Rò rỉ tin đồn ‘cha đẻ’ Angry Bird sắp bị mua lại với giá tỷ đô, ‘đại gia’ đứng sau là cái tên quen thuộc!
Cái giá tỷ đô cho một tựa game huyền thoại như Angry Bird đang là một con số gây ra nhiều sự tranh cãi.
Nói về những tượng đài của dòng game di động, có lẽ Angry Bird chính là một trong những cái tên đầu tiên xuất hiện trong hình dung của các game thủ. Ra mắt lần đầu năm 2009, tựa game “bắn chim” thú vị này được phát triển bởi Rovio Entertainment và nhanh chóng gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng game thủ toàn cầu. Tính đến nay, trò chơi đã thành công bán ra hàng tỷ bản, phát hành thêm vô số các phiên bản game khác nhau và thậm chí, sáng tạo ra hẳn một vũ trụ cho riêng mình trên nhiều nền tảng riêng biệt.
Cho tới năm ngoái, dòng game Angry Bird đã đạt mốc 5 tỷ lượt tải xuống toàn cầu.
Hiện tại, dòng game Angry Bird vẫn đang gặt hái được thành công và thu hút được sự chú ý của nhiều thế hệ game thủ. Tuy nhiên, cha đẻ của tựa game này – Rovio Entertainment lại chưa có thêm những bước tiến đáng kể nào trong hành trình phát triển những dự án tiếp theo. Có thể khẳng định, cái bóng của những chú chim đang trở nên quá lớn, vô hình chung trở thành chiếc “cần câu cơm” duy nhất cho Rovio và khiến nhà phát triển này trở nên thụ động trong việc đưa ra những ý tưởng đột phá tiếp theo trong tương lai.
Các tựa game khác của Rovio vẫn chưa gây được tiếng vang như những gì Angry Bird làm được!
Video đang HOT
Chính vì vậy, các động thái phát triển của Rovio luôn được nhiều độc giả quan tâm và dành sự chú ý. Dẫu vậy, thay vì mang tới những thông báo nổi bật thì Rovio vẫn tiếp tục “án binh bất động” trong khoảng thời gian dài vừa qua. Vậy mà mới đây, thông tin bàn tán về việc nhà phát triển này sắp sửa bị mua lại đang khiến nhiều game thủ không khỏi bất ngờ.
Việc Rovio bị mua lại đang được nhiều game thủ bàn tán xôn xao.
Cụ thể, các tin đồn về việc Rovio đang bị đàm phán mua lại với mức giá 1 tỷ đô đang ngày càng nhận được thêm nhiều sự chú ý. Và “đại gia” đứng sau thương vụ này không ai khác chính là SEGA – một trong những công ty sản xuất trò chơi điện tử có vị thế hàng đầu Nhật Bản. Đây hoàn toàn là một thông tin có cơ sở bởi trước đó, Rovio cũng đang chật vật để tái tạo thành công của Angry Bird ở các sản phẩm tiếp theo của mình. Đặc biệt vào thời điểm năm ngoái, Rovio cũng đã đàm phán với Playtika Holding để “bán mình” với mức giá 800 triệu đô.
Cuộc đàm phán với Playtika sau đó đã thất bại vì không đi đến được thỏa thuận chung.
Đứng trước thông tin này, nhiều game thủ đang cho rằng mức giá 1 tỷ đô là con số quá “bèo bọt” khi đem so sánh với những gì mà Angry Bird đạt được kể từ khi ra mắt. Sở dĩ, các thương vụ nhường quyền, mua bán lại công ty mẹ từ trước tới nay đều đi kèm với những con số cực “khủng”. Có thể kể tới Take-Two Interactive đã đồng ý mua nhà sản xuất FarmVille Zynga với giá khoảng 11 tỷ đô; Microsoft đã đạt được thỏa thuận trị giá 75 tỷ đô để mua Activision Blizzard; hay Sony vào năm ngoái đã đồng ý mua Bungie – studio đã tạo ra loạt game Halo và Destiny, với giá khoảng 3,6 tỷ đô.
