cách giam cầm “con hổ” Giang Tô, Li Yunfeng, ông Tập đang gây sức ép mạnh với phe ông Giang Trạch Dân, được gọi là phe Thượng Hải, cũng như phái Đoàn Thanh niên. Ông Tập đang muốn ngăn chặn hai phe phái trên hình thành liên minh chống lại ông.
Phe Thượng Hải, cũng như phái Đoàn Thanh niên đều có ảnh hưởng mạnh ở Giang Tô. Và đây là lý do vì sao Giang Tô một lần nữa trở thành “điểm nóng” trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập.
Trước đó, cựu trùm an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, một cựu thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, thuộc phe Thượng Hải do cựu Chủ tịch Giang dẫn đầu, đã bị bắt giữ và lĩnh án chung thân với nhiều tội danh như tham nhũng, lạm dụng quyền lực và tiết lộ bí mật nhà nước.
Ông Chu Vĩnh Khang cũng sinh ra ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Ngoài ra, ông Yang Weize, một cựu quan chức hàng đầu ở thành phố Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô, cũng đã bị thanh trừng. Yang Weize là người thân tín của cả ông Giang lẫn ông Chu.
Theo Danviet
Quan Trung Quốc giấu giàu sang vì sợ 'đả hổ diệt ruồi'
Ngành kinh doanh mặt hàng xa xỉ ở Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng các quan chức nước này e dè khi móc hầu bao vì sợ trở thành mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi".
Nhiều cửa hàng bán đồ xa xỉ Trung Quốc không có khách hàng do tác động của chiến dịch "đả hổ diệt ruồi". Ảnh minh họa: Reuters
Chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng gần hai năm trước một mặt đã góp phần làm thanh sạch bộ máy quan chức nước này nhưng mặt khác cũng đang mang tới những tác động không mong muốn, theo BBC.
Những người nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền, có tầm ảnh hưởng rộng lớn, nay nhận ra rằng càng vung tiền chi tiêu vào những mặt hàng xa xỉ như đồ trang sức hay xe hạng sang thì khả năng họ bị rơi vào tầm ngắm của các điều tra viên chống tham nhũng càng lớn. Kết quả là họ hạn chế tối đa "móc hầu bao", khiến hàng loạt ngành kinh doanh chịu tổn thất.
Một cửa hàng bán trang sức ngọc trai đắt tiền tọa lạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, nhiều năm trước ngày nào cũng tấp nập khách khứa đến mua và xem đồ. Những viên ngọc trai sáng bóng chất thành từng đống trên các tủ kính. Nhân viên ở đây thậm chí còn không có thời gian để nhặt những viên ngọc chẳng may bị rơi xuống đất lên vì họ quá bận rộn kiếm tiền.
Trái ngược với khung cảnh năm xưa, cửa hàng này giờ đây trở nên vắng vẻ, không một bóng khách lai vãng. Tình trạng ấy cũng xảy ra với tất cả các cửa hiệu bán ngọc trai khác trong khu vực.
Jane là nhân viên lâu năm tại cửa hàng bán ngọc trai một thời đông đúc kể trên. Tình hình kinh doanh ảm đạm khiến cô cảm thấy lo lắng và chán nản.
"Hãy nhìn ra ngoài kia mà xem. Khách du lịch không còn kéo đến nữa vì lo sợ trước tình trạng ô nhiễm", Jane cho biết khi được hỏi vì sao cửa hàng vắng khách đến vậy.
"Đấy vẫn chưa phải điều tồi tệ nhất", cô tiếp tục chia sẻ. "Khách hàng Trung Quốc của chúng tôi thường là những người chi mạnh tay hơn cả. Các quan chức chính phủ từng đến cửa hàng và mua những viên ngọc trai thượng hạng để làm quà biếu. Nhưng hiện tại, họ không dám làm vậy nữa vì sợ ông Tập".
"Chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra và không ai muốn mình bị nhìn thấy trong lúc mua một món trang sức đắt tiền", Jane nhấn mạnh.
Nhà chức trách Trung Quốc tuần này thông báo, chỉ tính riêng năm 2015, khoảng 300.000 quan chức đã bị xử lý vì có hành vi tham nhũng, trong đó 80.000 người phải nhận "hình phạt nặng".
Theo BBC, chiến dịch truy quét thường được triển khai nội bộ nên người dân Trung Quốc có rất ít thông tin về việc những quan chức này là ai, họ đã làm sai điều gì và sẽ bị trừng phạt ra sao. Sự mơ hồ ấy tạo nên tâm lý hoang mang cho tất cả mọi người, đặc biệt là các quan chức "chưa bị động đến".
