Rõ khổ, nông dân nuôi ong mật ở Đắk Lắk “xấc bấc xang bang”, bán 4kg mật mới mua được 1 ký thịt heo
Với mức thuế chống bán phá giá sơ bộ hơn 400% từ phía Mỹ đã khiến doanh nghiệp và người nuôi ong ở Đắk Lắk nói riêng, cả nước nói chung gặp vô vàn khó khăn khi bước vào mùa khai thác mật mới.
Người nuôi ong đang bước vào mùa khai thác mật (thông thường từ tháng 3 đến tháng 10). Thông tin Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phán quyết mật ong Việt Nam có thể phải chịu mức thuế chống bán phá giá hơn 400% đang khiến mùa mật mới bắt đầu với không khí ảm đạm.
Trang trại ong 550 đàn của ông Viên Đình Sơn (tổ dân phố 4, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ) là một trong những cơ sở nuôi ong lớn nhất tại địa phương này.
Đang là mùa mật cà phê nhưng ông chẳng mấy vui vẻ gì, bởi năm nay giá mật quá thấp. Những năm trước, giá mật bình quân từ 30.000 – 40.000 đồng/kg, tuy nhiên thời điểm hiện tại chỉ còn 22.000 đồng/kg.
Mặc dù giá mật xuống rất thấp nhưng vẫn khó bán. Hiện, gia đình ông còn tồn 20 tấn mật cao su khai thác từ trong Tết Nguyên đán.
Ông Viên Đình Sơn (phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk ) kiểm tra đàn ong của gia đình.
Video đang HOT
Ông Sơn rầu rĩ: “Sống chết với nghề nuôi ong 23 năm nay nhưng chưa bao giờ người nuôi ong chúng tôi gặp khó khăn đến thế này. Trước đây giá mật khi cao khi thấp nhưng khai thác chừng nào bán hết chừng đó. Vậy mà năm nay, giá đã thấp, bán cũng không được”.
Điều ông Sơn và những chủ ong khác lo lắng hơn là tình trạng mật ong giá rẻ, khó tiêu thụ chưa biết tiếp diễn đến khi nào.
Bởi vậy, đã bước vào vụ mật nhãn, vải ở miền Bắc và chuẩn bị đến mùa mật keo miền Trung nhưng nhiều người nuôi ong không háo hức như thường lệ mà đang cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng để “đánh” mật một cách hợp lý nhất.
Khó khăn càng thêm chồng chất với người nuôi ong khi giá vật tư, nguyên liệu nuôi ong lại tăng vọt. Anh Viên Đình Tiến (phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, gia đình anh nuôi 400 đàn ong, bình quân mỗi năm thu được 30 – 40 tấn mật.
Theo hoạch toán, để có lời thì giá mật phải đạt 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đợt mật vừa qua, anh chỉ bán được 20.000 đồng/kg. Anh Tiến cho hay: “Giá đường, giá bột tăng 1,5 – 2 lần, giá xăng dầu cũng tăng cao khiến chi phí đầu tư đội lên nhiều, nhiều người nuôi ong bị lỗ, đỡ hơn thì hòa vốn”.
Chủ ong này cho biết thêm, khoảng hai năm nay, nhiều người nuôi ong không trụ nổi với nghề, phải bỏ đàn hoặc giảm số lượng nuôi. Số lượng đàn ong tại địa phương giảm khoảng 30% so với trước đây.
Theo Hội Nuôi ong tỉnh Đắk Lắk, cả nước hiện có 35.000 nông dân đang làm nghề nuôi ong, trong đó, riêng tỉnh Đắk Lắk chiếm khoảng 50%.
Hầu hết chủ ong đang gặp rất nhiều khó khăn vì đang là thời điểm bước vào vụ mật mới mà không ai mua, nếu mua thì cũng rất ít. Không có nguồn thu nên nhiều người nuôi ong không có kinh phí trang trải cuộc sống chứ chưa nói đến chuyện đầu tư cho đàn ong.
Doanh nghiệp lao đao
Ông Lê Thanh Vân, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ong mật Đắk Lắk, Chủ tịch Hội Xuất khẩu mật ong Việt Nam cho biết, cả nước hiện có 32 doanh nghiệp (DN) xuất khẩu mật ong. Khoảng 95% sản lượng mật ong xuất khẩu của Việt Nam là vào thị trường Hoa Kỳ.
