Ripple “bốc hơi” 9 tỷ USD vốn hóa
Theo CNBC, đồng Ripple đã “trượt dốc” trong hôm thứ Ba (25/9), sau đà tăng mạnh vào cuối tuần trước. Đồng tiền số lớn thứ 3 thế giới về giá trị vốn hóa hiện được giao dịch quanh mốc 0,49 USD, theo CoinMarketCap.
Ảnh Internet
Trước đó, XRP – thường được gọi với tên không chính thức khác là Ripple – đã tăng mạnh lên đạt 0,69 USD vào hôm thứ Sáu (21/9), sau khi công ty Ripple cho biết có thể tung ra sản phẩm tiền điện tử dựa trên nền tảng XRP.
Ripple là công ty công nghệ tài chính tập trung vào khả năng thanh toán dựa trên công nghệ Blockchain nhằm giúp các tổ chức tài chính chuyển tiền quốc tế nhanh hơn. Ripple nắm phần lớn lượng XRP – đồng tiền số độc lập được sử dụng trong mạng lưới của công ty.
Sagar Sarbhai, người chịu trách nhiệm quan hệ pháp lý tại khu vực châu Á – Thái Binh Dương và Trung Đông của Ripple, cho biết công ty đang tiến hành đẩy nhanh phát triển sản phẩm xRapid, giúp các ngân hàng tăng tốc độ giao dịch bằng cách sử dụng đồng XRP.
“Tôi tự tin rằng bạn sẽ thấy được một số tin tức tốt khi chúng tôi giới thiệu trực tiếp sản phẩm trong vài tháng tới”, ông Sarbai nói về xRapid trong một cuộc phỏng vấn với CNBC tuần trước.
Video đang HOT
Kể từ đợt tăng đột biến vào cuối tuần trước, giá của đồng XRP đã giảm hơn 30%, khiến cho giá trị vốn hóa “bốc hơi” hơn 9 tỷ USD.
XRP là một trong những đồng tiền số bị cuốn vào đợt tăng giá mạnh của thị trường hồi cuối năm 2017 và đầu năm 2018. Tuy nhiên, XRP đã giảm gần 90% kể từ mức đỉnh hồi tháng 1/2018.
Cho đến nay, Ripple đã đạt được những thỏa thuận với các định chế tài chính lớn như Santander và American Express, song những quan hệ đối tác này mới chỉ tập trung vào một sản phẩm khác là xCurrent, không sử dụng XRP.
Sản phẩm xRapid được Ripple cho là “cầu nối” giữa các loại tiền tệ, cho phép các nhà cung cấp thanh toán và các ngân hàng xử lý giao dịch xuyên biên giới một cách nhanh hơn. Các công ty đã thử nghiệm sản phẩm này gồm có Western Unicon và MoneyGram.
Hoàng Hải (Theo báo chí nước ngoài)
Ripple tăng gần 40% chỉ trong 24 giờ, dẫn đầu đà tăng của thị trường tiền mật mã
Thị trường tiền mật mã tiếp tục phục hồi mạnh mẽ vào hôm qua, với hầu hết các đồng tiền chính đều đi lên, bất chấp thông báo tiêu cực từ Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC). Giá Bitcoin quay trở lại mốc 6.500 USD, trong khi Ripple trở thành tâm điểm của thị trường khi giá vọt mạnh.
Trong sáng nay, đồng Bitcoin đang giao dịch trên mốc 6.500 USD/BTC tại 6.514 USD/BTC, đánh dấu mức tăng hơn 1,5% trong vòng 24 giờ qua. Nếu tiếp tục duy trì đà phục hồi và có thể bứt phá mốc 6.600 USD/BTC, thì triển vọng đà đi lên sẽ sáng sủa hơn, khi mà kể từ ngày 06/9 đến nay, giá của đồng tiền mật mã lớn nhất thế giới này vẫn bị trong biên độ dao động 6.100 - 6.600 USD/BTC.
Vì sao Ripple tăng mạnh?
Tuy nhiên, đồng Ripple mới là tâm điểm chính của thị trường khi tiếp tục đi lên mạnh mẽ và dẫn đầu đà tăng. Chỉ trong vòng 24 giờ qua, đồng tiền này đã tăng hơn 37,5%, lên mức 0,448 USD. Trong 7 ngày qua, đồng Ripple cũng đã tăng hơn 63%. Thông tin gần đây hỗ trợ sự đi lên mạnh mẽ của đồng tiều này là thông báo giao thức xRapid, sản phẩm được chờ đợi từ lâu của Ripple vốn sẽ biến XRP thành loại tài sản được sử dụng trong thanh toán giữa các định chế tài chính, được đưa tin là sắp sửa được đưa vào ứng dụng thương mại thật sự trong tháng 10 tới.
Ngoài ra, tin vui cũng đến dồn dập với đồng tiền có vốn hóa lớn thứ ba thế giới này, với thông tin mới nhất vào hôm qua cho thấy PNC - ngân hàng top 10 tại Mỹ, hoạt động ở 19 bang, nắm quyền kiểm soát hơn 2400 chi nhánh và có hơn 8 triệu khách hàng - đã công bố mối quan hệ hợp tác với Ripple, với việc sử dụng công nghệ của công ty startup blockchain này cho các khoản thanh toán xuyên biên giới và quốc tế.
