Rét run vì chiêu trò uốn nắn nàng dâu của mẹ chồng, dạy con ‘vợ như cái áo, hỏng thì quăng’
Đáng ngại là cơn đau đầu, mệt mỏi của bà Dinh ngày càng nhiều, nhất ngày nghỉ hai vợ chồng Hòa có thời gian quấn quýt nhau. Bà đau lăn lộn và kêu gào thảm thiết và chỉ khi con trai tới bên bóp đầu cho bà thì bà mới đỡ.
Trước khi cưới, Minh Hòa đã được bà Dinh – mẹ chồng dặn dò về thủ tục, khi đám rước dâu về, con dâu phải vào buồng lạy mẹ chồng, mời mẹ chồng ra, sau đó mới làm lễ cưới. Bà bảo, phong tục như thế để mẹ chồng – con dâu đỡ va chạm. Nhân thể, mẹ chồng Hòa còn kể, ngày trước, khi mua một con mèo về, người ta cũng phải cho con mèo lạy con chó “để chúng khỏi choành chọe bắt nạt nhau”.
Ngay từ hôm cưới, Hòa đã mơ hồ sợ hãi về mẹ chồng. Ảnh minh họa
Minh Hòa cứ choáng váng, đờ của người ra, nghĩ mãi vẫn không hiểu mẹ chồng tương lai “có ẩn ý gì”. Lúc yêu nhau, người yêu cũng chỉ đưa về nhà có hai lần, bà Dinh cũng ngọt nhạt, vui vẻ, nên cô cũng không ngại ngần gì. Nhưng sau câu chuyện “mèo -chó” trước khi cưới, lòng Hòa đã ẩn ẩn nỗi sợ hãi mơ hồ. Nhưng đám cưới đã sẵn sàng, cỗ bàn đã đặt, thiếp cưới đã mời, thậm chí chưa đợi kẻng, “cơm cũng đã ăn” nên Hòa không có cơ hội “nghĩ lại”.
Ngày kết hôn, chưa kịp trút bỏ bộ váy cô dâu vướng víu, Hòa đã được mẹ chồng gọi xuống bếp dọn dẹp tàn dư của 3 ngày đám cưới. Mấy chị họ ái ngại định làm giúp, bà Dinh đuổi về hết. Chồng Nhi thấy cô vợ bé nhỏ mặt, mồ hôi như tắm giữa mùa đông thì xót ruột, xông vào định giúp một tay thì mẹ ngọt nhạt bảo: “Cứ để hai mẹ con tôi nhẩn nha, vừa làm vừa tâm sự, cậu đừng phá đám”.
Cuộc nhẩn nha của bà kéo dài từ trưa đến nửa đêm. Đến khi hai vợ chồng định về phòng, chuẩn bị cho đêm tân hôn, thì bà Dinh lên cơn đau đầu, mỏi lưng, đau vai. Vì thế, bà Dinh gọi “anh Cả bóp đầu, bóp vai cho mẹ”. Bà còn ngượng ngùng bảo Hòa: “Vì đám cưới của vợ chồng cô mà mẹ mệt quá. Nuôi con trai mấy chục năm chỉ nhờ vào lúc này thôi”.
Đến khi chồng Hòa lê bước về đến phòng thì Hòa đã ngủ, mà chồng Hòa cũng mệt rã rời, chỉ kịp cởi quần áo rồi lăn ra ngủ. Đêm tân hôn, chuyện động phòng đều gác lại vài ngày hôm sau.
Nhưng đáng ngại là cơn đau đầu, mệt mỏi của bà Dinh ngày càng nhiều, nhất ngày nghỉ hai vợ chồng Hòa có thời gian quấn quýt nhau hay khi chồng Hòa đi công tác xa về, chỉ muốn về phòng riêng để “hỏi thăm” cô vợ trẻ. Bà đau lăn lộn và kêu gào thảm thiết và chỉ khi con trai tới bên bóp đầu cho bà thì bà mới đỡ.
