Review phim Trận Chiến Midway: Nhiều súng quá trời “quơi” | Review Phim
Midway (tựa Việt: Trận Chiến Midway) có thể gọi là tựa phim đỉnh nhất tuần này khi hội đủ nhiều yếu tố hấp dẫn từ lịch sử, diễn xuất, âm thanh cho đến kỹ xảo cháy nổ rung chuyển phòng chiếu. Với bối cảnh chiến tranh, chắc chắn những ai thích súng và muốn nhìn súng bắn giật giật liên tục.
Poster phim Trận Chiến Midway
Trong Midway, bạn sẽ được chứng kiến 2 cuộc chiến lớn khác nhau, trận đầu tiên là Nhật Bản tấn công vào Trân Châu Cảng vào tháng 12/1941. Trận thứ 2 và cũng là nội dung chính của phim chính là pha phản đòn từ phía Mỹ vào tháng 6/1942 khi lúc này phía Nhật tiếp tục lên kế hoạch tấn công các tàu Mỹ ở Thái Bình Dương, lấy bàn đạp tiến vào bờ Tây nước Mỹ. Các mốc sự kiện diễn ra trong tựa phim này đều có thật, phần thêm thắt để tăng độ hấp dẫn chỉ có kỹ xảo và âm thanh mà thôi chứ không có gì sai lệch về lịch sử.
Mạch phim lúc lên lúc xuống, khi hoành tráng, lúc đau thương mất mát, có khi lại bừng lên một tia hi vọng mong manh. Khán giả cũng sẽ bị lèo lái theo những cảm xúc ấy một cách tự nhiên và chợt nhận ra rằng cuộc chiến nào cũng khốc liệt, cũng đầy rẫy những thiệt hại, mất mát về con người và vật chất cả. Người xem như được hòa mình hẳn vào trong cuộc chiến với kỹ xảo hình ảnh bắt mắt, hoành tráng, chân thật hơn bao giờ hết, xem 2D mà mấy cảnh máy bay hay tàu chiến bị bắn cháy rồi đâm ầm ầm cứ như 3D. Chưa hết, âm thanh mới là điểm ấn tượng nhất của Midway khi từng chi tiết nhỏ nhất cũng đều được tái hiện không thể nào chân thật hơn. Từng làn đạn bay vèo vèo từ dưới tàu lên không trung, xoẹt qua trái, chạm vào thân máy bay kêu bụp bụp keng keng rất đã. Tiếng động cơ của tàu chiến và máy bay cũng không hề kém cạnh khi tất cả như bao trọn lấy phòng chiếu, chỉ chờ một chút lơ đễnh của khán giả là chúng sẽ nuốt trọn lấy họ. Khi chiếc máy bay lượn vèo vèo trên không trung, rất có thể bạn sẽ phải bất chợt ngước nhìn lên vì ngỡ đâu có máy bay đang lượn lờ trong rạp.
Phim có rất nhiều súng, từ châu Mỹ đến châu Á, độ dài, khoảng cách bắn và màu sắc cũng khác nhau. Đa dạng nhiều chủng loại để xem
Cuộc chiến nào cũng có đầy mất mát, và để tái hiện được cảm xúc đau thương đó, các diễn viên đã dốc hết sức mình, hóa thân vào nhân vật, tạo nên những câu thoại, những hành động tràn trề cảm xúc trong đó. Khán giả sẽ lặng đi khi thấy đồng đội thu dọn đồ đạc của một người bạn đã hi sinh, hay vị đô đốc quyết tâm ở lại trên tàu và dìm nó xuống biển để không bị lọt những thông tin mật vào tay kẻ địch. Tuy vậy, Midway bản chiếu tại Việt Nam cũng có một chút hạn chế như cảnh dội bom tại một ngôi làng ở Trung Quốc dường như đã bị cắt bỏ đi. Thời lượng bản phim ở Việt Nam là 137 phút, ít hơn 1 phút so với thông tin công bố trên IMDb, đây cũng có thể là nhà sản xuất làm riêng 1 bản cho thị trường nào đó, cũng có thể là khi phim được nhập về thì đã bị kiểm duyệt phần nào.
