Review nhanh dụng cụ làm bánh cuốn “hand-made” trong dịp nghỉ ở nhà: Giá chỉ vài chục nghìn, thành phẩm ra lò thì tùy tay người làm
“Hội chợ nấu ăn” của các chị em trên Facebook nhân dịp “nghỉ lễ dài ngày” hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong đó, bánh cuốn là 1 trong những thành phẩm “hand-made” được xuất hiện nhiều nhất trên “newfeeds”.
Trước kia, nếu muốn tự chế biến món này tại nhà, chị em phải mua máy hoặc nồi làm bánh cuốn chuyên dụng với mức giá từ vài trăm cho tới cả triệu đồng. Còn giờ đây, chị em chỉ cần sử dụng 1 nồi nấu bình thường kết hợp với 1 set dụng cụ làm bánh cuốn là có thể tự làm ở nhà “ngon ơ”.
Set dụng cụ làm bánh cuốn có thiết kế tương tự như khung thêu tròn, bao gồm đai kim loại, 1 miếng vải xô để trải bột, 1 thanh tre lấy bánh và bột bánh cuốn.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm này trên các shop online, group nấu nướng với giá chỉ từ 79 – 170 nghìn đồng/set. Nhân một ngày ở nhà rảnh rỗi và… lên cơn thèm bánh cuốn, chúng tôi cũng đã order 1 set để xem liệu có tạo được thành phẩm ngon lành như ngoài hàng hay không.
Đai kim loại tưởng dễ lắp ai ngờ cực “kén” nồi
Trọn bộ dụng cụ làm bánh cuốn mà chúng tôi mua với giá 79.000 đồng.
Bột làm bánh là loại bán ngoài siêu thị, tuy nhiên có ngon hay không thì… chưa rõ.
Miếng vải xô có kích thước đủ lớn cho các loại xoong nồi đường kính tối đa 31cm.
Đai kim loại là phần quan trọng nhất, nhưng phải check kĩ kích thước có phù hợp với xoong nồi không. Vặn đai ốc bằng tua vít cũng khá mất công. Chị em phải đo trước các loại nồi có sẵn ở nhà để quyết định mua hay không.
Nếu to quá hay nhỏ quá như thế này thì đều không dùng được. Có 2 khoảng size cho chị em lựa chọn: đường kính 21,8-25,5cm hoặc đường kính 27-31cm.
Do lần đầu bỡ ngỡ nên chúng tôi đã mua một chiếc đai kim loại quá cỡ, không vừa với bất kỳ chiếc nồi nào trong nhà. Cái khó ló cái khôn, chúng tôi đã nghĩ ra 1 bí kíp “chữa cháy” khá đơn giản: dùng dây vải để buộc thay đai kim loại, vừa chắc chắn mà lại nhanh hơn.
Chỉ cần cuốn chặt 2 vòng là yên tâm không có gì bị tuột cả.
Nếu dùng được đai, hoặc buộc bằng dây thành công thì sẽ ra thế này.
Vậy là giai đoạn chuẩn bị đã hoàn thành, giờ chỉ việc pha bột bánh theo công thức ghi trên vỏ túi bột và bật bếp là có thể bắt đầu làm bánh.
Khi nước sôi, chúng tôi bắt đầu đổ bột bánh lên vải rồi san đều. Trông cũng “rất gì và này nọ”. Sau đó, chúng tôi đậy nắp và đợi trong tầm 2 phút là bánh đã chín.
Lưu ý nhỏ là món này chống chỉ định dùng bếp gas vì dễ cháy vải. Ngoài ra, khi đun được một lúc, miếng vải sẽ phồng lên vì bị hơi nước đẩy, nếu không cẩn thận sẽ làm tràn bột ra ngoài.
Thành quả đủ chín nhưng màu bánh nhìn không được “cuốn” cho lắm
Thành phẩm ra lò là đây, thế nhưng trông khá… thất bại. Không hiểu sao miếng bánh lại ra màu đục đục chứ không phải màu trắng tinh như bánh cuốn bình thường.
