Rộ thông tin dùng rau má làm bài thuốc phòng và điều trị COVID-19: Liệu có thực sự “thần thánh” như lời đồn?
Rau má là một vị thuốc nam. Vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng, chống độc, lợi tiểu.
Thông tin về “ bài thuốc chữa Covid-19″ trong thời điểm hiện tại luôn nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Chính vì thế mà trên MHX xuất hiện không ít những bài đăng với mục đích câu like. Điểm chung của những bài viết này là thường được đăng tải bởi những chủ tài khoản không rõ kiến thức về y học, mọi thông tin đều chưa được kiểm chứng… Và rồi có rất nhiều người vì thiếu hiểu biết mà nghe theo. Dẫn đến phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Mới đây, trên mạng lại tiếp tục xôn xao thông tin về một thứ rau được cho là “có công dụng phòng và điều trị COVID-19″ được một chủ tài khoản Facebook chia sẻ – đó là rau má. Theo người viết phân tích: ” Khi người bệnh sốt tức là virus đã thâm nhập vào cơ thể, chúng tiết ra chất độc để phá hoại cơ thể. Nếu uống nước rau má kịp thời thì do tính chất giải độc mạnh, nước rau má sẽ đào thải độc tố của virus ra khỏi cơ thể. Nếu bệnh nhân uống nước rau má thì sẽ giảm nguy cơ đông máu trong cơ thể”.
Ngoài ra, người này cũng chỉ ra các tác dụng thần thánh khác của rau má bao gồm:Thanh lọc cơ thể, hỗ trợ hệ tuần hoàn, tăng cường hoạt động hệ tuần hoàn, lợi tiểu, kích thích việc thải độc tố…
Vậy sự thực rau má có thật sự thần thánh như đang được đồn thổi?
Dùng rau má trị COVID-19, có tác dụng không?
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): “Rau má là một vị thuốc nam. Vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng, chống độc, lợi tiểu.
Trong Đông y, rau má thường mang tính chất giải nhiệt, chứ còn dùng mỗi rau má để chữa được COVID-19 hay làm giảm nguy cơ đông máu thì rất khó. COVID-19 là căn bệnh thường xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau, đôi khi mỗi bệnh nhân lại có một kiểu tiến triển bệnh khác. Hơn nữa, các bài thuốc trong Đông y đều cần sự kết hợp chính xác của nhiều vị thuốc. Do đó nếu dùng rau má để chữa COVID-19 thì không có căn cứ”.
Video đang HOT
Lương y Sáng cho biết, rau má dù tốt nhưng không hoàn toàn lành tính. Nếu nhiều người lạm dụng để phòng và chữa COVID-19 thì có thể gây ra những tác hại khôn lường ảnh hưởng tới sức khỏe.
“Việc dùng quá nhiều rau má sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Điều này rất nguy hiểm, bởi nó khiến lượng cholesterol cũng tăng, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Đặc biệt, người bị tiểu đường càng không nên ăn nhiều rau má “, lương y Sáng nói.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng.
Ngoài ra, việc lạm dụng nước rau má để giải nhiệt cũng có thể gây nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua. Phụ nữ đang mang thai nên tránh ăn rau má bởi các chất cho trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai cho chị em, vô cùng nguy hiểm. Phụ nữ sử dụng lâu ngày sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Do vậy lương y Sáng khuyên với chị em đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng nước rau má.
Những món ăn, thức uống, bài thuốc từ rau má do lương y Bùi Đắc Sáng hướng dẫn
1. Nước giải khát bổ dưỡng, nước sinh tố
Cách làm: Dùng rau má sạch, xay lấy nước cốt hòa nước dừa xiêm, uống hỗn hợp này sẽ thấy tác dụng.
2. Giải nhiệt, trị nóng sốt, kinh phong, lở ngứa, mụn nhọt
Cách làm: Giã rau má lấy nước uống và xoa, đắp ngoài.
3. Chữa bụng xốn xáo, nóng ruột, nhiệt uất sinh nóng rét qua lại, đau bụng dưới, chán ăn
Cách làm: Dùng 1 nắm rau má, đem đi sắc uống.
