Rộ tin đồn thực tập viên Trung Quốc phá hoại máy PS4
“Nếu bạn có vấn đề với chiếc máy chơi game ấy, hãy đi tìm đội kiểm soát chất lượng. Chúng tôi chỉ có trách nhiệm sản xuất”, một trong các sinh viên thực tập tại nhà máy Foxconn chia sẻ trên diễn đàn.
Mới đây, trên các diễn đàn công nghệ Trung Quốc và quốc tế, nhiều tin đồn xoay quanh việc một số thực tập sinh đã cùng nhau thực hiện hành động phá hoại console của hãng Sony trong quá trình sản xuất tại nhà máy Foxconn đã gây phẫn nộ.
Cụ thể là ngày 28/10, trên một diễn đàn của Đại học Công nghệ Tây An, nơi từng bị cáo buộc là bắt ép các sinh viên tới thực tập tại nhà máy Foxconn nhưng thực chất là lắp ráp máy PS4, đã xuất hiện bài viết chia sẻ của một sinh viên. Trong đó, tác giả tuyên bố rằng đã cố tình gây ra lỗi khiến cho console sẽ gặp trục trặc trong quá trình khởi động.
“Cho tới khi Foxconn hành xử đúng với những gì họ phải làm, chúng tôi sẽ không xử lý và lắp ráp các máy chơi game PS4 tốt như họ mong muốn. Các console này chắc chắn sẽ không hoàn hảo và người dùng sẽ chỉ có thể bật lên mà ngắm được thôi”.
Cáo buộc và tự sự của sinh viên đang làm công nhân tại Foxconn.
Chủ đề trên ngay lập tức bị xóa, nguyên nhân không được tiết lộ. Một số người cho rằng nó không đúng sự thật, số khác lại nghĩ rằng thông tin về sự việc này đã bị giấu nhẹm đi.
Mọi chuyện tưởng chừng như đã lắng xuống thì gần đây, trên một diễn đàn mạng khác lại xuất hiện chủ đề tương tự. Trong đó, một thành viên đã để lại ý kiến phản biện rằng:
Video đang HOT
“Nếu console bị hỏng, đừng đổ lỗi cho lũ học sinh chúng tôi. Khi chúng tôi đang học việc, họ điều chuyển tới gần 20.000 công nhân là lao động nhập cư tới từ Quý Châu. Thêm vào đó, cũng có rất nhiều học sinh địa phương tại Yên Đài và công nhân Foxconn đã làm thời gian dài cùng tham gia quá trình sản xuất tại đó. Chúng tôi thậm chí không bằng 1/10 số lao động tại đó. Vì vây, đừng đổ lỗi cho sinh viên Trung Quốc, đừng nói chuyện về Foxconn trên diễn đàn này. Nếu bạn có vấn đề với chiếc máy chơi game ấy, hãy đi tìm đội kiểm soát chất lượng. Chúng tôi chỉ có trách nhiệm sản xuất.”
Điều kiện làm việc kém là nguyên nhân chính gây ra sự bất mãn cho công nhân tại Foxconn.
Điều này được cho là đáp án cho lỗi đèn xanh thường được gọi là Blue Light of Death hoặc Pulse of Death gần đây, dành cho console của hãng Sony khi mới mua về và người dùng không thể bật máy. Trong trường hợp PS4 hoạt động bình thường, chỉ sau một lần chớp xanh sau khi bấm nút khởi động, dải đèn trên thân sẽ chuyển sang màu trắng cùng lúc các hình ảnh hiển thị trên màn hình. Còn đối với những những thiết bị gặp lỗi, dải đèn xanh lóe sáng không ngừng và người dùng buộc phải giữ phím khởi động để ép máy tắt đi.
Một số người cho rằng lỗi này xuất phát từ việc nhiều phoi kim loại vẫn chưa được loại bỏ trong quá trình lắp ráp, khiến chúng vẫn lưu lại trên cổng HDMI khiến cho việc truyền tín hiệu ra màn hình TV gặp trục trặc. Tuy nhiên, Sony vẫn chưa xác nhận thông tin này.
Với máy bị lỗi, dải xanh trên thân sẽ chớp sáng không ngừng.
Trong khi PS3 được sản xuất tại Nhật Bản, PlayStation 4 được đặt hàng sản xuất và lắp ráp tại nhà máy bên ngoài, cụ thể là Foxconn tại thành phố Yên Đài, Trung Quốc. Nhưng, một điều quan trọng cần lưu ý là Nintendo và Microsoft cũng thuê các công ty bên ngoài để lắp ráp thiết bị cho mình, trong đó có cả Foxconn. Tuy nhiên, chưa có bất cứ thông tin hoặc đồn đại nào về phần cứng của các hãng khác ngoài Sony.