Những cơn đau đầu “đúng lúc” như thế kéo dài tháng nay, nhiều lần Hòa thấy lo lắng, khuyên mẹ chồng đi khám, chiếu chụp xem có bệnh nguy hiểm không thì lập tức bà Dinh mắng cô là “chắc cô mong tôi bị bệnh nặng lắm”.
Vì vậy, nhiều lần, chồng Hòa đã hẹn Hòa ra nhà nghỉ “tâm sự” trước khi về nhà. Nhiều khi Hòa thấy tủi thân khi có chồng rồi mà vẫn phải dấm dúi “ngủ” với nhau, ở những nhà nghỉ không có cảm giác an toàn, không đủ vệ sinh. Nhưng có nói thì chồng Hòa chỉ thở dài sườn sượt: “Thôi mẹ già rồi, cố gắng chịu đựng một chút”. Hòa cũng không muốn làm chồng khó xử nên không dám làm căng.
Cô biết đối mặt làm sao với mẹ chồng. Ảnh minh họa
Nhưng điều Hòa sợ nhất là bữa cơm gia đình lúc nào cũng như làm cỗ. Nhà có 6 người mà lúc nào cũng “4 đĩa, 3 bát”, bày biện cầu kỳ. Cô bị mẹ chồng uốn nắn từ cách vo gạo, bóc tỏi đến việc thái thịt, rán cá. Lúc dọn cơm, bà Dinh còn bắt phải trình bày cho đẹp mắt, tỉa cả hoa cà rốt, cà chua cho sinh động, ngon miệng.
Mỗi ngày Hòa dạy học, đứng lớp 6 tiếng, mỏi dã chân, nói rát họng, về nhà lại đứng bếp không dưới 2 tiếng, nấu một bữa ăn cứ như để dự thi. Cô chịu không nổi. Nhưng mẹ chồng lúc nào cũng luôn miệng, vì tương lai, hạnh phúc con cháu.
Sợ nhất là có lần bà còn “đánh rơi” một cục tiền lẫn lộn nhiều mệnh giá lẫn lộn ở gầm bàn. Hòa dọn dẹp nhặt được, đút gói gọn vào giấy rồi đút vào túi, đến chiều về Hòa đưa nguyên cho mẹ chồng. Tuy nhiên, bà đếm đếm và kêu: “Sao lại thiếu 200 ngàn”". Hòa tái xanh mặt, không biết nói gì. Cô đâu có đếm xem đã nhặt được bao nhiêu tiền, nhặt được bao nhiêu, đưa nguyên bấy nhiêu. Giờ chả có cách nào để cãi.
Chồng Hòa thấy vậy cũng không chịu được, cũng bảo: “thiếu thì cũng thôi, mẹ nói thế vợ con nó nghĩ ngợi”. Lập tức bà Dinh phẩy tay: “Ờ mẹ cũng chỉ nói thế, chứ hai mẹ con đi đâu mà thiệt”.
Hòa ngậm đắng nuốt cay không nói thêm được lời nào. Cô đóng cửa buồng, bao nhiêu ấm ức, mệt mỏi vì mẹ chồng tuôn ra thành nước mắt, không có cách nào kiềm chế được. Chồng Hòa xót vợ và thấy mẹ quá phi lý nên đã cãi nhau với mẹ. Hòa nghe mẹ chồng dõng dọc: “Vợ như cái áo, rách, hỏng thì quăng, sắm cái mới. Còn mẹ anh chỉ có một”.
Hòa cảm thấy rét run. Cô không biết sau này sẽ đối mặt với mẹ chồng thế nào?. Nhưng cô cũng không thể ép chồng ra ở riêng nếu như anh không muốn. Hơn nữa, với tính cách của mẹ chồng, chắc chắn bà sẽ làm mưa làm gió nếu chồng cô đòi ra ở riêng. Giờ cô biết phải làm gì?
“Đa số các bà mẹ có tâm lý “sở hữu” con trai, coi con trai như “bảo hiểm” tuổi già của mình. Vì thế, khi con lấy vợ. các bà luôn lo lắng, sợ con trai không cần, không chăm sóc mình nữa. Điều này đặc biệt nặng nề với các bà mẹ đơn thân, góa phụ hay ly hôn. Để kéo con trai lại bên mình, bà thường có thiên hướng chen vào giữa hai vợ chồng giữa khi thấy chúng quấn quýt vui vầy bên nhau. Sự dằn vặt, lườm nguýt này khiến cho cô gái non trẻ sợ “vỡ mật” và quay sang gây chiến với chồng” – bà Lê Thị Túy – chuyên gia tư vấn tâm lý.
