Reuters: Ông Trump chỉ đạo CIA bí mật nói xấu Trung Quốc
Tiết lộ mới của các cựu quan chức Mỹ cho rằng ông Donald Trump đã chỉ đạo CIA triển khai chiến dịch gây ảnh hưởng tại Trung Quốc.
Ông Trump hiện là ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Ảnh REUTERS
Hãng Reuters ngày 14.3 dẫn lời các cựu quan chức Mỹ cho hay cựu Tổng thống Donald Trump từng ủy nhiệm Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) tiến hành chiến dịch bí mật trên mạng xã hội Trung Quốc nhằm mục đích hướng dư luận ở Trung Quốc chống lại chính phủ nước này.
Trong bài viết độc quyền, Reuters dẫn lời 3 cựu quan chức cho hay CIA đã tạo ra một nhóm nhỏ gồm các đặc vụ sử dụng danh tính giả trên internet để truyền bá những câu chuyện tiêu cực về chính phủ Trung Quốc, đồng thời rò rỉ thông tin tình báo chê bai cho các cơ quan báo chí nước ngoài.
Theo đó, nỗ lực bắt đầu vào năm 2019 và trước đây chưa từng được báo chí thông tin.
Trong thập niên qua, Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng dấu ấn toàn cầu của mình, ký kết các hiệp ước quân sự, thỏa thuận thương mại và quan hệ đối tác kinh doanh với các quốc gia đang phát triển.
Các nguồn tin cho rằng nhóm CIA trên đã đưa ra các cáo buộc rằng giới chức Trung Quốc giấu tiền bất chính ở nước ngoài, đồng thời chỉ trích sáng kiến Vành đai và Con đường của nước này là tham nhũng và lãng phí.
Hai cựu quan chức cho biết, những nỗ lực ở Trung Quốc nhằm mục đích kích động sự hoang tưởng trong các nhà lãnh đạo hàng đầu ở đó, buộc chính phủ nước này phải tiêu tốn nguồn lực để truy đuổi các cuộc xâm nhập vào mạng internet trong nước.
Các nguồn tin cho biết, hoạt động của CIA nhằm đáp trả những nỗ lực bí mật trong nhiều năm của Trung Quốc để tăng cường ảnh hưởng toàn cầu.
Trung Quốc gửi thông điệp tới Mỹ, ra cảnh báo về Đài Loan
Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Trump đã đưa ra phản ứng cứng rắn hơn đối với Trung Quốc so với những người tiền nhiệm.
Chiến dịch của CIA báo hiệu sự quay trở lại với các biện pháp Mỹ từng dùng đối phó Liên Xô cũ. “Chiến tranh Lạnh đã quay trở lại”, theo ông Tim Weiner, tác giả một cuốn sách về lịch sử chiến tranh chính trị. Chưa rõ tác động của các hoạt động bí mật trên, cũng như liệu chính quyền Tổng thống Joe Biden có duy trì chương trình này của CIA hay không.
Phát ngôn viên CIA Chelsea Robinson từ chối bình luận về sự tồn tại của chương trình gây ảnh hưởng, mục tiêu hoặc tác động của nó. Phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Kate Waters từ chối bình luận về sự tồn tại của chương trình này hoặc liệu nó có còn hoạt động hay không.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết tin tức về sáng kiến của CIA cho thấy chính phủ Mỹ sử dụng “không gian dư luận và nền tảng truyền thông làm vũ khí để truyền bá thông tin sai lệch và thao túng dư luận quốc tế”.
Hai nhà sử học tình báo nói với Reuters rằng khi Nhà Trắng trao quyền hành động bí mật cho CIA, thông qua một mệnh lệnh được gọi là phát hiện của tổng thống, quyền này thường được duy trì ở khắp các chính quyền.
Ông Trump, ứng cử viên tổng thống hàng đầu của đảng Cộng hòa, đã gợi ý rằng ông sẽ có cách tiếp cận cứng rắn hơn nữa đối với Trung Quốc nếu tái đắc cử tổng thống vào tháng 11. Người phát ngôn của ông Trump và các cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và Robert O’Brien từ chối đưa ra bình luận.