Ngoài những cửa hàng buôn bán đồ xa xỉ, các sòng bạc hợp pháp Trung Quốc cũng trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của chiến dịch chống tham nhũng. Tại Macau, Las Vegas của phương Đông, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sòng bạc năm ngoái giảm tới 20%. Tất cả đều do những quan chức "lắm tiền nhiều của" không tìm đến đây nữa.
Nhưng những gì đang diễn ra không đồng nghĩa với việc đảng Cộng sản Trung Quốc đã hoàn thành nhiệm vụ làm trong sạch bộ máy của mình, bình luận viên Celia Hatton nhận định.
"Tôi không cho rằng điều đáng quan tâm nằm ở sự thay đổi số lượng các quan chức vi phạm pháp luật", một nữ quan sát viên am hiểu vấn đề nói, đồng thời giải thích rằng những người bên ngoài Trung Quốc đã hiểu sai mục tiêu cũng như ý nghĩa sâu xa của chiến dịch "đả hổ diệt ruồi".
Theo bà, thứ mà ông Tập nhắm tới không phải trừng phạt các quan chức tham nhũng. Thay vào đó, Chủ tịch Trung Quốc chỉ đang cố gắng thể hiện uy quyền của mình, khiến các quan chức khác e dè và không thể hiện thái độ phản kháng để từ đó ông có thể áp dụng mọi chính sách, chiến lược đề ra một cách dễ dàng hơn.
Thực chất, đây là một nỗ lực nhằm đảm bảo và duy trì sự trung thành đối với lãnh đạo bên trong bộ máy nhà nước và kể cả các đế chế tài chính của chính phủ, Hatton đánh giá. Các công ty dầu khí quốc gia, quân đội và cả những ngân hàng lớn đều có khả năng trở thành mục tiêu bị điều tra tham nhũng. Đến cả bản thân cơ quan chống tham nhũng cũng có nhân viên điều tra nội bộ riêng.
Thế giới ngầm
Trung tâm thương mại vắng khách là tình trạng tương đối phổ biến. Ảnh minh họa:China Business Review
Dù vậy, những hoạt động mờ ám đằng sau cánh cửa đóng kín vẫn còn đó. Theo một nguồn thạo tin, các nhà hàng "bí mật" hiện trở thành địa điểm được nhiều người săn tìm. Tại tầng trệt, chúng trông không khác gì quán trà tồi tàn nhưng những tầng cao hơn lại là nơi thường xuyên diễn ra các buổi tiệc linh đình.
Thực tế, một số mặt hàng xa xỉ vẫn phổ biến, chỉ có điều chúng được giao dịch một cách bí mật, Hatton cho hay.
Gần nơi Hatton sống ở Bắc Kinh có một loạt cửa hàng bán toàn đồ đắt tiền. Chúng nằm trong một trung tâm thương mại ngoài trời, quy tụ tất cả các hãng thời trang, đồ gia dụng, điện tử sang trọng và hiện đại bậc nhất đến từ châu Âu. Nhưng kỳ lạ là những cửa hiệu này lúc nào cũng vắng vẻ, gần như không ai ra vào.
Nhưng Hatton đã bị bất ngờ khi một ngày bà bước chân xuống bãi đỗ xe phía dưới trung tâm thương mại. Mọi chỗ trống đều được lấp đầy bởi những chiếc ôtô thuộc các hãng nổi tiếng thế giới như BMW, Lamborghini hay Rolls Royce. Phía sau chúng là các thang máy cá nhân. Mỗi cửa hàng đều sở hữu thang cuốn riêng. Khách hàng không cần phải mạo hiểm đi ra bên ngoài để vào mua sắm bằng lối cửa chính.
Đứng trước câu hỏi "khi nào thì chiến dịch chống tham nhũng kết thúc?", một chuyên gia Trung Quốc giấu tên cho biết nó "sẽ chấm dứt khi ông Tập Cận Bình cảm thấy mình đã hoàn toàn nắm quyền kiểm soát".
Ông Tập có nhiều cán bộ thân tín nhưng "nhiều người khác lại không ưa ông và luôn mong muốn ông thất bại", vị chuyên gia giấu tên nói. "Nếu điều này xảy ra, tham nhũng sẽ trở lại như vũ bão".
Lúc đó, người ta sẽ không còn cần đến những bãi xe ngầm bí mật như ở trung tâm thương mại nọ nữa, Hatton bình luận.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc nhờ Hồng Kông giúp bắt quan tham Đối mặt với những khó khăn trong chiến dịch bắt quan chức tham nhũng tẩu thoát ra nước ngoài, giới chức Trung Quốc lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ từ Hồng Kông. Hồng Kông được xem là cửa ngõ các quan chức Trung Quốc sau khi phạm tội lựa chọn để trốn ra nước ngoài - Ảnh: Reuters Bên lề cuộc họp...