Rò rỉ tài liệu về hoạt động của tình báo Thổ Nhĩ Kỳ tại Pháp
Các tài liệu mật từ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiết lộ rằng cơ quan tình báo hàng đầu của nước này, Milli İstihbarat Teşkilatı (MIT), đang bí mật triển khai giám sát và theo dõi tại Strasbourg.
Strasbourg, thành phố được bảo vệ nghiêm ngặt và là nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức châu Âu quan trọng. Pháp là một quốc gia đồng minh trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo trang Nordic Monitor (đặt trụ sở tại Thụy Điển), mạng lưới bí mật của MIT được huy động vào ngày 2/10/2024, trong một cuộc biểu tình ôn hòa của khoảng 2.000 người bên ngoài Tòa án nhân quyền châu Âu (ECtHR), cơ quan tư pháp của Hội đồng châu Âu (CoE).
Cuộc biểu tình do một nhóm phản đối chính quyền của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tổ chức, kêu gọi ECtHR đẩy nhanh giải quyết hàng ngàn vụ kiện từ các nguyên đơn Thổ Nhĩ Kỳ.
Thông tin thu thập tại sự kiện đã được các điệp viên MIT gửi về trụ sở ở Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó phân phối tới các cơ quan chính phủ nhằm áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với người tham gia biểu tình.
Video đang HOT
Một tài liệu do Nordic Monitor thu thập cho thấy, Cục An ninh Tổng hợp Thổ Nhĩ Kỳ (Emniyet) đã nhận được báo cáo từ MIT. Hai tuần sau, cơ quan này yêu cầu chi nhánh tại tỉnh Samsun thực hiện hành động chống lại các cá nhân được đề cập.
Tài liệu rò rỉ hoạt động của MIT tại Pháp. Ảnh chụp màn hình.
Dưới sự hỗ trợ tài chính và chính trị mạnh mẽ từ chính quyền Tổng thống Erdogan, MIT đã tăng cường hoạt động tại các nước châu Âu như Đức, Pháp và Hà Lan, nơi có đông đảo cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ.
Mục tiêu không chỉ dừng lại ở việc giám sát những người chỉ trích, mà còn bao gồm thu thập thông tin nhạy cảm, khai thác các lỗ hổng trong xã hội châu Âu và gây ảnh hưởng đến các quyết định chính trị ở các thủ đô lớn.
Các điệp viên MIT thường hoạt động dưới vỏ bọc học giả, nhà báo, doanh nhân hoặc nhà ngoại giao tại các đại sứ quán và lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ. Những hoạt động tại Strasbourg chỉ là một phần trong mạng lưới tình báo rộng lớn mà Ankara duy trì ở châu Âu.
Nordic Monitor nhận định việc lập hồ sơ người biểu tình tại Strasbourg có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân họ và gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều người trong số này đã bị điều tra với cáo buộc khủng bố vô căn cứ, phải đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ, tịch thu tài sản và trừng phạt gia đình nếu trở về nước.
Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đang lên kế hoạch cho chuyến thăm quan trọng tới Syria. Phái đoàn do ông dẫn đâu dự kiến bao gồm các bộ trưởng phụ trách kinh tế và đầu tư.
Vậy Lợi ích lâu dài về an ninh, chính trị và kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ đối với quốc gia láng giềng phía Nam này là gì?
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu họp báo tại Istanbul. Ảnh: AA/TTXVN
Bình luận về kế hoạch thăm Syria của ông Erdogan, chuyên gia về chính sách an ninh Thổ Nhĩ Kỳ Furkan Halit Yolcu nhận định: "Tôi nghĩ về mặt chính trị và kinh tế, việc Thổ Nhĩ Kỳ có một Syria mạnh mẽ ở biên giới phía Nam là rất quan trọng".
Ông Yolcu giải thích điều đó sẽ giúp ổn định khu vực biên giới, với ít mối nguy hiểm hơn từ lực lượng dân quân người Kurd (YPG) của Syria, tránh gây bất ổn và áp lực từ vấn đề di cư khi người Syria tràn vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
"Thổ Nhĩ Kỳ luôn có sự hiện diện trực tiếp tại đây. Họ kiểm soát tỉnh Idlib thông qua các lực lượng phi chính phủ và binh sĩ của mình. Vì vậy, điều này không hẳn là sự gia tăng rõ rệt về mức độ can thiệp hay quan tâm đến Syria, mà theo tôi, nó phản ánh một cơ sở hạ tầng ngoại giao vốn đã tồn tại từ trước", chuyên gia Yolcu lập luận.
Ông Yolcu cho rằng việc duy trì ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của khuôn khổ chính trị mới ở Syria là "thiết yếu" đối với Ankara, không chỉ vì hai nước có đường biên giới chung dài khoảng 800 km và mối quan ngại của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến vấn đề người Kurd, mà còn vì lợi ích của nước này đối với các mỏ khí đốt tự nhiên ở khu vực Biển Địa Trung Hải.
Bình luận về những cơ hội mà chính quyền hậu Tổng thống Bashar Assad mang lại cho Ankara, chuyên gia quan hệ quốc tế Thổ Nhĩ Kỳ Huseyin Bagci lập luận Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ có ảnh hưởng lớn đến chính quyền Syria mới vì hầu hết họ đều được đào tạo tại Thổ Nhĩ Kỳ, bởi Thổ Nhĩ Kỳ, và thậm chí một số người trong chính phủ còn nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ trôi chảy vì họ được đào tạo tại các trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong lĩnh vực kinh tế, ông Bagci nói rằng bên cạnh thương mại và tái thiết, lợi ích của Ankara bao gồm các nỗ lực đảm bảo hàng triệu người Syria đang sống ở Thổ Nhĩ Kỳ trở về Syria trong những tháng và năm tới.
Nhà phân tích này tin tưởng lĩnh vực thương mại, vốn đạt khoảng 2,3 tỷ USD vào năm 2010 trước khi cuộc nội chiến Syria nổ ra, có thể dễ dàng vượt quá 20 tỷ USD, với rất nhiều cơ hội có sẵn trong bối cảnh cơ sở hạ tầng của Syria gần như bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc chiến kéo dài 13 năm.
"Chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria, lý do vì sao việc duy trì ảnh hưởng ở đó là cần thiết - điều này hoàn toàn dễ hiểu. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Haqan Fidan, từng là Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, ông ấy biết rõ mọi người tại đây. Và theo tôi thấy, khuôn khổ chính trị mới của Syria sẽ chủ yếu được định hình bởi Thổ Nhĩ Kỳ và ảnh hưởng của họ. Tuy nhiên, tôi phải giữ khiêm tốn và trung lập. Sẽ cần thời gian để thấy ảnh hưởng này tác động như thế nào đến những phát triển chính trị tại đây. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đang trong trạng thái phấn khích trước thành công này, khi chứng kiến chính phủ của Tổng thống Assad rời đi và một chính phủ mới được thành lập", ông nói.
Thổ Nhĩ Kỳ: Bắt giữ 20 thành viên của giáo phái Glen Ngày 28/8, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Ali Yerlikaya thông báo cảnh sát nước này đã bắt giữ 20 người tại 11 tỉnh vì nghi ngờ liên quan đến phong trào Fethullah Glen, nhóm tôn giáo bị Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ coi là tổ chức khủng bố. Cảnh sát bắt giữ các phần tử tình nghi liên quan tới giáo...