Ông Trump khẳng định việc giữ tài liệu mật là hợp pháp
Các luật sư của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến trong ngày 14.3 (giờ địa phương) đề nghị một thẩm phán liên bang bác bỏ vụ án hình sự cáo buộc ông giữ trái phép các tài liệu mật.
Theo Reuters, các luật sư trên cho rằng ông có quyền giữ tài liệu mật sau khi mãn nhiệm. Phiên tòa tại Florida ngày 14.3 sẽ là nỗ lực mới nhất của ông Trump, trong kế hoạch bác bỏ 4 vụ án hình sự mà ông đối diện. Trong vụ án giữ tài liệu mật, ông Trump đã bác bỏ toàn bộ 40 cáo buộc rằng ông giữ tài liệu mật tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida sau khi rời nhiệm sở vào tháng 1.2021 và cản trở nỗ lực thu hồi của chính phủ.
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải dự kiến mở rộng thành viên
Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev tiết lộ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) sẽ có thêm các thành viên mới tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
Hội nghị thượng đỉnh SCO 2015 tổ chức tại Ufa, Nga. Ảnh: Anadolu Agency
Theo kênh truyền hình RT, SCO là tổ chwucs khu vực lớn nhất thế giới, bao gồm 8 thành viên trong đó có Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Trong một thông báo đăng trên website chính thức của Tổng thống Mirziyoyev ngày 13/9, nhà lãnh đạo bày tỏ tin tưởng hội nghị thượng đỉnh trong hai ngày 15 - 16/9 sẽ đánh dấu giai đoạn mới trong lịch sử của tổ chức này. "Số lượng thành viên của SCO sẽ tăng lên và chương trình nghị sự trong tương lai sẽ được hình thành. Điều này mang tính biểu tượng cao", nhà lãnh đạo của quốc gia Trung Á viết.
Hiện SCO có 8 thành viên chính thức: Ấn Độ, Kazakhstan, Trung Quốc, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan, Pakistan và Uzbekistan. Hai quốc gia khác là Iran và Belarus đang trong quá trình gia nhập SCO và đảm nhiệm tư cách quan sát viên, cùng với Afghanistan và Mông Cổ. Các nước thành viên SCO chiếm 40% dân số thế giới và hơn 30% GDP toàn cầu.
Trong một thế giới đang hứng chịu khủng hoảng lòng tin sâu sắc và đối đầu địa chính trị, SCO nên trở thành một điểm hút không có ranh giới, nhân danh hòa bình, hợp tác và tiến bộ.
Ông Mirziyoyev tin rằng một trong những mục tiêu chính của SCO là mở rộng hợp tác với Afghanistan, từ đó tổ chức nên cố gắng thực hiện một sứ mệnh hòa bình mới kết nối Trung Á và Nam Á.
Hồi tháng 9/2021, SCO đã đưa ra các quy trình gia nhập đối với Iran. Đặc phái viên của Tổng thống Nga về các vấn đề SCO, Bakhtiyor Khakimov, cho biết vào thời điểm đó, quá trình gia nhập sẽ mất một khoảng thời gian đáng kể. Trong khi đó, Belarus cũng mới đăng ký xin làm thành viên SCO hồi tháng 6 năm nay.
Ngày 13/9, điều phối viên SCO của Uzbekistan, Rakhmatulla Nurimbetov, tiết lộ 6 quốc gia, bao gồm 4 quốc gia Arab, sẽ nhận được tư cách là đối tác đối thoại trong hội nghị thượng đỉnh lần này.
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ không phải là thành viên của SCO, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cũng dự kiến đến Uzbekistan để hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến cuộc xung đột Ukraine và thỏa thuận ngũ cốc do Liên hợp quốc làm trung gian.
Trung Quốc nâng mức cảnh báo với bão Muifa Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc ngày 13/9 nâng cảnh báo bão lên màu da cam, mức cảnh báo nghiêm trọng thứ 2 trong hệ thống cảnh báo 4 bậc, trong bối cảnh cơn bão thứ 12 trong năm nay là bão Muifa dự kiến sẽ đổ bộ vào tỉnh Chiết Giang ngày 14/9. Dự báo gió mạnh sẽ ập vào...