Rét đậm, rét hại, trẻ ồ ạt nhập viện, đặc biệt là trẻ nhỏ ở các khu vực miền núi
Trời rét đậm rét hại tại miền Bắc đã khiến nhiều bệnh viện, đặc biệt là trẻ nhỏ tại các khu vực miền núi ồ ạt nhập viện, tại các bệnh viện đã ghi nhận sự gia tăng số lượng bệnh nhân nhập viện tăng.
Ảnh minh họa
Tính đến chiều ngày 10/1, theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương có hơn 1.436 số bệnh nhi đến khám; toàn bệnh viện hiện có 1.864 bệnh nhân nội trú (tổng số giường nội trú thực kê hiện có 2.184).
Bệnh viện cho biết, số lượng bệnh nhân nội trú hiện có tại các Trung tâm hầu hết đã đạt xấp xỉ 100%, thậm chí vượt số giường thực kê. Trong khi đó, tại Trung tâm Cấp cứu Chống độc đang điều trị cho 95 bệnh nhân nội trú/100 giường thực kê; Trung tâm Hô hấp đã vượt qua số giường thực kê là hai giường với 149 bệnh nhi; Trung tâm Tim mạch cũng trong tình trạng tương tự 113 bệnh nhi/113 giường thực kê.
Tại Trung tâm bệnh Nhiệt đới, hiện cũng đã gần kín giường thực kê với 165 bệnh nhi/170 giường. Theo các bác sĩ, những ngày vừa qua, lượng bệnh nhân đến khám ngoại trú giảm nhưng bệnh nhân nội trú nặng lại có xu hướng tăng nhẹ.
Các bác sĩ cho biết, nhóm bệnh về đường hô hấp phổ biến nhất ở trẻ em vào mùa đông – xuân. Đáng chú ý thường gặp ở những trẻ đã có sẵn các bệnh mạn tính như: viêm phế quản mạn, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, trẻ bị suy dinh dưỡng mạn tính, trẻ bị mắc các bệnh lý tim mạch bẩm sinh… thường bị mắc bệnh nặng hơn và dễ bị những biến chứng nặng nề so với những trẻ bình thường khác.
Còn tại BV Đa khoa huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), tỷ lệ trẻ em đến khám tăng gần gấp đôi so ngày thường, trung bình từ 30 đến 40 ca/ngày. Các bác sĩ cho biết, đa số các trường hợp phải nhập viện do viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa.
Bên cạnh đó, ngoài trẻ nhỏ, tỷ lệ người cao tuổi điều trị nội trú tại khoa nội cũng tăng lên đáng kể, khoảng 40 ca/25 giường bệnh, chủ yếu các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, cao huyết áp.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ của BV Nhi Trung ương sau chuyến đi khám chữa bệnh tại BV Đa khoa Đồng Văn cho biết, bệnh nhân vào khoa nhi của BV Đa khoa Đồng Văn trong thời gian gần đây chủ yếu bị các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.
Bác sĩ nhấn mạnh, đặc biệt, trong đợt không khí lạnh này, tỷ lệ trẻ bị mắc các bệnh về đường hô hấp tăng lên rất đáng kể. Nhiều trẻ đến viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, có trẻ đến trong tình trạng hạ thân nhiệt phải đặt nội khí quản để thở máy.
Cùng với đó, tại BV Đa khoa huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) cũng ghi nhận tình trạng tương tự, khi số bệnh nhân đến khám và điều trị do thời tiết giá lạnh tăng đáng kể, đặc biệt là đối tượng người già và trẻ nhỏ.
Được biết, trung bình, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 250-300 lượt khám, tập trung chủ yếu ở các khoa nhi, tim mạch, tai mũi họng, hô hấp… Số người già bị tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, đột quỵ, xương khớp nhập viện tăng cũng khoảng 25% so với những ngày thời tiết không giá lạnh.
Mặc dù trước đó, ngay từ đầu mùa đông, bệnh viện đã có nhiều biện pháp phòng, chống rét cho bệnh nhân nội, ngoại trú đến khám và điều trị tại viện.
Bác sĩ khuyến cáo, trong thời tiết giá rét, nhiệt độ xuống thấp đột ngột, người dân cần chủ động phòng tránh, trang bị thêm cho bản thân và gia đình những kiến thức giữ ấm cơ thể tối thiểu. Đối với người già thì không nên dậy quá sớm, vận động đột ngột, ở phòng kín gió. Cần mặc quần áo đủ ấm, kiểm soát huyết áp thường xuyên để phòng nguy cơ đột quỵ. Đối với trẻ nhỏ cần vệ sinh tay sạch sẽ, giữ ấm đường hô hấp, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
Cảnh giác những bệnh nguy hiểm ở trẻ em vào mùa đông - xuân
Những ngày lạnh, số bệnh nhi đi khám bệnh có xu hướng gia tăng. Phổ biến nhất ở trẻ em vào mùa đông - xuân là nhóm bệnh về đường hô hấp.
