Rộ tin Mỹ dùng tên lửa ‘Lửa địa ngục’ bí ẩn để tiêu diệt thủ lĩnh Al-Qaeda
Việc hiện trường tiêu tiệt thủ lĩnh Ayman al-Zawahiri không có dấu vết phát nổ cho thấy vũ khí có thể là tên lửa Hellfire R9X được trang bị 6 lưỡi dao sắc bén.
Trùm khủng bố al-Qaeda Ayman al-Zawahiri. Ảnh: AFP
Theo hãng tin Reuters, thủ lĩnh mạng lưới khủng bố al-Qaeda khét tiếng Ayman al-Zawahiri đã bị tiêu diệt bởi hai quả tên lửa nhắm thẳng vào nơi trú ẩn của hắn tại Kabul, song những ảnh chụp tại hiện trường lại không cho thấy dấu hiệu của một vụ nổ. Các quan chức Mỹ đồng thời cho biết không có ai khác bị thương trong vụ đột kích này.
Các nhà phân tích cho rằng những chi tiết trên làm dấy lên khả năng Quân đội Mỹ đã sử dụng tên lửa “Lửa địa ngục” Hellfire R9X để tiêu diệt nhanh gọn Ayman al-Zawahiri. Đây là một loại tên lửa không gắn đầu đạn nổ, thay vào đó là được trang bị 6 lưỡi dao sắc nhọn có thể xé toạc mục tiêu mà không phát nổ.
Đáng chú ý, Lầu Năm Góc hay Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) – hai cơ quan chịu trách nhiệm tấn công những tên trùm khủng bố – chưa từng công khai thừa nhận sử dụng loại tên lửa bí ẩn này. Lần đầu tiên Hellfire R9X xuất hiện là tháng 3/2017 khi thủ lĩnh cấp cao Abu al-Khayr al-Masri của al-Qaeda bị máy bay không người lái tấn công trong lúc đang di chuyển bằng ô tô tại Syria.
Máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ. Ảnh: AFP
Những tấm hình chụp chiếc xe chở Khayr al-Masri cho thấy một lỗ thủng lớn ở trên nóc và phần vỏ kim loại cùng nội thất bên trong xe đều bị cắt xé thành nhiều mảnh vụn. Thế nhưng, phần thân trước và đuôi xe dường như còn nguyên vẹn hoàn toàn. Cho đến tận thời điểm đó, các loại tên lửa Hellfire vẫn được biết đến là thứ vũ khí có sức công phá mạnh mẽ, gây thiệt hại và thương vong lớn.
Video đang HOT
Nhưng kể từ năm 2017 đến nay, một số vụ tấn công nhắm vào các mục tiêu chọn lọc khác lại cho kết quả hoàn toàn khác biệt.
Sau khi thông tin về thứ vũ khí này bị rò rỉ, nó được mệnh danh là “dao bay”, dựa trên đoạn quảng cáo nổi tiếng những năm 1980 về loại dao nhà bếp của Nhật Bản có thể cắt đứt lon nhôm mà vẫn hoàn toàn sắc bén.
Với tên gọi khác là “tên lửa ninja”, Hellfire R9X đã trở thành loại vũ khí được quân đội Mỹ lựa chọn để tiêu diệt các thủ lĩnh khủng bố mà vẫn hạn chế gây thương vong cho dân thường.
Theo các chuyên gia quân sự, tên lửa RX9 là phiên bản đặc biệt của dòng Hellfire, có trọng lượng khoảng 45 kg. Khi tấn công, R9X không phát nổ. Thay vào đó, sáu lưỡi dao sắc bén tích hợp bay ra, vài giây trước khi quả tên lửa bắn trúng mục tiêu. Với động năng lớn và độ sắc bén của lưỡi dao, mục tiêu sẽ bị tiêu diệt.
Đó chính xác là những gì đã xảy ra với tên Zawahiri. Một quan chức Mỹ nói với các phóng viên rằng vào sáng 31/7, Zawahiri đang đứng một mình trên ban công nhà riêng ở Kabul thì bị một máy bay không người lái của Mỹ phóng hai quả tên lửa về phía hắn.
Những bức ảnh chụp rõ ngôi nhà cho thấy một số cửa sổ tại tầng đó đã bị thổi tung, nhưng phần còn lại của tòa nhà, trong đó có cửa sổ ở các tầng khác, vẫn còn nguyên.
Các thành viên của gia đình Zawahiri đều có mặt trong nhà, nhưng đều không bị thương. “Chúng tôi không tìm ra dấu hiệu nào cho thấy dân thường bị tổn hại trong vụ đột kích trên”, quan chức này nói thêm.
