Rộ lên nhiều chiêu lừa đảo sinh viên ở TP.HCM
Dụ dỗ rửa tiền, vay tiền qua app, bán hàng đa cấp… là những chiêu trò lừa đảo sinh viên hiện nay, công an cho biết đã có nhiều trường hợp sinh viên ’sập bẫy’.
Các app cho vay nở rộ, lừa đảo rất nhiều khách hàng, trong đó có không ít sinh viên – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Đại diện Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết theo thông tin từ Công an quận Thủ Đức (TP.HCM), hiện nay đang có một số cá nhân và nhóm người chuyên lừa đảo sinh viên bằng nhiều hình thức, chiếm đoạt số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.
Không chỉ ở trường này, hiện có nhiều trường ĐH, CĐ khác như Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường CĐ Quốc tế TP.HCM cũng cho biết có nhiều trường hợp sinh viên bị lôi kéo, dụ dỗ…
Một trong các chiêu lừa đảo sinh viên mà các đối tượng thực hiện là tự xưng một tổ chức nào đó, nhờ sinh viên mở nhiều tài khoản ngân hàng (7-8 ngân hàng khác nhau), sau đó đề nghị sinh viên chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác với số tiền lớn, khoảng từ 100 triệu đồng thì sinh viên sẽ được trả 1 triệu đồng.
Video đang HOT
Đây là một dạng rửa tiền và đã có một số sinh viên bị mắc lừa. Những sinh viên này có thể bị ngân hàng đưa vào “black list” (danh sách đen) và gặp rắc rối với công an.
Một hình thức nữa là cho vay tiền qua app. Do vay không cần thế chấp nên lãi suất cực cao, nếu người vay không kịp trả, tiền vay và tiền lãi tăng rất cao theo ngày, dẫn đến nạn nhân không đủ khả năng chi trả.
Để đòi nợ, các đối tượng cho vay khủng bố nạn nhân qua điện thoại, gọi điện cho người thân của nạn nhân để đòi nợ, đến tận nơi làm việc, học tập tạo áp lực, thậm chí đe dọa vũ lực… Rất nhiều sinh viên và công nhân là nạn nhân của hình thức cho vay này.
Ngoài ra còn có trường hợp sinh viên nghi bị dụ bỏ học đi bán hàng đa cấp. Vừa qua Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM phát hiện nhiều trường hợp nói dối bố mẹ rằng mình được học bổng du học và xin gia đình hơn 400 triệu để làm hồ sơ đi học nước ngoài.
Sinh viên sau đó ôm tiền “biến mất”, gia đình liên lạc không được. Khi gia đình nhờ nhà trường tìm kiếm giúp, sinh viên liên hệ qua Zalo với gia đình, dọa bỏ nhà đi hoặc nói mình sẽ bị các đối tượng khác xử lý khiến gia đình hoang mang không dám báo công an…
“Sinh viên của trường, nếu có khó khăn về tài chính có thể liên hệ các đơn vị trong trường để xin hỗ trợ, cần hạn chế tiếp cận các đối tượng xấu ngoài xã hội, làm các việc vi phạm pháp luật”, TS Trần Thanh Thưởng – trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên nhà trường, khuyến cáo.
Theo tuoitre
Cô gái 29 tuổi mặc đồng phục giả là sinh viên Sài Gòn lẻn vào trộm tài sản bị lao công bắt giữ
Với cùng một thủ đoạn là mặc đồng phục giả làm sinh viên, Thắm trà trộm vào trường lấy cắp nhiều tài sản.
Ngày 6/4, Công an quận Gò Vấp cho biết đang tạm giữ Nguyễn Thị Thắm (29 tuổi, quê Nghệ An) để làm rõ về hành vi trộm cắp tài sản.
Theo đó, khoảng 10h ngày 3/4, Thắm mặc đồng phục giả làm sinh viên, đến trường Đại học Công nghiệp TP.HCM (đường Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, quận Gò Vấp, TP.HCM), để trộm cắp tài sản.
Mặc đồng phục giả làm sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. (Ảnh: minh họa).
Đang trà trộn vào lớp học thì Thắm bị lao công của trường nghi ngờ nên giữ lại và báo cho công an.Tại cơ quan điều tra, Thắm đã thừa nhận hành của mình
Đồng thời, Thắm khai nhận thêm trước đó, liên tục nhiều ngày với cùng một thủ đoạn trên, Thắm đã lấy trộm 3 điện thoại Samsung, 1 điện thoại iPhone7 và nhiều ví tiền, sau đó lấy hết tiền rồi để lại ví ở phòng khác trong trường này.
Hiện cơ quan công an đang củng cố hồ sơ xử lý vụ việc trên.
Sâm Sam
Theo saostar
Bài học không cũ để tránh lừa đảo qua "chạy việc" Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế xuất hiện nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến một số giáo viên, giảng viên công tác tại các trường học. Dù thủ đoạn không mới, song các đối tượng đã lợi dụng lòng tin, sự tín nhiệm của nhiều người để giăng bẫy lừa nhằm mục...