Trẻ em cần được tiêm đầy đủ các mũi vắcxin dể phòng ngừa bệnh chủ động và hiệu quả nhất. Ảnh: BVCC
Đặc biệt, những trẻ đã có sẵn các bệnh mạn tính như viêm phế quản mạn, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, trẻ bị suy dinh dưỡng mạn tính, trẻ bị mắc các bệnh lý tim mạch bẩm sinh... thường bị mắc bệnh nặng hơn và dễ bị những biến chứng nặng nề so với những trẻ bình thường khác.
Những trẻ này phụ huynh cần tích cực chăm sóc và chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khả năng nhiễm bệnh của trẻ.
Thời tiết với khí hậu lạnh ẩm, trẻ cũng rất dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất là bệnh tiêu chảy.
Bệnh tiêu chảy có thể là tiêu chảy thông thường (trẻ đi tiêu phân lỏng hoặc phân sệt 1 - 2 lần so với ngày thường) và cũng có thể là tiêu chảy cấp (trẻ đi tiêu phân lỏng toàn nước trên 3 lần trong vòng 24 giờ).
Bệnh tiêu chảy cấp có thể do vi khuẩn, do vi nấm, do ký sinh trùng hoặc do nhóm virút đường ruột, đặc biệt là virút Rôta. Bệnh tiêu chảy do virút Rôta chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại tiêu chảy mùa lạnh ở trẻ em.
Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, dễ gây thành dịch, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Ngoài ra, mùa đông - xuân một số bệnh về da của trẻ cũng dễ xuất hiện, tái phát nhiều lần như bệnh chàm (còn gọi là Eczema), nổi mày đay... đây là những căn bệnh gây rất nhiều "phiền toái" cho trẻ như gây ngứa ngáy, trẻ khó chịu hay quấy khóc và gãi chỗ ngứa rất nhiều làm ra máu, rất dễ bị nhiễm trùng da.
Những tình huống sau đây cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay:
Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 2 ngày mà vẫn không giảm; trẻ lừ đừ, ngủ li bì hoặc khó đánh thức trẻ; trẻ bú kém, trẻ bỏ bú hoặc bỏ ăn.
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, sau 2 ngày chăm sóc tích cực tại nhà vẫn không thuyên giảm kèm theo dấu hiệu thở nhanh, thở mệt hoặc khó thở.
Trẻ bị tiêu chảy đột ngột sốt rất cao 39 - 40oC, tiêu phân đàm nhớt hoặc phân có lẫn máu.
Trẻ sốt kèm các biểu hiện như nôn tất cả mọi thứ, than đau bụng nhiều; trẻ có dấu hiệu xuất huyết như nổi chấm đỏ trên da, ra máu cam, ra máu lợi, ói ra máu, đi tiêu phân đen như bã cà phê hoặc những trẻ có biểu hiện lừ đừ, tím tái, tay chân nhớp lạnh, trẻ bị co giật; trẻ nhỏ có thóp trước (mỏ ác) phồng lên; trẻ có dấu hiệu cổ cứng.
Chủ động phòng bệnh
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ trong những ngày đông xuân giá lạnh, giúp trẻ tăng sức đề kháng. Nên cho trẻ ăn những thức ăn nóng ấm giúp cơ thể giữ nhiệt độ ổn định.
Tạo môi trường sống trong lành, sạch sẽ và thoáng khí giúp trẻ phòng tránh hiệu quả các bệnh lý đường hô hấp như hạn chế việc sử dụng quạt máy, máy điều hòa nhiệt độ, tránh tình trạng bụi bẩn, khói thuốc lá trong nhà, khói công nghiệp.
Khuyến khích trẻ thực hiện thói quen rửa tay sạch sẽ đúng cách, thường xuyên hàng ngày để loại bỏ các tác nhân gây bệnh nguy hiểm lây lan qua con đường tay - miệng, rửa tay được xem là liều vắcxin miễn phí cho mọi người.
Giữ ấm cơ thể trẻ khi thời tiết chuyển lạnh nhất là những trẻ có tiền căn - tiền sử về dị ứng và hen phế quản/suyễn bằng những biện pháp rất đơn giản như mặc thêm quần áo ấm, mang thêm vớ/tất, đội thêm mũ len hoặc quấn thêm chăn/mền ấm cho trẻ.
Thực hiện chế biến thức ăn những ngày đông xuân cho trẻ theo quy trình "Vệ sinh an toàn thực phẩm" giúp trẻ phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa một cách thiết thực nhất, đặc biệt nên bảo quản và lưu giữ thực phẩm đúng cách để luôn đảm bảo sức khỏe những ngày đông - xuân cho mọi thành viên trong gia đình.
Thực hiện tốt việc tiêm chủng đầy đủ các mũi vắcxin cho trẻ theo lứa tuổi để có cách phòng ngừa bệnh chủ động nhất và hiệu quả nhất.
Nghệ An: Bệnh nhân đột quỵ, viêm phổi tăng do rét đậm rét hại Rét đậm, rét hại đã khiến cho nhiều người cao tuổi, trẻ nhỏ mắc các bệnh về đường hô hấp - viêm phổi và đặc biệt là đột quỵ. Lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý nói trên chiếm phần lớn trong tổng số bệnh nhân đến khám chữa bệnh, khiến cơ sở y tế quá tải. Thời điểm này, Khoa Hồi sức...