4. Chữa cảm sốt, khát nước, nhức đầu, da nóng, kém ăn, nổi mẩn ngứa
Cách làm: Chuẩn bị 1 nắm rau má, 1 nắm rau sam, 30g sắn dây. Đem đi giã, cho thêm nước sôi, chắt lấy nước uống hoặc sắc uống.
5. Giải ngộ độc (nấm độc, thạch tín…)
Cách làm: Giã nát 250g rau má và 250g rau muống, hòa nước sôi, chắt lấy nước uống.
6. Chảy máu chân răng, chảy máu cam, thổ huyết, niệu huyết…
Cách làm: Lấy 30g rau má, 15g cỏ nhọ nồi, 15g trắc bá diệp đi sao cháy, sắc làm thuốc uống.
7. Trị ho, tiểu buốt, tiểu rắt
Cách làm: Lấy nắm rau má tươi. Đem đi giã lấy dịch tươi uống hoặc sắc uống.
8. Trị khí hư bạch đới, đau bụng kinh
Cách làm: Lấy rau má khô, tán bột, uống 2 thìa cà phê vào mỗi buổi sáng.
9. Làm thuốc lợi sữa
Cách làm: Ăn rau má tươi, hoặc luộc ăn và uống nước.
Công an đang trực chốt mà gái lạ xông vào nắm tay, lập tức có biểu cảm "gây sốt"
Anh công an rõ ràng là cứng cỏi trong nhiệm vụ, nhưng chỉ một cái nắm tay của con gái đã khiến mặt mũi đỏ nhừ vì xấu hổ.
Tình tiết phía sau còn ly kỳ hơn nữa.
Không phải lúc nào các chiến sĩ công an nhân dân cũng xuất hiện với vẻ ngoài nghiêm nghị, cứng cỏi, đặc biệt là các chiến sĩ trẻ. Một cô nàng mới đây đã làm clip "đo độ dễ thương" của anh chàng công an đang trực chốt bằng cách... đến gần nắm tay. Đang yên đang lành, cô tiến đến bàn nơi anh đang ngồi, chơi trò "xòe bàn tay, nắm ngón tay" với anh.
Đang ngồi trực chốt buổi trưa thì "gái lạ" ra cầm tay.
Phản ứng của chiến sĩ công an sau đó đã gây bão mạng. Cô gái vừa thả tay ra, anh vội vàng rút tay về, ôm mặt, xoa đầu gãi tai đầy ngượng ngùng. Thậm chí, có thể thấy rõ anh xấu hổ, mặt đỏ lựng, quay sang phía xe cộ đang đi vào chốt. Đây có lẽ là biểu cảm hiếm thấy ở các chiến sĩ công an.
Anh công an ngại ngùng, mặt đỏ lựng vì bị trêu.
Bên cạnh những bình luận tỏ ra thích thú, một số người cũng không hài lòng với cô gái. Họ cho rằng việc cô mượn tay chiến sĩ công an để "câu like" như thế có thể khiến anh xao nhãng, ảnh hưởng đến công việc của anh, dù chỉ trong giây lát.
Chủ nhân của bàn tay nghịch ngợm vội phân trần rằng, cô thực ra không hoàn toàn là người lạ, mà là một tình nguyện viên cùng ở trong lực lượng trực chốt. Tranh thủ giờ trưa rảnh được ít phút, cô muốn quay clip vui vẻ để lưu giữ kỷ niệm thôi. Cô cũng đã xin phép chiến sĩ để nghịch ngợm một chút cho giảm bớt căng thẳng.
Cô nàng cũng khẳng định, bình thường tất cả người trực chốt, dù hạn chế tiếp xúc với công dân, vẫn đeo bao tay đầy đủ. Clip được quay khi họ tranh thủ giờ trưa nên tháo bao tay một chút, quay xong clip là hai anh em rửa tay cả lít cồn luôn và tiếp tục công việc. Họ đang trực một chốt tại Tam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai.
Nhiều người lầm tưởng xông nước lá sẽ diệt nCoV, bác sĩ vội giải thích Mới đây, mạng xã hội đã bất ngờ xuất hiện nhiều bài viết chia sẻ về những phương pháp được cho là giúp điều trị Covid-19 hiệu quả. Tuy hầu hết các bài thuốc này đều được giới thiệu là rất dễ làm và có hiệu quả cao, song chúng lại không được kiểm chứng rõ ràng. Điển hình như việc xông nước...