Minh Hòa
Theo docbao.vn
Người vợ ma (Phần 17)
Vương run lên, như có một ai đã đâm mũi dao đến trái tim của anh. Câu nói của ông ta là mũi dao đó. Làm sao có thể, phải, có chết anh cũng không thể nào tưởng tượng ra Nguyên Thục lại tố cáo anh hại người. Trong khi cô ấy và anh...
Ngọc Lan dường như đã bị tôi đánh lừa. Cô ấy ngập chìm trong thứ hạnh phúc ảo mà tôi đã giăng ra. Tôi đưa cô ấy đi đến những nơi mà cả hai đã từng rất thích, đến quán cà phê mà tôi hay ngồi sáng tác và sáng tác tặng cô một bài thơ mùi mẫn. Tôi hôn cô nhiều hơn, nói yêu cô nhiều hơn. Tôi chiều theo tất cả những yêu cầu của Ngọc Lan không một chút suy nghĩ. Tôi đã làm cô tin tưởng tuyệt đối.Tôi đã lừa Ngọc Lan trong suốt những tháng ngày cô ấy còn sống trên đời. Tôi không biết cô ấy có nhận ra hay không, nhưng tôi đã rất cố gắng để che giấu nó. Tôi đối xử tốt với cô ấy hơn mức bình thường, cuộc hôn nhân của chúng tôi đi lên trông thấy. Tôi làm tất cả để có thể bù đắp cho Ngọc Lan. Lúc nào tôi cũng rất nhẹ nhàng với cô, nghe lời cô như một con chó trung thành.
Video đang HOT
- Em không ngờ là em có thể lấy lại được trái tim của anh.
Tôi chỉ cười mỗi khi Ngọc Lan nói như vậy. Tôi vẫn đến chỗ của Nguyên Thục mỗi khi Ngọc Lan bảo tôi đi đâu đó. Cách tốt nhất để khiến Ngọc Lan không nghi ngờ chính là như vậy. Tôi không tự nhiên mà nói rằng tôi cần đi đâu đó, tôi cũng không bao giờ để mùi cỏ dại của Nguyên Thục ám lên người mình. Tôi luôn có một lọ nước hoa mini hương gỗ ấm ở bên mình. Khi rời chỗ Nguyên Thục, tôi sẽ tắm và xức nước hoa. Người tôi lúc nào cũng rất sạch sẽ như vậy.
- Nếu chị ấy mà phát hiện ra, anh nói xem chị có hại chúng ta không? - Nguyên Thục hay hỏi tôi những điều như vậy, cô ấy khơi lên trong tôi những nỗi sợ hãi, nhưng lại kích thích tôi làm ngược lại.
Tôi đã lạc lối trong cuộc đời mình.
Vào ngày giỗ mẹ, tôi lái xe về nhà. Bố tôi đã chuẩn bị cả một mâm cơm cúng và ngồi nhậu chờ tôi. Dạo gần đây ông uống rất nhiều, tôi cố khuyên nhưng không được. Bố con chúng tôi chẳng bao giờ khuyên nhan được điều gì.
Tôi thắp cho mẹ một nén nhang, sau đó lấy tiền ra lén cất vào trong túi quần của ông. Tôi vẫn làm thế mỗi khi về nhà, bởi nếu như đưa thẳng chắc ông sẽ nói tôi là một thằng cao ngạo. Bố luôn có những câu nói khiến tôi cảm thấy bị tổn thương.
- Con bé đó đã đến tìm tao.
Tôi đi ra, nhìn ông và đáp:
- Ai cơ ạ? Ngọc Lan?
- Không, là con bồ của mày đấy.
Tôi khựng lại, trong lòng tôi nổi lên những câu hỏi nhưng không dám thốt ra. Nguyên Thục luôn đến tìm một ai đó quanh tôi, để làm gì kia chứ?
