Rêu đá là gì? Cách làm rêu đá chiên giòn – đặc sản vùng Tây Bắc
Bên cạnh thịt gác bếp thì rêu đá là một trong những đặc sản của núi rừng Tây Bắc. Nếu bạn tò mò muốn biết rêu đá là gì thì hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!
Khi đặt chân đến vùng Tây Bắc, không ai là không bị hấp dẫn bởi các món đặc sản độc đáo của nơi đây. Với cách làm vô cùng cầu kì mang lại nhiều hương vị khó quên. Trong những món ngon đó, không thể không kể đến rêu đá – một đặc sản trứ danh của người Thái.
1Rêu đá là gì? Cách sơ chế rêu đá
Đặc điểm rêu đá
Rêu đá là một trong những đặc sản của vùng Tây Bắc, đặc biệt là người Thái. Ngoài những món ngon nổi tiếng như thịt gác bếp, măng chua thì rêu đá là món ăn thường dùng để tiếp khách quý hoặc dùng để thưởng thức vào các ngày lễ, Tết.
Rêu đá chỉ sinh sống ở những nguồn nước sạch chưa bị ô nhiễm và thường được thu hoạch vào giữa đông, đầu xuân.
Rêu đá là một trong những đặc sản của vùng Tây Bắc
Rêu đá thường sinh sôi và xuất hiện nhiều tại các gờ đá lòng suối. Rêu đá được chia thành 3 nhóm là cui, cay, tau. Cụ thể:
Cui là loại rêu mọi như sợi tóc và có sẫm màu.Cay là loại rêu mọc rời rạc, có màu xanh tự nhiênTau là rêu mọc thành từng mảnh, xuất hiện nhiều ở ao hoặc khe suối.
Cách sơ chế rêu đá
Những người dân thường gọi “bắt” rêu vì đây được xem là thực phẩm như cá hoặc cua suối. Đầu tiên, rêu được bắt thành những dây dài, màu sắc rêu tùy thuộc vào khúc suối sâu hoặc nông. Sau đó cho rêu vào rỗ, rửa qua bằng nước suối cho hết cát và chất bẩn.
Tiếp đến họ sẽ cho rêu lên tảng đá hoặc bè mặt phẳng rồi dùng khúc gỗ to đập rêu. Để chế biến được rêu đá cần sơ chế một cách kĩ lưỡng như giặt, đập vài lần. Sau khi sơ chế xong thì có thể chế biến những món ngon khách nhau để chiêu đãi khách quý.
Bạn cần chế biến rêu đá sau 2-3 ngày. Các món mà người Thái thường làm gồm luộc, gỏi, xào, nướng, chiên giòn hoặc nướng.
Video đang HOT
2Cách làm rêu đá chiên giòn
Nguyên liệu làm rêu đá chiên giòn
Rêu đá
2 quả trứng gà
Bột mì
Nước lọc
Hành lá cắt nhỏ
Gia vị: dầu ăn
Nguyên liệu làm rêu đá chiên giòn
Bước 1 Sơ chế rêu đá
Sau khi vớt rêu đá thì bạn vắt cho bớt nước. Tiếp đến bạn ngâm rêu vào nước sạch, dùng tay rửa nhiều lần cho rêu không còn cát sạn.
Sau khi rửa xong bạn đặt rêu lên mặt phằng rồi dùng tay đập nhiều lần.
Bước 2 Trộn nguyên liệu
Bạn cho rêu vào chén rồi thêm bột mì vào. Đập vào tô 2 quả trứng, thêm nước lọc và hành lá cắt nhỏ vào rồi trộn đều.
Bước 3 Chiên rêu đá
Bạn cho dầu ăn vào 1/3 chảo, đợi dầu sôi thì bạn cho rêu vào chiên. Đợi rêu chuyển màu vàng nâu và chín đều thì bạn vớt ra dĩa.
Bước 4 Thành phẩm
Rêu đá chiên giòn có màu nâu vàng hấp dẫn. Đây là món ăn mà người Thái thường dùng để chiêu đãi khách quý đến nhà.