Video đang HOT
Thử sức với 2 miếng bánh cuốn chay đầu tiên, chúng tôi nhận thấy hình dáng không được đẹp mắt cho lắm, bánh cũng không có vị gì vì… chưa cho nhân, lại dai dai như bánh bột lọc chứ không dễ cắn rời như bánh cuốn.
Tự nhủ “có công mài sắt, có ngày nên kim”, chúng tôi tiếp tục làm thêm một mẻ nữa. Lần này, chúng tôi cho thêm trứng gà để bánh có thêm hương vị.
Vì nồi bé, chỉ chứa được ít bột nên khi đập quả trứng vào thì biến thành món… trứng hấp bột chứ không phải bánh cuốn trứng.
Thành quả trông cũng không đến nỗi tệ, ít nhất còn có lòng trắng trứng tạo màu trắng như bánh cuốn thật. Nhưng khi bóc ra thì thấy không ổn, vì lớp bánh cuốn lại chỉ có màu đục mờ chứ không trắng hẳn. Sau cùng, phải đến lượt bột thứ 2 thì chúng tôi mới làm được chiếc bánh cuốn có màu trắng quen thuộc. Còn về hương vị, bánh ăn được vì… nước chấm ngon, có thêm nhân và hành khô.
Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy set dụng cụ này có những ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Giá rẻ.
Nhược điểm:
- Đai kim loại không cần thiết, hoàn toàn có thể thay thế bằng dây vải.
- Khi làm bánh, hơi nước làm miếng vải phồng lên rất nhiều dù đã buộc chặt nên phải làm trên nồi thật to thì bánh mới ra đúng chuẩn.
- Nếu dùng nồi bé, bột hay bị tràn ra ngoài.
- Bột bánh phải biết cách pha mới ra được thành bánh cuốn.
Kết luận:
Tự làm một bữa bánh cuốn tại gia với set dụng cụ này quả thực… quá mất công. Đúng là không tự nhiên mà 1 đĩa bánh cuốn ngoài hàng bé xíu xíu đã có giá từ 20 – 30 nghìn đồng/đĩa. Bởi nếu không có kinh nghiệm lâu năm và không đủ khéo léo, bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để có được đĩa bánh đúng kiểu.
Tất nhiên, nếu bạn đủ kiên trì và có nhiều hoa tay thì vẫn có thể thử sức với set dụng cụ này (có thể bỏ qua đai kim loại). Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo 1 số cách khác như dùng vỏ bánh tráng thay thế vỏ bánh cuốn, láng vỏ bánh bằng chảo không dính thay vì dùng vải xô. Chúc các chị em tìm được phương pháp phù hợp và nhận về thành quả như ý!
Hương.H/Ảnh: Cú Vọ
Từ khi nào bánh tráng lại trở thành thứ nguyên liệu thần thánh làm được cả bánh cuốn, bánh gạo Tokbokki, há cảo... thế này!
Thèm ăn bánh cuốn, bánh gạo, há cảo... đừng lo đã có bánh tráng đây rồi!
Món ăn hot nhất MXH tuần vừa qua: Bánh cuốn cực ngon làm từ bánh tráng! Cách làm bánh tráng trộn chua cay cho chị em thích ăn vặt
Người người nhà nhà làm trứng ngâm nước tương, đến Thanh Hằng, Hà Tăng cũng không bỏ qua trend nàyĐỌC NGAY
Bánh tráng từ trước đến nay thường được dùng để cuốn nem, làm gỏi cuốn... nhưng nhờ sự sáng tạo của các chị em yêu nấu ăn mà những chiếc bánh tráng quen thuộc giờ đây trở thành nguyên liệu làm các món ăn như bánh cuốn, bánh gạo thậm chí là cả há cảo.
Những món ăn này bình thường cách làm cũng khá kỳ công và mất nhiều thời gian. Nhưng nhờ có bánh tráng mà các công đoạn được rút gọn đi rất nhiều.
