RFID là gì? Liệu nó có quan trọng với bạn hay không?
Nhân dịp vừa nhìn thấy trên Facebook người bạn rao bán ví (bóp) có tính năng chặn RFID, tôi tự hỏi RFID là gì nhỉ và liệu nó có cần thiết không?
RFID là gì?
RFID là một từ viết tắt của R adio F requency Id entification. Tên đầy đủ của nó cũng nói lên nguyên tắc hoạt động của công nghệ ngày. Nó sử dụng sóng radio để gửi thông tin đến các thiết bị phần cứng rất nhỏ và đơn giản. Những nghiên cứu đầu tiên mang tính lý thuyết về các hệ thống tương tự như RFID đã được xuất bản từ những năm 1940, tuy nhiên mãi đến thập niên 70, các ứng dụng thực tế và sản phẩm RFID đầu tiên mới được tung ra. Theo một cách hiểu khác, RFID có thể xem là phiên bản đơn giản hơn của công nghệ NFC (Giao tiếp trường gần) mà ta thường thấy trên nhiều thiết bị điện tử hiện nay như smartphone, máy ảnh…
RFID được sử dụng để làm gì?
Ứng dụng của công nghệ RFID hiện hữu khắp mọi nơi trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nó có thể xuất hiện trong thẻ nhận dạng dùng để quản lý an ninh hoặc cấp quyền truy cấp vào các khu vực có sự kiểm soát. Hay đơn giảnh hơn là dạng thẻ RFID được đặt trên các mặt hàng như quần áo và các sản phẩm bán lẻ khác giúp theo dõi chúng hiệu quả hơn từ quá trình giao hàng đến cửa hàng.
Càng ngày, càng có nhiều thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được tích hợp chip RFID bên trong để tạo nên một hệ thống thanh toán tốt hơn và an toàn hơn khi chúng được sử dụng với đầu đọc chip phù hợp. Thậm chí, thẻ RFID cũng được ứng dụng thể nhận dạng thú cưng trong trường hợp chúng lạc khỏi vòng tay của chủ.
Làm thế nào để các thiết bị RFID hoạt động?
Video đang HOT
Thực tế, có hai loại thiết bị (hoặc thẻ) RFID khác nhau. Trong đó, loại phổ biến hơn và thường được sử dụng trong thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là Thẻ RFID thụ động. Loại thẻ sử dụng công nghệ này không có nguồn điện bên trong. Thay vào đó, nó hoạt động khi tiếp xúc với thiết bị khác, như đầu đọc chip RFID. Đầu đọc phát sóng vô tuyến đến thẻ RFID thụ động, cung cấp năng lượng cho nó và “đọc” các thông tin được lưu trên thẻ, chẳng hạn mã số nhận dạng.
Loại thứ 2 là Thẻ RFID chủ động , các thẻ có một nguồn năng lượng riêng của chúng (thường là pin). Đúng như tên gọi, nó có thể chủ động gửi sóng vô tuyến của riêng mình đến các đầu đọc thích hợp, để truyền tải thông tin được mã hóa trong thẻ. Về cơ bản, cơ chế hoạt động này tương tự với công nghệ NFC.
Thẻ RFID thụ động có phạm vi hoạt động khá hạn chế, chỉ khoảng 6m trên lý thuyết, trong khi đó thẻ RFID chủ động có thể hoạt động ở phạm vị dài hơn nhiều, khoảng 30m trở lên.
Sử dụng thẻ RFID có an toàn và bảo mật không?
Các sóng vô tuyến phát ra từ thẻ RFID hoặc đầu đọc RFID nằm trong dải tần số thấp và hoàn toàn không có vấn đề gì về sức khỏe khi sử dụng. Một số thông tin cho rằng, kẻ xấu có thể tạo ra các thiết bị trộm thông tin được nhúng trong thẻ RFID, đặc biệt là các dữ liệu nhạy cảm như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ… trong một khoảng cách nhỏ. Tuy số lượng trường hợp được ghi nhận trong thực tế chưa nhiều, nhưng để đảm bảo an toàn thông tin, nhiều loại ví đựng thẻ có tích hợp tính năng chống sóng vô tuyến đang ngày càng được phổ biến hơn.
Theo nghe nhin vn
Các doanh nghiệp có thể bắt đầu chuyển đổi số từ những việc nhỏ
Chia sẻ tại hội thảo 'Máy scan chuyên dụng cho chuyển đổi số', đại diện Công ty FSI nêu gợi ý các doanh nghiệp có thể bắt đầu chuyển đổi số, biến mình thành doanh nghiệp số từ những việc nhỏ như số hóa tài liệu với sự trợ giúp của các loại máy scan chuyên dụng.
Hội thảo "Máy scan chuyên dụng cho chuyển đổi số" được tổ chức tại Hà Nội
Công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ (FSI) vừa tổ chức hội thảo "Máy scan chuyên dụng cho chuyển đổi số", với sự tham dự của các lãnh đạo đến từ các đơn vị công nghệ, nhà phân phối uy tín tại Hà Nội và các khu vực lân cận.
