Resort trượt tuyết Châu Âu khốn đốn vì khủng hoảng năng lượng
Khủng hoảng năng lượng đẩy giá cả dịch vụ đắt đỏ, những resort trượt tuyết tại Châu Âu sẽ phải đối mặt với khó khăn tài chính chồng chất.
Năng lượng ngày càng đắt đỏ và giá cả chắc chắn không thể giảm trong thời gian ngắn, những resort trượt tuyết tại Pháp đang yêu cầu chính phủ phê duyệt đưa các khu nghỉ dưỡng vào diện các công ty tiêu thụ nhiều năng lượng nhận viện trợ của chính phủ.
Để tránh bị mất điện, các khu nghỉ dưỡng phải giảm lượng điện bằng cách hạ tốc độ của xe cáp đưa khách lên đỉnh trượt tuyết và hạ nhiệt độ sưởi trong nhà. Giá vé trượt tuyết dự kiến tăng từ 3% đến 6% trong mùa đông năm nay do lạm phát và khủng hoảng năng lượng.
Pháp có gần 300 khu nghỉ mát trượt tuyết trải dài trên 6 khối núi. Theo Domaines skiables de France (DSF), hơn 120.000 lao động phụ thuộc vào hoạt động của các khu trượt tuyết, gồm nhân sự ở cửa hàng, chỗ ở, trường dạy trượt tuyết, dịch vụ nghỉ dưỡng… Mùa đông năm ngoái, các khu nghỉ dưỡng ở Pháp đã đón gần 10 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 7 triệu lượt khách chơi các môn thể thao mùa đông.
“Chúng tôi không thể ký hợp đồng mới với tập đoàn điện lực Pháp EDF sau khi xem xét các đề xuất dành cho chúng tôi. Hóa đơn tiền điện sẽ chiếm từ 20% đến 25% chi phí, so với mức 5% hiện tại” – Sébastien Giraud, Tổng giám đốc của công ty thang máy trượt tuyết Villard-de-Lans (Isère) trả lời đài France 3. “Chúng tôi sẽ không thể trả hóa đơn. Nếu tình hình tiếp tục như hiện tại, chúng tôi sẽ không thể mở cửa”.
Video đang HOT
Nếu các nhà điều hành dịch vụ buộc phải dừng hoạt động vì chi phí điện quá cao, toàn bộ hệ sinh thái nghỉ dưỡng trượt tuyết sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm các trường dạy trượt tuyết, nhà hàng và khách sạn.
Những khu nghỉ dưỡng có hợp đồng cung cấp điện còn hiệu lực ít chịu thiệt hại hơn. Các đơn vị có hợp đồng hết hạn vào ngày 31.1.2023 phải nhanh chóng ký kết. Nếu không, giá điện có thể sẽ tăng mạnh. Ví dụ, tập đoàn Altiservice quản lý các điểm trượt tuyết Saint-Lary và Font-Romeu trên dãy núi Pyrenees đối mặt với nguy cơ lỗ 2 triệu euro trong mùa đông năm nay, từ mức 4,5 triệu euro lãi ròng nếu hóa đơn điện tăng từ 2 triệu lên 15 triệu euro.
Những resort trượt tuyết có hệ thống sản xuất điện từ gió, mặt trời… sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn từ khủng hoảng năng lượng. Ảnh: Save Our Snow
Ở Thụy Sĩ, mức tiêu thụ năng lượng sẽ giảm 20% trong mùa đông này, Lobenews đưa tin. Hoạt động từ các hệ thống cáp treo vận chuyển khách trượt tuyết và máy sản xuất tuyết chỉ chiếm 0,34% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước.
Tình hình cũng không khả quan hơn là bao tại Italy. Diego Clara, phát ngôn viên của khu nghỉ dưỡng Dolomiti Superski, cho biết: “Chi phí năng lượng đã tăng lên đến 300%, vì vậy không công ty nào có thể chạy cáp treo mà không tăng giá dịch vụ. “Nhà ở đang trở nên đắt đỏ hơn khi các khách sạn và căn hộ phải trả nhiều hơn cho hệ thống sưởi và ánh sáng”, Clara cho biết thêm.
