Rò hậu môn và những biến chứng khó lường
Tất cả mọi người có thể không biết rò hậu môn là gì? Nhưng lại có rất nhiều người bị rò hậu môn và không biết triệu chứng của rò hậu môn là như thế nào? Do đó khiến bệnh còn nặng hơn.
Bạn có hiểu biết về rò hậu môn?
Chuyên gia điều trị rò hậu môn nói rằng: giai đoạn đầu của rò hậu môn chủ yếu là triệu chứng áp xe và viêm là chính, khi viêm mất đi, lỗ rò dần dần hình thành, triệu chứng cục bộ giảm dần. Khi bị lỗ rò hậu môn phức tạp hoặc nhiễm trùng cấp tính, phản ứng viêm cục bộ rõ ràng hơn, và kèm theo các triệu chứng toàn thân. Cần chuẩn đoán chính xác trước khi điều trị rò hậu môn, xác định thuộc loại rò hậu môn nào. Rò hậu môn có thể được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và kiểm tra trong phòng xét nghiệm.
1. Nhiễm trùng chảy mủ:
Một khi lỗ rò đã hình thành, khả năng tự khỏi rất thấp, và đem lại một loạt các mối nguy hiểm.Đầu tiên sau khi lỗ rò bị nhiễm trùng phát viêm, bị đau nặng ở hậu môn, sau đó bị loét chảy mủ làm ô nhiễm đồ lót, mủ kích thích da cục bộ hậu môn, gây ngứa hậu môn nghiêm trọng.thời gian dài có thể làm cho thể chất suy nhược, thiếu năng lượng, giảm sức đề kháng, tình trạng phát bệnh cũng thường xuyên hơn.
2. Tăng số lượng lỗ rò ,đường rò:
Rò hậu môn bị tái lại nhiều lần, có thể xuyên qua ống rò, lây lan đến khoảng cơ xung quanh hình thành rò hậu môn đa phát, rò hậu môn phức tạp, không chỉ gây khó khăn trong điều trị, mà còn ảnh hưởng đến sự co khép của hậu môn, khi đại tiện cảm thấy khó khăn, và có cảm giác đại tiện không hết.
3. Nguy cơ ung thư:
Rò hậu môn đa phát, có thể hình thành lỗ rò trực tràng âm đạo, trực tràng niệu đạo và trực tràng bàng quang, gây nguy hiểm các cơ quan xung quanh, và tình trạng rò hậu môn không có trị hoặc trị lâu không khỏi là dễ bị bệnh biến thành ung thư nhất.
Bởi vậy rò hậu môn là bệnh rất nghiêm trọng trong khoa hậu môn trực tràng, nhiều bệnh nhân có hiện tượng ngứa và chảy máu, vậy làm sao trị rò hậu môn tốt hơn?
Chuyên gia rò hậu môn nói rằng: rất nhiều bệnh nhân có tâm lý sợ hãi khi nhắc đến phẫu thuật, tìm kiếm một biện pháp điều trị không cần phẫu thuật, thực sự điều trị rò hậu môn, chỉ có một con đường duy nhất, đó là phẫu thuật điều trị ít xâm lấn, chứ không còn cách nào khác.
Lựa chọn hàng đầu khi trị rò hậu môn – HCPT kỹ thuật xâm lấn tối thiểu.
Video đang HOT
Kỹ thuật HCPT – thiết bị điều trị các chứng bệnh hậu môn nhập từ Mỹ, chữa rò hậu môn toàn bằng máy tính đa chức năng, thiết bị này có chức năng sóng điện từ cao tần điều trị rò hậu môn, chức năng dao điện cao tần và kẹp điện cầm máu.Quá trình điều trị không đau, không ra máu, nhanh chóng, triệt để, không cần nằm viện, không ảnh hưởng công việc. Phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu này là việc đưa cáp quang trực tràng vào bên trong hậu môn, thông qua màn hình, trực tiếp tiến hành đốt không xâm lấn ở ngay lỗ rò, khiến lỗ rò khô và hẹp lại, sau đó rửa sạch mủ bên trong lỗ rò, vì vậy, sau khi đi cầu, vi khuẩn và phân không có thể nhập vào các mô xung quanh, từ đó chặn nguồn gốc của nhiễm trùng và đau đớn, để làm cho nó lành hẳn.