- Nó cho tao tiền, nó kể về chuyện tình vụng trộm của chúng mày cho tao không một chút dè dặt.
Tôi im lặng, nuốt nước bọt như nuốt những xấu hổ của mình vào trong lòng. Bố tôi là một lão thành cách mạng, ông chúa ghét mấy việc vô liêm sỉ như thế này. Tôi có thể nghe thấy sự khinh miệt của ông qua lời nói.
Nguyên Thục hay hỏi tôi những điều như vậy, cô ấy khơi lên trong tôi những nỗi sợ hãi, nhưng lại kích thích tôi làm ngược lại. (Ảnh minh hoạ)
- Mày nên bỏ con bé già nua kia đi.
Tôi vẫn im lặng, đâu phải là tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều này, nhưng tôi không có đủ dũng khí. Nếu ly hôn, lỗi lầm chính là của tôi. Là tôi đã dẫn đến cuộc ly hôn này. Tôi không muốn làm ai đau khổ.
- Bố thì hiểu cái gì chứ? Cô ta chỉ là người qua đường thôi. Con sẽ đi tìm và cho cô ta một trận.
Người bố nảy lên một cái, ông vừa bật ra một tiếng cười giễu cợt. Chắc chắn là ông sẽ không bao giờ tin lời tôi nói rồi. Giờ đây tôi chính là một thằng khốn nói dối giỏi nhất thế giới. Tôi có thể nói dối trong bất kỳ tình huống nào, vói tất cả mọi người mà không thấy ngượng miệng.
- Tao đã không thể dạy bảo được mày, đó là lỗi của tao. Nhưng lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tao khuyên mày, đừng làm gì khiến mẹ mày phải buồn. Bà ấy chết rồi, nhưng tao nghĩ bà vẫn biết đấy.
Tôi sợ hãi nhìn lên di ảnh của mình, khói hương nghi ngút chè mờ đôi mắt nhìn vô định của bà. Tôi không biết nữa, nhưng đó giống như một sự phán tội dành cho tôi. Tôi sẽ không thể che giấu chuyện này mãi được, rồi tôi sẽ phải nhận lấy một kết cuộc cho mình.
Nhưng tôi không biết là lúc nào.
- Cô ấy đã nói gì với bố thế? - Tôi hỏi - Cô ấy đã kể những gì?
- Mày sợ tao sẽ nói với con bé già nua kia hả?
- Không phải thế, con biết bố sẽ không làm vậy.
Chẳng hiểu tôi lấy ở đâu ra căn cứ để nói ra một điều đầy tin tưởng như vậy. Bố tôi đương nhiên có thể nói cho Ngọc Lan biết. Ông đâu có ưa gì tôi, cho dù tôi có là con một của ông đi chăng nữa.
- Đúng, tao sẽ không tố cáo mày. Nhưng tao chờ đợi mày sẽ sống như thế nào?
Tôi rời đi mà chẳng trả lời câu hỏi đó, tôi không thể trả lời được vì đó cũng là nỗi tò mò của tôi. Những ngày tháng sau, sẽ là những ngày tháng sống trong sợ hãi. Mà quả nhiên là vậy. Chỉ cần Ngọc Lan nhắc đến hai từ "ngoại tình" là tôi lại thấy gai hết sống lưng. Chỉ cần Ngọc Lan cầm trên tay chiếc áo vest của tôi là đứng im nhìn vào đó. Tôi luôn phải cố nhớ xem liệu trên quần áo của tôi còn dấu vết gì của Nguyên Thục hay không. Sự dằn vặt, nỗi sợ hãi bị phát giác tra tấn tôi mỗi ngày. Tôi không bao giờ dám ngủ quá sâu, vì tôi sợ mình sẽ gọi tên Nguyên Thục hoặc nói ra một điều gì đó không phải.
...
Vương dừng bút lại, anh ngẩng đầu lên khi thấy Chính đứng ngay trước mặt mình. Những vết rỗ trên khuôn mặt ông ẩn hiện trong ánh sáng, Vương không đoán ra được rồi đây số phận mình sẽ đi về đâu. Khi những chuyện trong quá khứ ùa về, và anh thấy trước kia mình đã sống dối trá như thế nào.