Thưởng thức
Rêu đá chiên giòn là đặc sản nổi tiếng của núi rừng Tây Bắc. Hiện nay rêu đá đang trở nên khan hiếm cho nên chỉ xuất hiện những dịp đặc biệt. Thông thường, người Thái sẽ đãi khách bằng món rêu đá và thịt gác bếp, nếu có dịp thì đừng quên thưởng thức món đặc sản này nhé.
Trên đây là thông tin về rêu đá cũng như cách làm rêu đá chiên giòn. Rêu đá là một trong những đặc sản nổi tiếng của người Thái nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn!
Thơm lừng thịt băm gói lá nướng - món ăn tinh túy của người Thái ở Tây Bắc
Cách chế biến không quá cầu kỳ phức tạp nhưng món ăn này hút khách ở mùi thơm hấp dẫn và vị rất đậm đà.Ẩm thực Tây Bắc dung dị, gần gũi và gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc.
Như món thịt băm gói lá nướng của người Thái cũng được chế biến từ những nguyên liệu "cây nhà lá vườn": từ thịt lợn hay thịt trâu, bò leo núi; lá chuối hay lá dong lấy ở trong rừng đến những gia vị quen thuộc như muối, mì chính, rau thơm, gừng, tỏi, mắc-khén (hạt tiêu rừng)...
Món thịt băm gói lá nướng hấp dẫn của người Thái. (Ảnh minh họa)
Qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Thái, những nguyên liệu giản đơn này trở thành một món đặc sản thơm ngon mà du khách khắp nơi đều yêu thích.
Quá trình chế biến thịt băm gói lá nướng không đòi hỏi kỹ thuật cao siêu nhưng cần người đầu bếp một sự tỉ mỉ nhất định. Muốn món ăn được ngon, người Thái đã chọn những phần thịt "đắt giá" nhất, thường là thịt lợn vai hoặc thịt thăn của trâu, bò.
Người Thái rất khéo léo khi nghĩ ra được một món ăn dung dị mà hấp dẫn như thế này. (Ảnh minh họa)
Thịt rửa sạch, sau đó được băm thành hạt lựu, không quá nhuyễn hay quá to. Người Thái thường ướp thịt với gia vị cho thấm rồi mới gói bằng lá dong, lá chuối theo hình chữ nhật hoặc cuộn tròn. Mỗi loại lá sẽ cho ra một mùi thơm khác nhau, tùy vào sở thích của từng gia đình mà chọn.
Thịt được băm nhỏ và trộn với các gia vị quen thuộc. (Ảnh minh họa)
Thịt gói lá phải được nướng trên bếp than củi thì mới ra được những gói thịt thơm ngon, lại xen chút ám khói đầy hấp dẫn. Khi nướng, người đầu bếp cần canh chỉnh khoảng cách với than, nếu đặt gần quá sẽ khiến thịt bị khô, đặt quá xa thì thịt lại lâu chín và dễ mất nước.
Thịt sau khi nướng sẽ tạo thành một khối, không bị vỡ vụn, vị rất vừa miệng. Lá giữ ẩm cho phần thịt bên trong, khi bóc ra thịt vẫn còn nóng hổi, ngọt, mềm. Đặc biệt là mùi của lá rừng hòa quyện với mùi của thịt và gia vị, tạo nên một hương thơm quyến rũ đầy mời gọi.
Hương vị thịt nướng quyện với mùi lá dong, mắc khén làm món ăn trở nên khác biệt. (Ảnh minh họa)
Thịt gói lá nướng thường xuất hiện trên mâm cỗ hoặc bữa ăn đãi khách của người Thái ở Tây Bắc. Ngày nay, nhiều nhà hàng ẩm thực dân tộc đã đưa món ăn này vào thực đơn và rất được thực khách yêu thích. Đừng quên thưởng thức món ăn này nếu như bạn có cơ hội được đặt chân tới các bản làng của bà con dân tộc Thái nhé.
Chẩm chéo là gì? Cách làm chẩm chéo Tây Bắc ngon chuẩn vị Chẩm chéo là món ăn không thể thiếu ở vùng Tây Bắc. Vậy chẩm chéo là gì? Cách làm như thế nào? Cùng vào bếp tìm hiểu công thức món chẩm chéo nhé! Chẩm chéo là một thức chấm mang đặc trưng riêng của núi rừng Tây Bắc, những người đặt chân đến nơi này, thưởng thức chẩm chéo đều "bị nghiện" bởi...