HCPT phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu điều trị rò hậu môn có 4 ưu điểm sau:
1. Trực quang:
Bệnh nhân có thể thông qua máy tính quan sát được toàn bộ quá trình điều trị, toàn bộ quá trình điều trị tiến hành dưới trạng thái không đau.
2. Hiệu quả:
Quá trình điều trị có thể đốt trực tiếp không xâm lấn trên lỗ rò, không cần tiến hành các thao tác khác.
3. An toàn:
Quá trình có thể ngăn chặn nguồn lây nhiễm vi khuẩn và phân rất hiệu quả, hậu phẫu đến khi hết hẳn.
4. An tâm:
Hồi phục nhanh sau điều trị, không ảnh hưởng công việc và học tập .
Trên đây là một vài giới thiệu của chuyên gia rò hậu môn Hồ Chí Minh về triệu chứng của rò hậu môn, hy vọng có ích đối với mọi người.
Để tạo điều kiện tốt hơn cho bệnh nhân hoặc những người muốn tìm hiểu về bệnh rò hậu môn, nên chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, chuyên gia sẽ trực tiếp giải đáp thắc mắc của bạn, nếu có vấn đề liên quan đến rò hậu môn cần giải đáp…
Hãy tham gia tư vấn trực tiếp với chuyên gia qua trang : http://benhtrihcm.com (Bệnh Trĩ), http://www.websuckhoehcm.com (Nam Khoa), http://phongkhamhiephoa.com (Tai Mũi Họng), hoặc gọi trực tiếp vào hotline:08-38686222
Chúc bạn mạnh khỏe và hạnh phúc!
Phòng khám Hiệp Hòa
Địa chỉ: 31A-31-31B đường Trường Sơn, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM
(Nguồn: benhtrihcm.com)
Theo 24h
"Nhận diện" bệnh trĩ
Bệnh trĩ hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị. Bạn cần "lận lưng" vài thông tin để nhận biết và đối phó với căn bệnh phổ biến này.
Bệnh trĩ gây nên bởi tình trạng các tĩnh mạch ở trực tràng hoặc xung quanh hậu môn bị phình to lên.
Có hai thể bệnh trĩ: bệnh trĩ ngoại thường gây ra triệu chứng đau khi hậu môn bị kích thích; bệnh trĩ nội thường không đau nhưng có thể gây chảy máu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đôi khi triệu chứng chảy máu lại không liên quan đến bệnh trĩ mà có thể là do bị ung thư. Vì vậy, muốn biết chính xác bệnh trạng, bạn cần phải đến bệnh viện kiểm tra nhằm xác định cụ thể nguyên nhân gây ra hiện tượng trên.
Khi nào trĩ "gõ cửa"?
Khi có nhiều áp lực tác động lên các tĩnh mạch trong khu vực xương chậu hoặc trực tràng, có thể dẫn tới bệnh trĩ. Thông thường, những mô bên trong hậu môn chứa đầy máu để giúp kiểm soát quá trình vận động của đường ruột. Khi bạn "rặn" trong lúc đi cầu sẽ làm gia tăng áp lực nên có thể gây ra tình trạng các tĩnh mạch trong các mô này phình ra và bị rách, gây nên bệnh trĩ.
Trong trường hợp bạn bị bệnh tiêu chảy hoặc táo bón lâu ngày cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ, do tình trạng căng thẳng và gia tăng áp lực trên các tĩnh mạch trong đường hậu môn.
Các thai phụ cũng có thể bị bệnh trĩ trong khoảng thời gian sáu tháng đầu của thai kỳ vì sự gia tăng áp lực trên các mạch máu trong khu vực xương chậu. Tình trạng gắng sức để đẩy bào thai ra ngoài trong khi trở dạ có thể khiến bệnh trĩ ở sản phụ thêm nghiêm trọng.