Zawahiri, bác sĩ phẫu thuật người Ai Cập, đã trở thành một trong những phần tử khủng bố bị truy nã gắt gao nhất thế giới do được xác định là chủ mưu của vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 nhằm vào nước Mỹ, khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Sau vụ khủng bố, Zawahiri đã lẩn trốn và tiếp quản quyền lãnh đạo al-Qaeda sau cái chết của trùm khủng bố Osama bin Laden.
Mỹ đã treo thưởng 25 triệu USD cho ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ hoặc tiêu diệt tên này. Nhiều nguồn tin cho rằng Zawahiri đã chết, nhưng tên này đã xuất hiện trên một đoạn video vào năm ngoái nhân kỷ niệm 20 năm xảy ra vụ tấn công khủng bố 11/9.
Tướng Mỹ thừa nhận cuộc chiến Afghanistan là thất bại chiến lược
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho rằng Washington đã thua trong cuộc chiến tại Afghanistan và điều này bắt đầu từ rất lâu.
"Điều rõ ràng là cuộc chiến Afghanistan không kết thúc theo cách chúng ta muốn, trong đó Taliban đang nắm quyền ở Kabul. Cuộc chiến này là một thất bại chiến lược", Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley nói trong cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ hôm 29/9.
Tướng Milley cho rằng thất bại này không bắt đầu "trong 20 ngày hay 20 tháng trước cuộc rút quân", mà là hiệu ứng tích lũy từ hàng loạt quyết định chiến lược trong quá khứ.
Tướng Milley trong cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ hôm 29/9. Ảnh: AFP .
"Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ người dân Mỹ khỏi al-Qaeda, nhưng chắc chắn kết thúc của cuộc chiến khác xa với những gì chúng tôi mong muốn. Có hàng loạt yếu tố dẫn tới điều này và chúng tôi sẽ phải xác định chúng, có rất nhiều bài học được rút ra từ đây", ông nói thêm.
Một số nguyên nhân được nêu ra gồm Mỹ không bắt được trùm khủng bố Osama bin Laden tại vùng núi Tora Bora sau khi tấn công Afghanistan hồi năm 2001, khởi động chiến dịch quân sự nhằm vào Iraq năm 2003 và điều chuyển nhiều lực lượng khỏi Afghanistan, cũng như không giải quyết được vấn đề Taliban ẩn náu ở Pakistan.
Tướng Milley và chỉ huy Bộ tư lệnh Trung tâm quân đội Mỹ (CENTCOM) Kenneth McKenzie hôm 28/9 tham gia cuộc điều trần 6 tiếng tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện, với nội dung xoay quanh đợt rút quân khỏi Afghanistan và sự hỗn loạn tại sân bay quốc tế Kabul trong những ngày cuối tháng 8.
Hai tướng Mỹ cho biết đã trực tiếp khuyến cáo Tổng thống Joe Biden duy trì hiện diện của 2.500 binh sĩ trên lãnh thổ Afghanistan, trái ngược với quyết định rút toàn bộ lực lượng do ông chủ Nhà Trắng đưa ra.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Biden đã nhận được nhiều khuyến cáo khác nhau về tình hình Afghanistan. "Quyết định cuối cùng thuộc về tổng tư lệnh. Ông ấy quyết định đã đến lúc chấm dứt cuộc chiến tranh dài 20 năm", Psaki nói thêm.
Tổng thống Biden hồi tháng 4 ra lệnh rút toàn bộ binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan trước ngày 31/8, theo thỏa thuận được chính quyền cựu tổng thống Donald Trump ký với Taliban hồi giữa năm 2020.
Taliban tiến hành chiến dịch quân sự chớp nhoáng và chiếm phần lớn lãnh thổ Afghanistan ngay sau khi Mỹ và đồng minh rút phần lớn lực lượng. Taliban tiến vào thủ đô Kabul ngày 15/8, hoàn thành kiểm soát Afghanistan và thành lập chính phủ lâm thời.
Thủ lĩnh đội cận vệ của bin Laden thành chỉ huy Taliban Haq Mujahid, thủ lĩnh nhóm "Cận vệ Đen" của trùm khủng bố Osama bin Laden, được Taliban bổ nhiệm làm lãnh đạo một nhóm chiến binh tại Afghanistan. "Anwar ul Haq Mujahid đã quay lại với sự hộ tống của hàng trăm phương tiện và hàng nghìn người ủng hộ chào đón ở Jalalabad", một cựu quan chức tình báo cấp cao của...