Cụ thể, trái ngược với các ngân hàng sử dụng XRP trực tiếp cho các khoản thanh toán và chuyển tiền, PNC sẽ hoạt động trên nền tảng xCurrent, một giao thức sổ cái phân tán để tiết kiệm chi phí và cắt giảm đáng kể thời gian giao dịch ở nước ngoài của các khách hàng Mỹ. So với các phương pháp hiện tại để giao dịch tiền tệ xuyên các biên giới, có thể mất đến 2 - 3 ngày để xử lý, giao thức xCurrent được cho là chỉ mất chưa tới năm phút, với mức phí cũng được giảm đáng kể.
PNC Bank - ngân hàng mới nhất tham gia vào mạng lưới thanh toán của Ripple
Theo Asheesh Birla, phó chủ tịch cấp cao về quản lý sản phẩm tại Ripple, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng công ty hy vọng sẽ chuyển sang sử dụng xRapid trong tương lai, và nhờ đó khiến XRP coin trực tiếp tham gia vào chuyển tiền toàn cầu, với bước đệm hiện tại là xCurrent.
Đặc biệt mục tiêu của công ty là nhắm đến các thị trường mới nổi. Đầu năm nay, Ripple đã cho biết rằng đồng tiền XRP đã giữ 50% thị phần ở Ấn Độ, với đồng tiền là một lựa chọn phổ biến cho các khoản thanh toán kỹ thuật số và gửi tiền ra nước ngoài. Công ty cũng nhấn mạnh ý định nhắm mục tiêu đến Brazil và các thị trường mới nổi tương tự như là một cách để thúc đẩy tăng trưởng XRP và xRapid bên ngoài các tổ chức tài chính đã được thiết lập của Hoa Kỳ và Wall Street.
SEC tiếp tục trì hoãn quyết định Bitcoin ETF
Vào ngày hôm qua, SEC đã thông báo rằng cơ quan quyết định tiếp tục trì hoãn đối với đề xuất quỹ Bitcoin ETF của CBOE. Thông báo chi tiết cho biết: "Căn cứ Mục 19 (b) (2) (B) của Đạo luật Chứng khoán, chỉ định ngày 30 tháng 9 năm 2018 làm ngày Uỷ ban sẽ ra quyết định phê chuẩn hoặc từ chối, hoặc ban hành các thủ tục để xác định liệu có nên từ chối các đề xuất thay đổi quy định hay không, Ủy ban đang đưa ra thông báo về lý do từ chối đang được xem xét".
Ngoài ra, thông báo của SEC cũng cho biết Ủy ban đang tiến hành các thủ tục để cho phép phân tích bổ sung tính nhất quán của sự thay đổi quy tắc được đề xuất với Mục 6 (b) (5) của Đạo luật, trong đó, các quy tắc của một sàn giao dịch chứng khoán quốc gia được thiết kế để "ngăn chặn các hành vi gian lận và thao túng, để thúc đẩy các nguyên tắc đúng đắn và công bằng," và "để bảo vệ các nhà đầu tư và lợi ích công cộng."
Có thể thấy thông cáo của SEC đã nhấn mạnh rằng cơ quan vẫn chưa có câu trả lời hay kết quả rõ ràng đối với quỹ Bitcoin ETF của CBOE, và SEC đang tiếp cận với nhiều luồng ý kiến hơn từ những bên quan tâm về đề xuất.
Trước đó vào tháng 7, cơ quan này đã cho phép mọi người có thể để lại bình luận, nhận xét trên trang web của SEC liên quan đến việc nộp hồ sơ cấp phép đối với Bitcoin ETF của sàn giao dịch CBOE. Và kể từ đó tính cho đến ngày 19/9/2018, họ đã tiếp nhận hơn 1.400 ý kiến về sự thay đổi quy tắc đề xuất.
Trong khi đó, dù đón nhận tin tức không mấy tích cực từ SEC thì các đồng tiền mật mã khác ngoài Bitcoin và Ripple tiếp tục tăng trưởng mạnh. Cụ thể trong 24 giờ qua, đồng Ether cũng tăng hơn 6% % hiện đang giao dịch quanh 222 USD; Bitcoin Cash tăng 5,9% lên 453 USD và Litecoin tăng 4,3% lên 56,5 USD. Với sự phục hồi mạnh mẽ trên toàn thị trường giúp tổng giá trị vốn hóa của tất cả các đồng tiền mật mã hiện đã tăng lên mức gần 212 tỷ USD.
ĐỒNG AN
Theo thegioitiepthi.vn
FED tăng lãi suất có giúp USD phục hồi? Các nhà đầu tư đang tự hỏi liệu quyêt đinh tăng lai suât Cục Dự trữ Liên bang My (FED) vao cuôi ngay hôm nay (26/9) sẽ giup sưc cho sự phục hồi của đồng đô la My hay không, khi ma đông bac xanh đa chiu ap lưc đi xuông trơ lai trong nhiêu ngay. Trong khi đo, giơi phân tich to...