Ngoài ra, khi bạn bị tăng cân nhiều hoặc béo phì cũng có thể gây nên bệnh trĩ.
Có hai loại bệnh trĩ, trĩ nội và trĩ ngoại. Cách nhận biết như sau:
Bệnh trĩ nội
Khi bị bệnh trĩ nội, bạn có thể thấy những vệt máu đỏ trên giấy vệ sinh, những đốm máu đỏ tươi trong bồn cầu hoặc những đốm máu trên bề mặt của phân sau khi đi cầu bình thường.
Bệnh trĩ nội thường gây nên do những tĩnh mạch nhỏ trên thành của đường hậu môn bị phình ra. Những tĩnh mạch này có thể bị lớn dần lên và võng xuống. Tình trạng này khiến hậu môn bị phình ra mọi lúc và có thể gây ra triệu chứng đau khi những cơ ở hậu môn co bóp mạnh. Đôi khi bạn có cảm giác rất đau do quá trình cung cấp máu tới hậu môn bị ngừng hẳn khi những tĩnh mạch bị phình ra. Và bạn có thể thấy chất nhầy trên giấy vệ sinh hoặc trên phân sau khi đi cầu.
Bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại có thể gây chảy máu khi máu bị dồn xuống tĩnh mạch, tạo thành một cái búi bên ngoài hậu môn và rất đau, y học gọi là trĩ ngoại huyết khối hoặc trĩ.
Chẩn đoán bệnh
Các bác sĩ có thể phát hiện bạn bị bệnh trĩ hay không bằng cách hỏi thăm về tình trạng sức khỏe của bạn trong thời gian qua đồng thời tiến hành các kiểm tra về thể chất.
Bạn có thể không cần xét nghiệm lúc đầu, đặc biệt nếu bạn dưới 50 tuổi và bác sĩ cho rằng bạn bị chảy máu trực tràng là do bệnh trĩ. Các bác sĩ có thể chỉ kiểm tra bằng ngón tay, hoặc sử dụng ống đèn chiếu để kiểm tra bên trong trực tràng.
Tuy nhiên, tình trạng chảy máu trực tràng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào đó đối với sức khỏe như ung thư kết tràng, ung thư trực tràng hoặc ung thư hậu môn. Vì thế, trong trường hợp khi kiểm tra lần đầu không phát hiện chính xác nguyên nhân, bác sĩ có thể sử dụng ống đèn soi đại tràng sigma để soi sâu vào trong kết tràng. Hoặc bác sĩ có thể sử dụng một loại ống đèn chiếu khác soi toàn bộ kết tràng, để tìm chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu.
"Xử lý" trĩ
Đối với hầu hết các thể bệnh trĩ, việc điều trị tại nhà là hết sức cần thiết. Việc điều trị này bao gồm cung cấp thêm chất xơ trong các bữa ăn, uống nhiều nước và sử dụng các loại thuốc mỡ bôi ngoài để ngăn chặn triệu chứng ngứa. Bạn cũng có thể sử dụng những loại thuốc bơm để làm mềm phân trong lúc đi cầu, nhằm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch.
Việc phẫu thuật cắt bỏ trĩ chỉ được tiến hành trong trường hợp các phương pháp điều trị khác không đạt kết quả.
Thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh trĩ hoặc ngăn chặn sự tiến triển bệnh theo chiều hướng xấu. Bạn nên thường xuyên ăn những loại thực phẩm nhiều chất xơ như các loại trái cây, các loại rau xanh và ngũ cốc. Ngoài ra, bạn cần phải uống nhiều nước cũng như rèn luyện thể chất đều đặn.
Theo PNO
Vảy tê tê có bổ thận tráng dương? Tin đồn vảy tê tê có tác dụng bổ thận tráng dương, giúp đàn ông cải thiện tình trạng yếu sinh lý, nên thời gian gần đây rộ lên nhiều vụ buôn bán, vận chuyển trái phép tê tê. Ngày 11/12/2012, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an Hà Tĩnh đã phát hiện, tạm giữ xe Camry, BKS 30M - 1207 chạy từ...