Review siêu thị đắt đỏ nhất Hà Nội khiến dân tình choáng váng: Mang 10 triệu vào là “đi bay” như chơi?
Liệu phần review siêu thị này có hơi “làm quá” hay không nhỉ?
Mới đây, đoạn clip review siêu thị đắt đỏ nhất Hà Nội của một cô gái đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều cư dân mạng. Cụ thể, đoạn clip này đưa ra mức giá của những sản phẩm quen thuộc nhưng ai nghe cũng phải choáng váng như 3 củ hành tây có giá 126k, 1 hộp trà có giá gần 1 triệu, hộp pate 700k còn chai dầu có giá 600k…
Mức giá “trên trời” này ngay lập tức thu hút sự quan tâm của đông đảo người xem. Tuy nhiên, sự thật là gì?
Review siêu thị đắt đỏ nhất Hà Nội khiến dân tình choáng váng: Lương tháng 10 triệu cũng đi bay như chơi?
Trên thực tế, đây là một siêu thị chuyên bán những món đồ nhập khẩu từ nước ngoài, các loại thịt, gan ngỗng xịn xò vẫn được gắn mác “nhà giàu” hay những sản phẩm organic nên giá cao là chuyện rất dễ hiểu. Và đi kèm với mức giá đắt đỏ này là chất lượng cũng khác hẳn.
Không khó để thấy rằng, đa số những vị khách từng ghé mua tại đây hoặc chi nhánh khác của hệ thống siêu thị này cũng công nhận vấn đề đắt đỏ nhưng không hề than phiền vì chất lượng tương xứng.
- Đợt vào mua đồ thấy bán pate gan ngỗng Pháp, tận 5 triệu/kg.
- Nhà mình toàn mua bánh kẹo ở đây, giá cũng được mà.
- Ở Sài Gòn cũng có, người có điều kiện mới vào đây, toàn hàng nhập không à.
- Có nhiều món ở đây có mà chỗ khác không có luôn á. Mua hàng ngoại thì nên đến đây.
- Được cái mua hàng nhập khẩu ở đây yên tâm, không bao giờ sợ hàng giả.
Bên cạnh đó, một số người cũng chia sẻ rằng đây là một trong những nơi bán hàng nhập khẩu uy tín nhất Hà Nội, đồng thời cũng có một lượng lớn khách là người nước ngoài do có nhiều sản phẩm đồ Tây đa dạng.
Nguồn: TikTok @annie_review
Nhiều ứng dụng tạm ngừng giao đồ ăn ở Hà Nội: "Còn đâu trà sữa"
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, mới đây, ngay trong đêm ngày 23/7, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 17/CT-UBND về việc thực hiện giãn cách xã hội.
Khác với Công điện 16 ban hành hôm 8/7, theo Chỉ thị 17/CT-UBND, ngoài tạm đóng cửa các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, Hà Nội còn dừng hoạt động bán hàng ăn mang về.
Cũng chính vì điều đó mà ngay trong sáng ngày 24/7, hàng loạt ứng dụng đã đưa ra thông báo tạm ngưng một số dịch vụ như vận chuyển người, giao đồ ăn, thức uống.
Shipper sẽ không được giao đồ ăn trong thời gian tới. (Ảnh: Dân Trí)
Theo Thanh Niên, Chỉ thị 17/CT-UBND có nêu rõ các cơ sở được phép kinh doanh trong thời gian giãn cách xã hội tới ở Hà Nội là: các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho nhân dân trên địa bàn.
Ngoài ra, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở bảo trợ xã hội, các cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...) cũng sẽ được tiếp tục hoạt động.
Trong danh sách trên không có nhà hàng, quán ăn. Vì vậy, những cơ sở này không được phép hoạt động, kể cả là theo hình thức bán mang về như trước đây.
Kể cả hình thức bán mang về cũng không được phép. (Ảnh: VnExpress)
Ngay khi nhận được thông báo về Chỉ thị 17/CT-UBND, nhiều ứng dụng giao hàng đã đồng loạt ra thông báo tạm dừng các dịch vụ vận chuyển tại TP.Hà Nội trong thời gian giãn cách xã hội tới. Cụ thể, trong đêm 23/7, Grab đã đăng bài tạm ngừng cung cấp các dịch vụ vận chuyển hành khách 2 bánh (GrabBike), dịch vụ vận chuyển hành khách 4 bánh (GrabCar, GrabCar Plus, Grab Doanh nghiệp, Grab Taxi) và dịch vụ giao đồ ăn GrabFood trên địa bàn Hà Nội trong 15 ngày, bắt đầu từ 6 giờ ngày 24/7.
Chỉ có 2 dịch vụ được hoạt động bình thường là GrabExpess (giao nhận hàng hoá) và GrabMart (đi chợ). Tuy nhiên, GrabExpress chỉ vận chuyển các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc men, trang thiết bị y tế. Đồng thời, phía Grab cũng đưa ra một số yêu cầu đặc biệt khác nhằm đảm bảo an toàn phòng dịch khi shipper giao hàng cho khách.
Không chỉ Grab, Now cũng sẽ tạm ngừng dịch vụ NowFood tại Hà Nội trong vòng 15 ngày, tính từ 6h giờ ngày 24/7. Các dịch vụ khác như NowFresh (đi chợ) và NowShip (giao hàng hóa gói, kiện thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc men, trang bị y tế) vẫn được hoạt động, nhưng dưới sự giám sát chặt chẽ hơn.
Grab đưa ra thông báo ngay khi Chỉ thị 17 được áp dụng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Nhiều ứng dụng giao hàng đồng loạt đưa ra thông báo tạm dừng nhiều dịch vụ. (Ảnh: Chụp màn hình)
Ngay sau khi biết đến thông tin, nhiều cư dân mạng đã bình luận sôi nổi. Tuy rằng trong những ngày giãn cách tới, họ sẽ không thể đặt bất kỳ đồ ăn, thức uống nào nữa nhưng tất cả đều hiểu rằng, điều này là cần thiết, nên thực hiện theo để có thể bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân mình và cộng đồng.
Nói về điều này, bạn T.P bày tỏ: "Biết thế hôm qua đã nhanh tay đặt thật nhiều cho bõ rồi . Thôi thì đành tạm xa nem nướng, bánh tráng trộn, bún trộn...nha ". Đồng quan điểm, bạn M.C nói: "Vì sức khoẻ bản thân, cố nốt 15 ngày rồi lại tiếp tục ăn xả láng thôi".
Những bình luận từ phía cộng đồng mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Trong tình hình phức tạp như hiện nay, Chủ tịch Hà Nội - ông Chu Ngọc Anh cũng kêu gọi và đề nghị tất cả mọi người nâng cao ý thức, khai báo y tế thường xuyên, đầy đủ, chính xác, kịp thời, nhất là những trường hợp có triệu chứng bệnh như ho, sốt, khó thở.
Loạt ảnh siêu thị "cháy hàng" ở Hà Nội được dân mạng chia sẻ, nỗi lo khan hiếm thực phẩm hay "tự làm khổ mình"? Ghi nhận tại nhiều siêu thị tại Hà Nội tối ngày 18/7, các quầy hàng hóa, lương thực đều hết hàng. Nỗi hoang mang ấy khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Tích trữ thực phẩm sẵn liệu có cần thiết? Chiều tối ngày 18/7/2021, UBND TP. Hà Nội vừa có Công điện số 15/CĐ-UBND về việc áp dụng các biện pháp cấp...