Hãy cùng xem cách làm những món ăn vô cùng hấp dẫn được làm từ bánh tráng nhé!
1. Bánh gạo Tokbokki
Quả là sức sáng tạo của mọi người là không giới hạn khi mà chỉ từ những chiếc bánh tráng lại có thể tạo ra món bánh gạo Tokbokki nổi tiếng của Hàn Quốc. Thay vì phải nhồi bột cầu kỳ thì cách làm món bánh gạo từ bánh tráng lại vô cùng đơn giản.
Cách làm món bánh gạo từ bánh tráng vô cùng đơn giản. Ảnh: Trần Xuân Đức.
Bạn chỉ cần cho bánh tráng nhúng vào nước, nhúng 1 lần khoảng 5 miếng bánh rồi cho ra đĩa để khoảng 3 phút rồi bắt đầu cuộn tròn chặt lại. Sau đó dùng dao cắt nhỏ thành miếng vừa ăn.
Với phần sốt thì bạn có thể dùng tương cà, tương ớt, ớt bột Hàn Quốc, ớt khô, một ít bơ, một ít nước lọc, nêm gia vị vừa ăn, rồi cho bánh gạo vào nấu khoảng 3 phút. Ngoài ra cũng có thể sáng tạo các công thức sốt theo ý mình. Nhiều chị em chia sẻ chỉ cần trộn một chút với tương ớt cũng rất ngon, thậm chí có người còn sử dụng loại bánh gạo này thay thế mì nui và ăn với nước hầm xương.
Rất nhiều các chị em đã thành công với món bánh gạo làm từ bánh tráng này. Ảnh: Loan Nguyễn, Hoa Phan, Hồng Minh, Le Luu Thanh Ai, Vi Đỗ, Thu Thảo Nguyễn.
2. Bánh cuốn
Vài tháng trước trong các hội nấu ăn xôn xao món bánh cuốn được làm từ bánh tráng. Để làm ra món bánh cuốn bằng bánh tráng rất dễ. Đầu tiên các chị em cho nước vào đĩa sâu lòng hoặc chảo rồi cho chút dầu ăn và gấm gạo hoặc chanh. Sau đó lấy riêng từng chiếc bánh tráng vào đĩa và làm ướt. Về phần nhân thì chỉ cần xào chín thịt với mộc nhĩ, nấm hương và gia giảm gia vị tuỳ theo ý thích. Tiếp theo bạn cho nhân vào bánh và cuộn lại rồi đem hấp hoặc cho vào lò vi sóng là xong.
Nếu không thích ăn nhân bạn có thể làm bánh cuốn đơn giản ăn cùng hành phi và chả cũng rất ngon. Ảnh: Nga Burger-Nguyễn.
Trong thời gian ở nhà này không thể ra ngoài ăn bánh cuốn như trước thì các bạn hoàn toàn có thể tự làm món bánh cuốn bằng bánh tráng như này để ăn sáng. Tuy nhiên các chị em nhớ là việc hấp bánh sẽ ngon hơn là cho vào lò vi sóng nhé!
Chỉ mất một lúc là chúng ta có thể làm món bánh cuốn thơm ngon cho bữa sáng. Ảnh: Hương Giang, Lê Thu Nga, Trần Bích Ngọc, Hương Trần, Nguyễn Quỳnh Anh.
3. Há cả
Để làm món há cảo bằng bánh tráng này các bạn nên chọn loại bánh tráng trong thành phần có nhiều bột năng, loại để làm gỏi cuốn. Nếu bánh tráng to quá thì bạn có thể cắt nhỏ lại nhưng vẫn cắt theo hình tròn. Đầu tiền để bánh tráng mềm bạn nhúng bánh tráng qua nước ấm.
Phần nhân bạn dùng tôm bóc nõn to vừa, cắt tôm thành 3, 4 khúc. Trộn tôm với muối rồi dùng tay nhồi cho mềm nhuyễn khoảng 15 phút. Sau đó cho thêm hẹ cắt khúc, mỡ phần, dầu mè, gừng băm nhỏ, muối, hạt nêm, một chút đường rồi xay nhuyễn.
