Rình rập đá tảng rơi trên QL279D qua Sơn La
QL279D thường xuyên xuất hiện đá lăn, rơi từ mái taluy xuống nền, mặt đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Đèo Cao Pha trên QL279D thường xuyên xảy ra tình trạng đá lăn, rơi
QL279D đi qua các địa bàn TP Sơn La, huyện Mường La của tỉnh Sơn La dài gần 80km. Đây là tuyến giao thông huyết mạch, quan trọng nối tỉnh Sơn La với Lai Châu, mỗi ngày trên tuyến có hàng nghìn lượt phương tiện qua lại.
Những năm gần đây, con đường thường xuyên được nâng cấp, bảo trì, tuy nhiên với địa hình mái taluy dương cao, độ dốc ngang lớn, địa chất chủ yếu là đá phong hóa nên thường xuyên xuất hiện đá lăn, rơi từ mái taluy xuống nền, mặt đường làm hư hại kết cấu hạ tầng giao thông, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Điển hình như vụ sạt lở tại Km 90 700 trên QL279D vào khoảng 22h ngày 25/9/2020 khiến hàng chục mét khối đá lăn xuống đường làm giao thông ùn tắc cục bộ, rất may không gây thiệt hại về người và tài sản.
Video đang HOT
Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, tuyến đường có nhiều dốc dài, quanh co, mặt đường hẹp, nhiều đèo dốc, một bên là vách núi cao, bên còn lại là vực sâu. Đặc biệt, tại khu vực gần đèo Cao Pha có rất nhiều tảng đá lăn, rơi từ trên núi xuống mặt đường với nhiều kích thước khác nhau, mới được dọn tạm đưa sát vào lề đường dài hàng km.
Anh Lò Văn Thao, một người dân ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La chia sẻ, tình trạng đá lăn, rơi chủ yếu xảy ra vào mùa mưa lũ. Mỗi khi mưa xong, những tảng đá “mồ côi” bị cuốn trôi, lăn xuống đường. Có những hôm, tảng đá lăn xuống to bằng lốp xe ô tô. Nguy hiểm nhất là vào ban đêm và gần sáng, tầm quan sát kém, các lái xe nếu không để ý có thể đâm va vào các viên đá dưới mặt đường dẫn đến TNGT.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Ban Quản lý Bảo trì Đường bộ tỉnh Sơn La cho biết, tình trạng đá lăn, sạt lở trên QL279D diễn tra chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 5 – 9 hàng năm và lác đác ở những tháng còn lại gây ùn tắc giao thông cục bộ.
Vị trí thường xảy ra tình trạng này là Km 90 – 91 (đèo Cao Pha, địa phận giáp ranh giữa TP Sơn La với huyện Mường La) và Km 34 của tuyến đường. Để đảm bảo không ảnh hưởng đến giao thông, nhà thầu đã bố trí máy móc tại các điểm có nguy cơ cao nhằm khẩn trương khắc phục khi xảy ra sạt lở.
“Bên cạnh đó, để tránh bị phá hủy kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến, ở những vị trí có nguy cơ, đã được cắm biển cảnh báo để phương tiện biết và tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra”, ông Chính cho biết.
Nguy hiểm đá tảng rơi trên QL12 qua Lai Châu
Đá lăn, đá rơi từ mái taluy xuống nền, mặt đường làm hư hại kết cấu hạ tầng giao thông, gây nguy hiểm mất ATGT...
Km 89 trên QL12 đoạn qua huyện Nậm Nhùn, tỉnh Điện Biên thường xuyên xảy ra tình trạng đá lăn, rơi
QL12 đi qua các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn của tỉnh Lai Châu có chiều dài khoảng 90km. Đây là tuyến giao thông huyết mạnh, quan trọng nối Lai Châu với Điện Biên, mỗi ngày trên tuyến có hàng nghìn lượt phương tiện qua lại.
Những năm gần đây, con đường thường xuyên được nâng cấp, bảo trì, tuy nhiên với địa hình mái taluy dương cao, độ dốc ngang lớn, địa chất chủ yếu là đá phong hóa nên thường xuyên xuất hiện đá lăn, đá rơi từ mái taluy xuống nền, mặt đường làm hư hại kết cấu hạ tầng giao thông, gây nguy hiểm mất ATGT.
Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông trên tuyến đường, đường có nhiều dốc dài, quanh co, mặt đường hẹp nhiều đèo dốc, một bên là vách núi cao, bên còn lại là vực sâu.
Đặc biệt, tại khu vực gần cầu Hang Tôm có rất nhiều viên đá, tảng đá lăn rơi từ trên núi xuống mặt đường với nhiều kích thước khác nhau, mới được dọn tạm đưa sát vào lề đường.
Anh Nguyễn Thế Anh, một người dân ở huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu chia sẻ: Tình trạng đá lăn, rơi chủ yếu xảy ra vào mùa mưa lũ. Mỗi khi mưa xong những viên đá "mồ côi" bị cuốn trôi rồi lăn xuống đường, những viên đá này có nhiều kích thước nhưng có những hôm đá lăn xuống to bằng lốp xe ô tô.
Nguy hiểm nhất là vào ban đêm và gần sáng, tầm quan sát ngắn, các lái xe nếu không để ý thì có thể đâm va vào các viên đá dưới mặt đường dẫn đến TNGT.
Điển hình như ngày 18/6/2016 tại Km 85 850 trên QL12 (thuộc địa phận xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn) đá từ trên mái taluy dương rơi xuống trúng vào xe máy làm 1 người tử vong, xe máy bị hư hỏng nặng. Ngày 3/6/2018 tại Km 89 900 đá từ trên mái taluy dương rơi xuống trúng vào xe ô tô con làm 1 người thiệt mạng, xe ô tô cũng bị hư hỏng nặng.
Theo thống kê của Công ty cổ phần bảo trì đường bộ 1 Lai Châu (đơn vị Quản lý, bảo trì tuyến QL12), những vị trí tuyến có nguy cơ xảy ra tình trạng đá lăn, đá rơi nằm ở 10 đoạn khác nhau gồm: Km 26 900 - Km 27 500; Km 32 100 - Km 34 700; Km 40 00 - Km 42 600; Km 50 200 - Km 53 00; Km 55 400 - Km 57 700; Km 59 00 - Km 60 00; Km 64 00 - Km 66 00; Km 81 400 - Km 84 00; Km 85 500 0 Km 86 500 và Km 89 400 - Km 89 900.
Ông Hoàng Tiến Quý, Giám đốc Công ty CP Bảo trì đường bộ 1 Lai Châu cho biết: Đợt mưa lũ từ ngày 10 - 18/8, trên QL12 cũng đã xảy ra sạt lở tại 60 điểm với khối lượng lớn. Đơn vị phải mất nhiều ngày mới khắc phục được.
"Để tránh bị phá hủy kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến, ở những vị trí có nguy cơ, đơn vị đã cắm biển "Chú ý đoạn đường thường xuyên xuất hiện đá rơi nguy hiểm". Đồng thời, tăng cường tuyên truyền cho người dân và phương tiện biết để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra", ông Quý cho biết thêm.
Phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại Trong thời gian gần đây, bộ mặt giao thông Đồng Nai đã chuyển mình rõ nét với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông có những bước đột phá đầy ấn tượng. Chất lượng vận tải cũng ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và phương tiện lưu thông, thúc đẩy phát triển kinh tế -...