- Tôi xin lỗi, nhưng Nguyên Thục đã bị kẻ đó bắn.
Vương hốt hoảng, anh đặt bút xuống rồi đứng dậy, nhưng thật không may cho anh là hai cảnh sát vừa rồi đã trói cả chân và tay anh lại. Cú đứng bất ngờ đó khiến Vương ngã bật ra sau.
Chính chạy lại đỡ lấy Vương, ông cởi trói cho Vương. Cho dù anh ta có những hành động của khích, nhưng nhìn vào đám giấy mà Vương đã viết nãy giờ thì có thể nhận thấy anh ta đã bắt đầu chịu thành khẩn khai báo. Đúng là mọi tội lỗi của bản thân thì luôn rất khó để nói ra bằng lời.
- Cô ấy hiện giờ sao rồi? - Vương hỏi - Cô ấy bị thương có nặng không? Tôi đã nói các người phải ở bên cô ấy và bảo vệ cô ấy cơ mà. Tôi đã nói rồi, kẻ đó nhất định sẽ nhắm vào cô ấy.
- Tôi không nghĩ là vậy! - Vương chắp tay lại và ngồi xuống cái ghế đối diện. Đây sẽ là lần thẩm vấn cuối cùng, ông chắc chắn - Tôi đã tìm ra thủ phạm là ai.
Sự dằn vặt, nỗi sợ hãi bị phát giác tra tấn tôi mỗi ngày. (Ảnh minh hoạ)
Vương im lặng, mắt anh mở to ra như đang chờ đợi cái tên mà Chính sẽ nói. Song ông không làm vậy, ông kéo lại tất cả những tờ giấy của của Vương, đọc, sau đó lấy một chiếc máy ghi âm ra và để lên trên bàn. Vương càng bất ngờ hơn, anh nhận ra nó, anh nhận ra chiếc máy ghi âm này. Sao Chính lại có nó được?
Chính như đã đoán trước được biểu hiện của Vương, khuôn mặt ông vẫn rất thản nhiên. Ông cầm nó lên, lắc lư trước mặt anh ta:
- Anh biết nó sao?
Vương gật đầu:
- Tôi biết. Là vợ tôi đã đưa nó cho Nguyên Thục.
- Nhưng anh biết trong đó có gì không?
- Là đoạn ghi âm giữa tôi và Nguyên Thục - Vương cúi đầu - Trong tất cả những ngày mà chúng tôi ở cạnh nhau. Cô ấy đã cài máy nghe lén chúng tôi.
- Vậy anh biết tất cả những đoạn hội thoại trong này rồi đúng chứ?
- Đúng.
- Vậy anh có biết đoạn này không?
Chính mở máy lên, đặt nó ra giữa bàn. Tiếng rè rè nho nhỏ từ máy ghi âm phát ra như đang xoá nhoà những tạp âm khác. Vương và Chính nhìn nó chằm chằm, chờ đợi.
"Anh Vương, tại sao anh..."
Câu nói còn chưa hết thì đã có một tiếng động rất mạnh, hình như là tiếng của quần áo, của hơi thở và một vài vật dụng ở bên cạnh đã rơi xuống. Vương nhíu mày, anh hiểu đoạn này là gì.
- Cái này...- Vương ho khẽ.
Chính không thay đổi sắc mặt, ông ta như muốn anh nghe hết.
"Sao anh nói anh đi công tác Sài Gòn? Sao cổ áo anh lại có máu? Anh đánh nhau à Vương?"
"Đừng nói gì cả, vứt chiếc áo này đi. Được chứ? Anh chỉ muốn gặp em một chút. Anh phải bay vào Sài Gòn ngay đây."
"Anh đi luôn ư?"
"Phải, đi luôn, anh sợ sẽ không kịp mất."
Những âm thanh nhỏ dần đi, không, là do Vương không thể tập trung để nghe nữa. Điều này là giả dối, anh không hề đến gặp Nguyên Thục trước khi đi Sài Gòn. Anh đã nói rồi, anh rất cẩn trọng trong việc gặp mặt cô ấy, anh chỉ gặp khi Ngọc Lan cần anh phải ra ngoài làm việc.