Khủng hoảng năng lượng, thủ đô Paris của Pháp cũng phải giảm thời gian 'lên đèn'
Giống như nhiều quốc gia châu Âu khác, Pháp cũng đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa Đông tới.
Thủ tướng nước này Elisabeth Borne thông báo, việc cắt điện sinh hoạt hoàn toàn có thể xảy ra.
Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, đèn trên tháp Eiffel của Pháp sẽ được tắt đi kể từ sau 23h45 hằng ngày. (Nguồn: THX)
Trong bối cảnh đó, chính quyền thủ đô Paris - nơi được mệnh danh là "Kinh đô ánh sáng" - đã quyết định giảm thời gian "lên đèn" kể từ ngày 23/9 nhằm nỗ lực tiết kiệm điện nhằm ứng phó tình hình.
Theo đó, đèn trên tháp Eiffel sẽ được tắt đi kể từ sau 23h45 hằng ngày, trong khi các di tích lớn khác ở thủ đô như Tòa thị chính Paris, tháp Saint-Jacques và các bảo tàng sẽ không còn sáng đèn sau 22h.
Trong bài phát biểu mới đây về "kế hoạch an toàn năng lượng" của thủ đô nước Pháp, Thị trưởng Paris Anne Hidalgo nhấn mạnh: "Kinh đô ánh sáng sẽ vẫn là kinh đô ánh sáng. Nhưng điều quan trọng là ánh sáng đó sẽ mang lại màu xanh, đặc biệt là ở thời điểm quan trọng với khí hậu, và chúng ta sẽ cùng tham gia".
Theo bà Hidalgo, việc tắt đèn sớm hơn đối với tháp Eiffel sẽ giúp tiết kiệm năng lượng ở mức 4%. Công ty vận hành tháp này cho biết, mức tiêu thụ năng lượng vào ban đêm hằng năm của ngọn tháp này lên tới 6,7 gigawatt giờ, tương đương với mức tiêu thụ năng lượng của một thị trấn có 3.000 dân.
Tương tự, hệ thống đèn trang trí ở các tượng đài của Paris cũng sẽ được tắt kể từ sau 22h và điều này dự kiến sẽ tiết kiệm gần 10 triệu Euro (9,7 triệu USD).
Thị trưởng Hidalgo giải thích, mục tiêu của "kế hoạch an toàn về năng lượng" là giảm mức tiêu thụ của Paris xuống 10%, tương đương với mức tiêu thụ năng lượng của 226 trường học. Bà cũng kêu gọi các địa phương khác trong cả nước có hành động tương tự đối với các di tích quốc gia và chủ sở hữu các di tích tư nhân cũng nên xúc tiến theo hướng này.
Hiện chính quyền nhiều thành phố lớn khác của Pháp cũng cam kết tiết kiệm năng lượng. Tại Marseille (thuộc vùng Provence-Alpes-Cote d'Azur), các tòa nhà mang tính biểu tượng như Pharo, Major, cung điện Longchamp và nhà hát Opera sẽ đóng cửa sớm hơn thường lệ từ cuối tháng này.
Biện pháp trên cũng được chính quyền thành phố Lille (thuộc vùng Hauts-de-France) áp dụng và ước tính có thể giúp tiết kiệm khoảng 170.000 kWh năng lượng tiêu thụ mỗi năm.
Paris tắt đèn sớm hàng loạt danh thắng vì khủng hoảng năng lượng Bắt đầu từ tuần sau, đèn ở tháp Eiffel cùng nhiều công trình nổi tiếng khác ở Paris sẽ được tắt sớm hơn một giờ để tiết kiệm năng lượng. Thị trưởng Paris, Anne Hidalgo, cho biết tòa tháp biểu tượng của nước Pháp sẽ chỉ thắp sáng đèn cho đến 23:45 mỗi ngày, đây được cho là một trong những động thái...