Con số kỷ lục 75 tỉ đô của Microsoft cho tới nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi.
Hiện tại, mọi thông tin về việc Rovio bị mua lại vẫn chỉ dừng ở mức đồn đoán. Dù sao đi nữa, người hâm mộ vẫn có thể yên tâm bởi những sản phẩm game trước đó của nhà phát triển này vẫn sẽ được duy trì và cải thiện trong thời gian sắp tới.
Tạo bẫy để dụ hack cheat, Valve cho bay màu hơn 40.000 tài khoản trong một ngày
Theo chia sẻ của Valve, họ đã thiết kế một cạm bẫy hoàn hảo để tóm gọn hơn 40.000 tài khoản có dấu hiệu hack cheat.
Không riêng gì các tựa game FPS, ngay cả đối với những trò chơi MOBA nổi tiếng như LMHT, DOTA 2, vấn nạn hack cheat vẫn luôn hiện hữu, hoành hành và để lại rất nhiều tiêu cực tới trải nghiệm chơi của các game thủ. Bản thân Valve - nhà phát triển của DOTA 2 cũng nhận thức rất rõ được điều này. Để rồi mới đây, họ vừa khiến không ít người phải kinh ngạc khi dày công, thiết lập một cái bẫy cực kỳ tinh vi để có thể "hốt" trọn một ổ nhóm hacker, cheater với con số đáng kinh ngạc.
Một tựa game như DOTA 2 cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi hack cheat
Theo đó, cách đây không lâu, Valve nhận ra DOTA 2 bất ngờ bị can thiệp bởi một phần mềm của bên thứ ba. Với cơ chế "lạ" này, các game thủ có thể xem một số thông tin không được hiển thị trong trò chơi, qua đó mang tới sự mất cân bằng trong các trận đấu. Valve sau đó cũng đã rất nhanh nhạy, tung ra một bản vá lỗi. Nhưng tinh vi hơn, họ còn cài vào đó một phần mềm mang tên "Honeypot" - thứ có thể coi như một phần dữ liệu mà những người chơi thông thường sẽ không bao giờ thấy, nhưng những kẻ sử dụng hack cheat sẽ đọc được. Và với cạm bẫy này, trong những ngày qua, Valve đã quét hơn 40.000 tài khoản sử dụng hack cheat, phần mềm thứ ba can thiệp vào trò chơi.
Tuy nhiên, Valve đã có một nước đi khôn ngoan khi gài bẫy và "tận diệt" bè lũ hack cheat
Cũng theo Valve, tất cả những kẻ bị quét trong chiến dịch trên đều sẽ phải nhận khung hình phạt cao nhất, đó là cấm chơi DOTA 2 vĩnh viễn, bao gồm cả các tuyển thủ chuyên nghiệp nếu như họ lợi dụng hack cheat này. Nhà phát hành nổi tiếng này cho rằng việc chống hack cheat luôn là ưu tiên hàng đầu của mình trong mọi thời điểm, và chắc chắn, việc làm mất cân bằng của trò chơi sẽ bị trừng trị thích đáng.
Và cái kết là hơn 40.000 tài khoản đã "bay màu" sau một ngày
Có thể thấy pha xử lý đầy tinh tế của Valve xứng đáng để các nhà phát triển khác học theo trong tương lai. Cộng thêm việc Bungie, nhà phát hành Destiny 2 vừa thắng kiện nhóm hack cheat số tiền gần 100 tỷ VND, rất có thể trong tương lai, hack cheat sẽ không còn là vấn nạn muôn thủa của làng game như thời điểm hiện tại.
Kiện đội nhóm hack cheat ra tòa, nhà phát hành game thắng lớn, được đền bù hơn 100 tỷ Sau hai năm kiên trì theo đuổi, cuối cùng thì nhà phát hành game này cũng gặt hái được trái ngọt. Hack cheat luôn là một trong những vấn nạn mà bất cứ tựa game nào cũng phải đối mặt, đặc biệt là với các trò chơi bắn súng FPS. Ngay cả những siêu phẩm từng nhận được vô số kỳ vọng như...