Rộ tin Mỹ điều 14.000 binh sĩ tới Trung Đông. Lầu Năm Góc nói gì?
Lầu Năm Góc vừa ra tuyên bố bác bỏ thông tin cho rằng Mỹ đang cân nhắc về việc triển khai thêm 14.000 binh sĩ tới khu vực Trung Đông để đối phó với mối đe dọa đến từ nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Hàng không mẫu hạm Abraham Lincoln của Mỹ tại Trung Đông (Ảnh: AP)
Trước đó, tờ Wall Street Journal đăng tải thông tin cho rằng Mỹ có khả năng triển khai thêm quân tới khu vực Trung Đông, trong đó bao gồm “hàng chục” chiến hạm và nâng gấp đôi số lượng binh sĩ để gia nhập lực lượng sẵn có trong khu vực này. Được biết, tờ báo dẫn một số nguồn tin giấu tên.
WSJ cũng cho hay Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đưa ra quyết định tăng quân chính thức ngay trong đầu tháng này.
Tuy nhiên, thông tin trên đã bị Lầu Năm Góc bác bỏ, cho rằng các nguồn tin của WSJ là không chính xác. “Chúng tôi muốn làm rõ rằng thông tin này là sai lệch. Mỹ không hề cân nhắc việc triển khai thêm 14.000 binh sĩ tới Trung Đông” – phát ngôn viên Lầu Năm Góc Alyssa Farah viết trên Twitter.
Video đang HOT
Khu vực Trung Đông đã chứng kiến hàng loạt vụ tấn công nhằm vào các tàu thương mại và 1 drone (máy bay không người lái), ngoài ra còn một vụ tấn công bằng tên lửa nhằm vào cơ sở dầu khí lớn của Arab Saudi trong tháng 9 mà chính quyền Washington đổ lỗi cho phía Iran.
Chính quyền Washington vốn đã tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực Vùng Vịnh và mở rộng các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Tehran, làm tăng căng thẳng trên khắp khu vực.
Vào trung tuần tháng 11 vừa qua, hàng không mẫu hạm Mỹ Abraham Lincoln đã băng qua eo biển Hormuz nhằm phô diễn sức mạnh, trấn an các đồng minh trong khu vực trước mối đe dọa từ Iran. Tháng 10 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cũng tuyên bố rằng 2 phi đội chiến đấu cùng nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa của họ cũng dược chuyển tới Arab Saudi để bảo vệ nước này.
Trong hôm thứ Tư vừa qua, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói rằng đất nước ông sẵn sàng trở lại bàn đàm phán với Mỹ liên quan tới chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran nếu như Mỹ gỡ bỏ các đòn trừng phạt nhằm vào họ trước. Các đòn trừng phạt mà Mỹ áp đặt đã gây tổn hại nghiêm trọng tới nền kinh tế Iran, góp phần gây ra tình trạng bất ổn trong nước do giá nhiên liệu tăng.
Phát biểu tại một hội thảo quốc phòng tổ chức ở Manama, Bahrain ngày 23/11, Tướng Kenneth McKenzie – chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ – nói rằng Mỹ không có mọi nguồn lực mà họ cần để bao phủ toàn bộ khu vực Trung Đông.
“Có rất nhiều vùng biển cần bao phủ. Bởi vậy, chúng tôi không có đủ nguồn lực để đến được đúng nơi mà chúng tôi muốn” – ông McKenzie nói tại Đối thoại Manama tổ chức thường niên.
Tuy nhiên, ông McKenzie bác bỏ một số lời chỉ trích cho rằng Washington đang dần tách xa khỏi khu vực Trung Đông.
“Chúng tôi đã điều hẳn một hàng không mẫu hạm tới đó, và chúng tôi đã tăng cường phòng thủ cho Arab Saudi” – ông McKenzie nói – “Bởi vậy tôi không chắc tôi sẽ nhất trí với ý kiến cho rằng Mỹ đang từ bỏ hay trốn chạy khỏi khu vực. Rõ ràng là Mỹ có những ưu tiên khác và đây không phải ưu tiên cao nhất. Nhưng tôi nghĩ rằng Trung Đông vẫn là khu vực rất quan trọng với Mỹ”.
Theo CNA
Đối thoại an ninh Manama: Pháp đặt dấu hỏi về chính sách của Mỹ
Ngày 23/11, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho rằng Mỹ đang theo đuổi chính sách hạn chế can dự vào Trung Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly trả lời phỏng vấn bên lề Đối thoại Manama ở Bahrain, ngày 23/11. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu ngày 23/11 tại Đối thoại Manama, diễn đàn về an ninh khu vực thường niên tại thủ đô của Bahrain, bà Parly cho rằng khu vực này đã quen với sự can dự thất thường, mang tính trồi sụt của Mỹ. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại - khi tình hình khu vực có nhiều bất ổn - sự lặng lẽ của Washington dường như nghiêm trọng hơn.
Trong khi đó, phản đối quan điểm này, Quốc vụ khanh đối ngoại Saudi Arabia, ông Adel al-Jubeir khẳng định không có chuyện Mỹ rút khỏi Trung Đông và nước này không mảy may nghi ngờ các cam kết của Washington đối với khu vực. Ông nói: "Chúng tôi tin rằng Mỹ là một đồng minh rất đáng tin cậy và điều này đã được chứng thực trong suốt 7 thập niên qua."
Trong một diễn biến liên quan, Tướng Kenneth McKenzie, Tư lệnh Bộ Chỉ huy trung tâm của Mỹ phụ trách Trung Đông, cũng đáp lại những chỉ trích về vai trò của Mỹ tại đây, mặc dù ông thừa nhận khu vực hiện có thể không nằm trong nhóm ưu tiên đối ngoại hàng đầu của Washington. Phát biểu với báo giới bên lề đối thoại, vị tướng này tuyên bố dù nước Mỹ có những ưu tiên khác nhau trên phạm vi toàn cầu và Trung Đông có thể không trong nhóm ưu tiên cao nhất, nhưng luôn có vị trí rất quan trọng đối với Washington.
Tuần trước, hàng không mẫu hạm tấn công Abraham Lincoln của Mỹ đã tới Eo biển Hormuz và Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố điều này thể hiện cam kết của Washington đối với tự do hàng hải tại khu vực.
Kể từ hồi tháng 5, căng thẳng ở vùng Vịnh leo thang sau khi xảy ra các vụ tấn công vào các tàu chở dầu, một máy bay không người lái Mỹ bị bắn hạ và vụ không khích vào các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia. Iran bị báo buộc đứng sau các vụ này, điều mà Tehran một mực bác bỏ. Bất chấp các vụ tấn công vào đồng minh Saudi Arabia và một máy bay không người lái Mỹ bị bắt hạ, Washington đã tránh các hành động đáp trả.
Theo Phương Hồ (TTXVN)
Nghị sĩ Nga cáo buộc Mỹ làm nóng vấn đề Iran để tăng hiện diện quân sự Một nghị sĩ cấp cao của Nga đã xâu chuỗi các sự việc trong căng thẳng ở vùng Vịnh suốt thời gian qua và cáo buộc rằng đây là kế hoạch của Mỹ nhằm mở rộng hiện diện quân sự ở Trung Đông. Tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Mỹ, vũ khí đã được điều tới Trung Đông "nắn gân" Iran trong...