Hội thảo được tổ chức với mục đích cung cấp một cái nhìn tổng thể về những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời đưa ra một số giải pháp ứng dụng chuyển đổi số đơn giản với các thiết bị sẵn có của văn phòng như chiếc máy scan.
Nhiều dòng máy scan phục vụ tích cực cho quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, từ máy scan văn phòng Plustek cho đến các loại máy scan chuyên dụng như máy scan khổ lớn ROWE, scan khổ lớn phẳng SMA, máy scan sách Qidenus, Book2net và máy scan 3D LMI đã được FSI giới thiệu đến các đơn vị, doanh nghiệp góp mặt tại hội thảo.
Ông Nguyễn Hùng Sơn - Tổng Giám đốc FSI chia sẻ, FSI mong muốn được góp phần vào quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Hùng Sơn - Tổng Giám đốc FSI nhận định, trước xu thế của cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở tất cả các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội... đòi hỏi các doanh nghiệp, tổ chức cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ để phù hợp với thời đại. Trong đó, xu hướng xây dựng các doanh nghiệp số, chính phủ số đang vô cùng cấp thiết.
"Có thể nói, đứng trước những tác động to lớn của cuộc cách mạng 4.0, những thách thức đặt ra với các doanh nghiệp cũng ngày càng lớn hơn. Không chỉ là làm thế nào để đứng vững trên thị trường công nghiệp số mà còn phải thay đổi ra sao để có thể vươn xa hơn những đối thủ cạnh tranh "đáng gờm" đã từng bước bắt kịp xu hướng và chuyển đổi số thành công", đại diện FSI nhấn mạnh.
Cũng theo vị đại diện này, không cần phải bắt đầu từ những bước đi thật lớn lao mà trước tiên doanh nghiệp cần đi từ những bước rất nhỏ, bắt đầu từ những việc tưởng như nhỏ bé nhưng lại đem lại những hiệu quả rất to lớn: "Đó chính là tự biến mình từ doanh nghiệp truyền thống thành doanh nghiệp số và từ văn phòng chất chồng đầy hồ sơ, tài liệu thành một "văn phòng không giấy tờ". Và cách tốt nhất để làm điều đó chính là nhờ đến sự trợ giúp của các loại máy scan chuyên dụng để tạo dựng được cơ sở dữ liệu số cho doanh nghiệp".
Các đại biểu dự hội thảo trải nghiệm các dòng máy scan chuyên dụng cho chuyển đổi số được FSI giới thiệu.
Theo số thống kê từ Bộ Công Thương, năm 2015 ở Việt Nam có 3,1 triệu tấn giấy được tiêu thụ, 90% thông tin quan trọng được thể hiện trên giấy và 70% giao dịch có thể bị thất bại nếu văn bản bẳng giấy bị hư hỏng hoặc thất lạc. Trong khi đó, mặc dù nhiều doanh nghiệp đã bắt tay vào ứng dụng công nghệ nhưng kết quả thu được lại chưa thật sự hiệu quả do vẫn chưa ứng dụng được công nghệ và quy trình tối ưu nhất cho công đoạn scan tài liệu để chuyển toàn bộ dữ liệu bản cứng sang dạng dữ liệu số.
Vì vậy, với chuyên đề "Ứng dụng của máy Scan trong chuyển đổi số" mà FSI mang đến buổi hội thảo đã góp phần giải quyết một bài toán lớn của nhiều doanh nghiệp bằng các giải pháp công nghệ mới nhất cho việc quản lý tài liệu hiệu quả gồm: giải pháp số hóa tài liệu chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 27001:2013, ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015, hệ thống quản trị tài liệu DocEye, Giải pháp nhận dạng và bóc tách thông tin tự động IONE góp phần giải quyết các vấn đề lưu trữ, khai thác dữ liệu tại các cơ quan, đơn vị.
Ông Nguyễn Việt Dũng - Phó Giám Đốc Công ty HPT Việt Nam nhận xét: "Với việc ứng dụng máy scan đi kèm phần mềm và giải pháp công nghệ thông minh sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian trong quá trình vận hành kinh doanh, nâng cao năng suất, tăng đáng kể doanh thu và sức cạnh tranh trên thị trường."
Theo itcnews
MediaTek hợp tác với Google đấy mạnh ứng dụng AI trên smartphone Với sự hợp tác giữa MediaTek và Google, chip Helio P90 sẽ hỗ trợ bộ công cụ phát triển ML kit của Google, mang đến các kỹ thuật học máy (machine learning) cho các nhà phát triển ứng dụng di động... Chip di động Helio P90 của MediaTek, với hiệu suất AI "khủng" cùng các tính năng xử lý camera tăng cường sẽ...