Điều này cũng cho thấy doanh thu của các DN chủ yếu là xuất khẩu, trong đó Mỹ là thị trường chính nên các DN bị ảnh hưởng rất nặng nề khi mất thị trường này. Ngành ong mật Đắk Lắk sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất, bởi địa phương đang chiếm trên 50% sản lượng mật ong của cả nước.
Khi áp thuế trên 400%, không chỉ người nuôi ong mà cả DN cũng điêu đứng. Đơn cử như Công ty Cổ phần Ong mật Đắk Lắk, thời điểm này mọi năm đã mua hơn 2.000 tấn, nhưng hiện tại chỉ dám mua vào hơn 100 tấn, phục vụ cho khách nội địa và một số khác hàng châu Á nhỏ lẻ.
“Tình hình này mà kéo dài đến tháng 4/2022 thì sẽ có nhiều DN phải đóng cửa…”, ông Vân lo lắng.
Một trang trại ong tại xã Ea Tul, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk.
Việt Nam hiện có 24 DN tham gia điều tra tự nguyện, 2 DN là bị đơn bắt buộc gồm Công ty Cổ phần Ong mật Đắk Lắk và Công ty Cổ phần Ong mật Buôn Ma Thuột – những đơn vị đứng trong tốp đầu về xuất khẩu mật ong.
Sau khi có thông tin áp thuế quá lớn như vậy thì các địa phương, bộ, ngành như Bộ NNPTNT, Bộ Công thương cũng đã tổ chức họp với các DN xuất khẩu mật ong để tìm các giải pháp. Một mặt, các bộ ngành tiếp tục đàm phán thông qua con đường ngoại giao với phía Mỹ.
Mặt khác cũng khuyến cáo các DN mở rộng thị trường và tìm các thị trường mới như EU, châu Á và thị trường nội địa… Tuy nhiên, theo các DN, việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới là quá gấp, trước mắt chưa thể thực hiện được ngay.
Trong ngắn hạn vài năm tới, nếu mất thị trường Mỹ, ngành ong mật sẽ cực kỳ khó khăn. Đối với người dân nuôi ong cũng được khuyến cáo nên chuyển đổi dần sang các hoạt động khác trong sản xuất nông nghiệp.
Từ tháng 4/2021, Hội Các nhà nuôi ong Mỹ nộp đơn lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ Việt Nam, Ấn Độ, Brazil, Argentina và Ukraine.
Đến cuối tháng 11/2021, DOC công bố mức thuế sơ bộ chung dành cho tất cả doanh nghiệp xuất khẩu mật ong của Việt Nam là 412,49%. Hiện các bên liên quan đang nỗ lực thực hiện các biện pháp với kỳ vọng DOC có thể đưa ra phán quyết cuối cùng một cách công bằng. Vụ việc đang trong giai đoạn chờ DOC ra phán quyết cuối cùng.
Gia hạn rà soát chống bán phá giá một số mặt hàng thép mạ từ Hàn Quốc và Trung Quốc
Ngày 23/2, Bộ Công Thương thông báo gia hạn thời hạn rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc.
Gia hạn rà soát chống bán phá giá một số mặt hàng thép mạ từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Ảnh: TTXVN.
Theo đó, ngày 4/6/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1524/QĐ-BCT về việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc (Vụ việc: ER01.AD02).
Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương, thời hạn rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá không quá 9 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát (tức ngày 4/3/2022), trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 3 tháng.
Để có thêm thời gian xem xét, làm rõ những vấn đề phát sinh, căn cứ theo thực tiễn vụ việc và để đảm bảo việc điều tra được tiến hành một cách toàn diện, khách quan, ngày 22/2/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 225/QĐ-BCT về việc gia hạn thời hạn rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc thêm 3 tháng. Theo đó, thời hạn kết thúc rà soát cuối kỳ vụ việc là ngày 4/6/2022.
Duy trì biện pháp chống bán phá giá sản phẩm sorbitol nhập khẩu Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2644/QĐ-BCT ngày 23/11/2021 áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm phụ gia thực phẩm (sorbitol) có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc. Trước đó, Bộ Công Thương đã tiến hành vụ việc điều tra từ tháng 12/2020 trên cơ sở đề nghị của của...