Những tin đồn về sự bất mãn của công nhân đang phải làm việc trong điều kiện khó khăn, các lỗi khởi động của máy chơi game PS4 được bắt nguồn từ sự bất mãn… dù đây là sự thật hay chỉ là đòn chọc ngoáy đến từ các đối thủ cạnh tranh, Sony cũng đang dẩn bị đẩy vào thế bí.
Sony hiện cũng mới chỉ đưa ra lời khuyên người dùng nên giữ nút nguồn 7 giây để máy khởi động lại, hoặc ngắt kết nối để kiểm tra các giắc cắm, cổng nối khi thiết bị gặp trục trặc Blue Light of Death.
Theo VNE
Mercedes lắp ráp S-class thế hệ mới tại Việt Nam
Hãng xe sang Đức gây sốc tại triển lãm Việt Nam Motor Show 2013 khi công bố kế hoạch lắp ráp chiếc sedan cao cấp nhất của mình tại Việt Nam với giá cho bản S500 là 4,64 tỷ đồng, thấp hơn nhiều mức 5,9 tỷ đồng của xe nhập nguyên chiếc.
S-class là dòng sản phẩm cao cấp nhất của Mercedes, mang ý nghĩa không chỉ là biểu tượng về chất lượng, an toàn, sang trọng và còn thể hiện đẳng cấp của một hãng xe lâu đời. Những gì Mercedes có thì S-class có và ngược lại.
Vì vậy, được quyền lắp S-class là một trong những dấu chứng nhận tốt nhất mà tập đoàn Daimler dành liên doanh Mercedes Việt Nam hoàn toàn đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và con người để chính thức lắp ráp mẫu xe sang trọng này.
Mẫu S500 trong gian hàng Mercedes tại Việt Nam Motor Show.
Khách hàng Việt Nam sẽ có thể đặt mua S-class với giá cạnh tranh đồng thời bỏ qua thời gian chờ nhập lên đến 7-8 tháng so với xe nhập nguyên chiếc có cùng chất lượng. Thời gian lắp ráp cụ thể chưa được tiết lộ.
S-class thế hệ mới là một trong những mẫu xe đầu tiên trên thế giới không sử dụng bóng đèn đốt trong. Tất cả bóng đèn trên S-Class mới đều là bóng LED với tuổi thọ có thể kéo dài hơn vài lần so với một chiếc xe bình thường. Trên dòng xe cao cấp này có tới 500 đèn LED. Trong đó 56 bóng đèn LED cho mỗi đèn pha phía trước, 35 bóng đèn LED cho mỗi đèn hậu và đèn sương mù phía sau, và khoảng 300 bóng đèn LED được sử dụng trong khoang nội thất.
Tổng quan gian hàng Mercedes.
Với 7 gam màu đèn nội thất khác nhau, S-Class mang đến nhiều cảm xúc khác nhau cho hành khách. Trên S-Class mới, đường dập nổi hạ dần về phía sau giúp chiếc xe trở nên bề thế, và như ngụ ý mọi quyền lực và sức mạnh của chiếc xe đang đổ dồn về hàng ghế sau. Thiết kế này không chỉ mang đến nét đẹp hài hòa mà còn giúp chiếc S500L có được hệ số cản gió 0,24.
Ra mắt chưa đến 3 tháng, nhưng S-Class mới nhận 30.000 đơn hàng trên toàn thế giới.
Đồng thời tại gian hàng Việt Nam Motor Show 2013, Mercedes cũng mang tới 2 mẫu C Edition C và C 350 AMG plus thu hút rất nhiều quan tâm của giới chơi xe, cùng với 7 mẫu xe khác chỉ vừa xuất hiện trong năm nay, bao gồm các mẫu GL, GLK 250, ML, và A-Class.
Theo VNE
Bắt giữ nghi can đánh bom sân bay quốc tế Los Angeles Cảnh sát Mỹ ngày 16-10 đã bắt giữ một người đàn ông vì tình nghi liên quan đến các vụ nổ xảy ra tại Sân bay quốc tế Los Angeles. Nghi can tên là Dicarlo Bennett, 28 tuổi, là nhân viên sân bay làm nhiệm vụ vận chuyển hành lý cho công ty Servisair. Benntt bị cáo buộc sở hữu thiết bị phá...