Các bước để gói há cảo làm từ bánh tráng. Ảnh: Dang To Nga.
Sau đó bạn cho nhân vào giữa bánh tráng, túm các mép lại với nhau và xoay lại rồi cắt phần bánh tráng thừa đi. Cuối cùng bạn đem há cảo đi hấp trong khoảng 10 đến 15 phút là được.
Món há cảo làm từ bánh tráng hấp dẫn không kém ngoài hàng. Ảnh: Dang To Nga.
4. Bánh tráng nướng
Bánh tráng nướng là món ăn vặt hấp dẫn vô cùng nổi tiếng tại Đà Lạt. Cứ tưởng món ăn này phải nướng than hoa mới ngon nhưng hoá ra chúng ta có thể làm bánh tráng nướng bằng chảo ngay tại nhà.
Để làm món ăn này bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu: bánh tráng, trứng gà, phô mai con bò cười, xúc xích, sa tế, hành lá, tương ớt, sốt mayonnaise, hành phi...
Chỉ mất 10 phút là bạn đã làm xong chiếc bánh tráng nướng giòn rụm. Ảnh: Trần Mỹ Hằng.
Đầu tiên bạn đặt bánh tráng lên trên chảo, cho hành lá rồi đập trứng gà lên trên, sau đó dùng thìa đánh tan trứng và trải đều bề mặt bánh. Sau đó bạn cho sa tế, xúc xích, phô mai con bò cười... và thêm các topping khác theo ý thích. Cuối cùng cho tương ớt và sốt mayonnaise lên là xong.
Các sản phẩm bánh tráng nướng vô cùng hấp dẫn được làm bằng chảo của hội chị em. Ảnh: Trần Mỹ Hằng, Lê Trang, Ngọc Khánh, Tú Anh, Huyền Lio, My Nguyễn.
5. Bánh tráng trộn
Bánh tráng trộn là một món ăn đường phố quen thuộc ở Sài Gòn. Nếu thèm ăn món này các bạn cũng có thể tự làm một cách dễ dàng. Nguyên liệu để làm bánh tráng trộn gồm có bánh tráng, thịt ba chỉ, mắm ruốc, đường, sả và các nguyên liệu khác như trứng cút, khô bò, xoài xanh, tắc, ớt đỏ, rau răm, hành lá, ớt sa tế, tỏi, đậu phộng,...
Cách làm món bánh tráng trộn như sau: Trứng cút luộc và bóc vỏ, bánh tráng cắt thành sợi dài, xoài xanh bào sợi, thịt ba chỉ thái nhỏ. Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm tỏi băm và sả. Cho thịt ba chỉ xào cùng mắm ruốc, đường, nước khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
Đặt một chiếc chảo khác lên bếp, cho một ít dầu ăn vào, mở lửa lớn. Khi dầu nóng, cắt nhỏ hành lá thả vào, đảo nhanh rồi tắt bếp. Trộn bánh tráng cùng các loại nguyên liệu như thịt xào ruốc, trứng cút, khô bò, xoài xanh, rau răm, ớt sa tế, tắc, đậu phộng là xong.
Bạn hoàn toàn có thể sáng tạo thêm các nguyên liệu theo ý thích của mình. Ảnh: Vân Thảo, Pham Thi Van Hong, Ngô Đoàn Quỳnh Hương.
NV
Chàng trai 9x biến hóa bánh tráng Việt Nam thành bánh gạo Hàn Quốc khiến cộng đồng mạng "dậy sóng" rần rần Không nhất thiết phải mua bánh gạo Hàn hay nhào bột nữa, bạn chỉ cần có bịch bánh tráng và công thức dưới đây để làm bánh gạo Hàn Quốc siêu ngon! Được đăng lên nhóm Facebook Yêu Bếp (Esheep Kitchen Family) lúc 7h30 sáng hôm qua - ngày 2/4, chỉ sau khoảng 1 ngày, chia sẻ về cách làm bánh gạo Hàn...