- Tại sao chứ? - Vương tự hỏi - Tại sao họ lại luôn muốn ép tội tôi? Ngoài Ngọc Lan ra, tôi không hề gây tội đến ai.
- Ý anh là sao?
- Tôi không đến gặp Nguyên Thục. Đoạn ghi âm này không phải là giữa tôi và cô ấy.
Chính tắt máy ghi âm đi, ghi chép vào cuốn sổ của mình. Ông ta gõ ngón tay lên mặt bàn:
- Nói như vậy là có kẻ đã tạo chứng cứ giả? Hay nói cách khác, là Nguyên Thục đã tạo chứng cứ giả để tố cáo anh?
Vương nghiêng đầu, anh như không hiểu lời mà Chính nói.
Chính nói tiếp:
- Anh Vương, cô Nguyên Thục đã nói với chúng tôi anh chính là hung thủ đã hại cô Ngọc Lan.
Vương run lên, như có một ai đã đâm mũi dao đến trái tim của anh. Câu nói của ông ta là mũi dao đó. Làm sao có thể, phải, có chết anh cũng không thể nào tưởng tượng ra Nguyên Thục lại tố cáo anh hại người. Trong khi cô ấy và anh...Vương cười, rồi cuối cùng, cái cười đó được bật ra khỏi môi. Vương cười điên dại, tiếng cười của anh âm vang cả phòng thẩm vấn. Đúng là điên thật, trên đời này, có rất nhiều chuyện mà anh không thể nghĩ được ra.
- Đây là thủ thuật để moi thông tin ư? Nguyên Thục không thể làm vậy, cô ấy sẽ không bao giờ tố cáo tôi. Cô ta yêu tôi tưởng chết đi được.
- Nói như vậy có thể hiểu anh không hề hiểu gì về cô ấy.
- Tôi có thể không hiểu Ngọc Lan, nhưng Nguyên Thục tôi nắm rõ như in trong lòng bàn tay.
- Vậy tôi hỏi anh hai câu đơn giản thế này: Nguyên Thục là ai? Gia đình cô ta như thế nào?
Vương ngừng cười, một cảm giác râm ran, đau xót dần dần len qua những mạch máu dưới da. Anh thấy lạnh quá. Anh chưa bao giờ thấy cuộc đời lại lạnh lẽo như thế này. Đúng là anh chưa bao giờ hỏi về nguồn gốc của Nguyên Thục, cũng chưa bao giờ cố tìm hiểu cô. Cuộc đời của anh mắc hai sai lầm, đó là cố đi tìm người vợ bí ẩn mà mình đã không còn tình cảm nữa, và bỏ mặc người mà bản thân đã yêu ở bên ngoài sự quan tâm. Anh không bao giờ hiểu được con người Ngọc Lan, nhưng anh thậm chí còn chắc biết gì về Nguyên Thục ngoài một cái tên và con người của cô ấy. Anh chỉ biết cô ấy mang họ Hỷ, là một người gốc Hoa, cô từng chơi đàn tam thập lục, thích mặc xườn xám. Cô đơn giản và yêu anh. Cô có thể chết vì anh.
Hoá ra người bí ẩn nhất không phải là Ngọc Lan, mà chính là Nguyên Thục.
Vương gục đầu xuống, rốt cuộc anh đã làm chi cuộc đời mình thế này? Họ là ai? Những người phụ nữ bên anh rốt cuộc là ai?
Theo eva.vn
Thú nhận sự thật mình vô sinh, tôi không ngờ đẩy vợ đến bước đường cùng Thế nhưng, đã lấy nhau được ngót nghét 10 năm rồi, mà chúng tôi vẫn chưa có con. Cả hai đi khám thì kết quả là do tôi. Cô ấy vì giữ sĩ diện cho tôi trước mọi người nên nhận là do mình. Tâm sự bạn đọc: Tôi có một người vợ theo tôi từ thủa chỉ có hai bàn tay trắng....