Video đang HOT
Vé xem phim Trận Chiến Midway
Không còn bàn cãi gì nữa, Midway sẽ là trận chiến đỉnh cao mà bạn chắc chắn phải xem trong tuần này, đừng để tuần sau, vì bạn bè xem hết rồi, lúc đó đi coi một mình có khi phải kiếm vội ai đó ôm cho khỏi bị lạc lõng giữa làn đạn vô tính đó.
Sự trở lại đầy hứa hẹn của BTS và lợi ích "khủng" đối với kinh tế Hàn Quốc
Thông báo về màn tái xuất của BTS trong tháng 6 trở thành chủ đề nóng những ngày qua. Viện Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc ước tính, sau đại dịch, BTS có thể tạo ra lợi nhuận kinh tế lên đến 12 nghìn tỉ won (hơn 222 nghìn tỉ đồng) chỉ với 10 đêm nhạc được tổ chức.
Sự trở lại của BTS trong tháng 6 đang được người hâm mộ toàn thế giới mong chờ. Ảnh: AFP.
Ngày 20.4, trưởng nhóm RM là thành viên cuối cùng của BTS trở về Hàn Quốc từ Mỹ, để tăng tốc chuẩn bị cho màn tái xuất của nhóm sau gần 1 năm kể từ "Pmission to Dance" được phát hành vào tháng 7 năm ngoái.
Trước đó, HYPE Enttainment thông báo, BTS sẽ phát hành album mới vào ngày 10.6. Sự trở lại của BTS gây bão mạng xã hội, Army (tên fandom BTS) toàn cầu liên tục chia sẻ thông tin và bày tỏ niềm vui mừng, mong chờ 7 chàng trai tái xuất.
Độ phủ sóng của "nhóm nhạc toàn cầu" BTS
Cơ quan Trao đổi Văn hóa Quốc tế Hàn Quốc mới đây đã công bố "Báo cáo Nghiên cứu Thị trường làn sóng Hàn Quốc năm 2021", dựa trên kết quả khảo sát từ tháng 6 đến tháng 12 năm ngoái, tại 15 quốc gia/ vùng lãnh thổ. Đối tượng điều tra được chọn là những ca khúc đại diện của các nghệ sĩ Kpop trong vòng 5 năm trở lại đây.
Theo báo cáo, từ khóa chính của làn sóng Kpop là "BTS". Trên các nền tảng xã hội như Reddit, Soompi, Fandom, IMDb và Rotten Tomatoes, lượng thảo luận liên quan đến từ khóa "BTS" và "Blackpink" luôn ở mức cao. Đặc biệt, ở Bắc Mỹ và châu Âu, truyền thông nước ngoài tập trung chú ý vào 2 nhóm nhạc này đến mức hiếm khi đưa tin tức Kpop ngoài BTS và Blackpink.
Big Hit Music đưa ra thống kê, các buổi hòa nhạc thuộc chuỗi "Pmission to Dance on Stage - Las Vegas" của BTS tại Mỹ, vừa diễn ra trong tháng 4 đã thu hút khoảng 624.000 khán giả theo dõi, cả trực tuyến và ngoại tuyến. JTBC News đánh giá, sức mạnh kết nối to lớn của 7 chàng trai đã biến Las Vegas thành "thành phố BTS" xuyên suốt thời gian diễn ra chuỗi hòa nhạc.
BTS tạo "cơn sốt" với những buổi hòa nhạc "Pmission to Dance on Stage - Las Vegas" được tổ chức tại Sân vận động Allegiant vào tháng 4.2022. Ảnh: AFP.
Thời điểm dịch bệnh khó khăn, những thông điệp của nghệ sĩ Kpop cũng có tác động tích cực đến sự phát triển của làn sóng Hàn Quốc, điển hình như bài phát biểu của BTS tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Cơ quan Giao lưu Văn hóa Quốc tế Hàn Quốc nhận định, "BTS và Blackpink đã vượt ra ngoài phạm vi hoạt động của họ với tư cách là những nghệ sĩ Kpop và đưa ra tiếng nói có thể hình thành sự đồng thuận lớn về các giá trị chung của nhân loại".
Khả năng kiếm tiền "khủng" sau đại dịch COVID-19
Trong một báo cáo công bố ngày 20.4, Viện Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc phân tích, sau đại dịch, BTS có thể tạo ra "hiệu ứng kinh tế" khổng lồ nếu thường xuyên tổ chức các buổi hòa nhạc trong nước.
Báo cáo ước tính, mỗi buổi biểu diễn của BTS có thể thu về lợi nhuận từ 677,9 tỉ won đến 1,22 nghìn tỉ won. Nếu tổ chức 10 buổi hòa nhạc, hiệu quả kinh tế sẽ đạt 12 nghìn tỉ won (hơn 222 nghìn tỉ đồng).
Ước tính này được Trung tâm Nghiên cứu Công nghiệp Văn hóa phân tích bằng cách tổng hợp doanh số bán vé hòa nhạc dự kiến, nguồn thu từ bán sản phẩm hàng hóa và chi phí tiêu dùng du lịch, đi lại, chỗ ở của khách du lịch nước ngoài khi đến Hàn Quốc tham dự các buổi hòa nhạc của BTS.
Viện Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc dự đoán, tỉ lệ khán giả quốc tế đi xem các buổi biểu diễn của BTS ở Hàn Quốc sẽ tăng từ 20% lên đến 50% trong tương lai. Khi tỉ lệ này đạt 50%, lợi nhuận kinh tế có thể chạm mức 1,22 nghìn tỉ won và hiệu quả giá trị gia tăng là 579,6 tỉ won. Đồng thời, các buổi hòa nhạc của BTS ước tính sẽ tạo ra khoảng 18.815 việc làm cho các nhân viên.
Nhóm nghiên cứu nhận định: "Phân tích này đã lấy các buổi hòa nhạc của BTS làm ví dụ, nhưng nó cho thấy, việc tổ chức các buổi hòa nhạc Kpop có thể tác động rất lớn đến nền kinh tế Hàn Quốc. Vì vậy, chúng ta có thể vượt qua đại dịch nhanh chóng hơn bằng cách cải thiện các lĩnh vực liên quan đến văn hóa và du lịch, bắt đầu với ngành biểu diễn âm nhạc đại chúng".
Nhóm nhạc 7 thành viên của HYPE Enttainment đang tạo ra lợi nhuận "khủng" cho kinh tế Hàn Quốc. Ảnh: Time.
Nhận thức được lợi nhuận kinh tế khổng lồ mà BTS có thể mang lại, công chúng Hàn Quốc cũng thể hiện sự ủng hộ nhóm nhạc của HYPE Enttainment.
Theo Korea Hald, trong một khảo sát với 500 người trưởng thành trên toàn quốc do Realmet thực hiện, 65,5% người được hỏi trả lời rằng, họ đồng ý việc các thành viên của BTS nên thực hiện nghĩa vụ quân sự thay thế (chuyển sang làm nghệ thuật hoặc nhân viên thể thao), trong khi 30,2% phản đối và 4,3% bày tỏ họ không chắc chắn.
Cứ 10 người Hàn Quốc thì có 6 người ủng hộ việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thay thế cho BTS, trong khi phần đông công chúng đồng ý rằng, nhóm nhạc này sẽ góp phần cải thiện vị thế toàn cầu của quốc gia thông qua nhiệm vụ nghệ thuật thay thế, hơn là thực hiện nghĩa vụ quân sự truyền thống.
Mối nguy 'nước nhiễm dầu' đe dọa quân đội Mỹ tại Hawaii Trên 5.900 trường hợp ghi nhận các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu và phát ban liên quan đến việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trên các đảo. Lực lượng người nhái cứu hộ Một thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu nước để kiểm tra tại một bể chứa gần Trân Châu Cảng, Hawaii vào tháng 12/2021. Ảnh: AP Sau...