Regeneron công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng khả quan trong điều trị COVID-19
Ngày 28/10, Công ty công nghệ sinh học Regeneron của Mỹ thông báo đã ghi nhận nhiều kết quả khả quan hơn trong việc thử nghiệm thuốc REGN-COV2 trong điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo của Regeneron, trong cuộc thử nghiệm kéo dài 29 ngày đối với gần 800 bệnh nhân mắc COVID-19 có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình, tỷ lệ thăm khám y tế ở nhóm bệnh nhân dùng REGN-COV2 để điều trị thấp hơn 57% so với nhóm dùng giả dược.
Bên cạnh đó, REGN-COV2 còn giúp giảm tỷ lệ thăm khám đối với các bệnh nhân có nguy cơ cao như trên 50 tuổi, mắc các bệnh lý nền như béo phì, tim mạch, phổi, thận hoặc người bị suy giảm miễn dịch tới 72%.
Video đang HOT
Thử nghiệm cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa kết quả dùng REGN-COV2 liều cao (8g) và liều thấp (2,4g).
Tháng trước, Regeneron cũng đã công bố dữ liệu thử nghiệm sớm đối với 275 bệnh nhân mắc COVID-19. Theo đó, REGN-COV2 đã giúp giảm tải lượng virus SARS-CoV-2 cũng như cải thiện triệu chứng của các bệnh nhân mắc COVID-19 ngoại trú. Kết quả thử nghiệm thêm hơn 520 bệnh nhân này đã một lần nữa xác nhận kết quả của cuộc thử nghiệm ban đầu.
Chủ tịch Regeneron, ông George Yancopoulos, khẳng định kết quả thử nghiệm lâm sàng này là minh chứng khách quan cho thấy REGN-COV2 thực sự có thể làm giảm đáng kể tải lượng virus SARS-CoV-2 trên bệnh nhân, qua đó góp phần giảm nhu cầu chăm sóc y tế. Regeneron đã nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp cho loại thuốc này.
Thuốc REGN-COV2 kết hợp hai kháng thể, một lấy từ bệnh nhân đã hồi phục và kháng thể thể còn lại từ chuột thí nghiệm. Regeneron cũng chính là công ty đã cung cấp kháng thể tổng hợp trong quá trình điều trị COVID-19 cho Tổng thống Donald Trump. Đầu tháng này, Regeneron cho biết có khoảng 50.000 liều thuốc REGN-COV2 đã sẵn sàng cung cấp cho thị trường.
Cùng ngày, theo tạp chí y học New England, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 đối với phương pháp điều trị COVID-19 bằng kháng thể, do công ty dược phẩm Eli Lilly của Mỹ phát triển, cũng đã thu lại kết quả khả quan. Hiện Eli Lilly cũng đã nộp đơn xin cấp phép loại thuốc, có tên gọi bamlanivb (LY-CoV555. Ngày 28/10, Chính phủ Mỹ cho biết Eli Lilly đã ký hợp đồng cung cấp 300.000 liều bamlanivb (LY-CoV555) 0,7g.
Bệnh viện điều trị COVID-19 tại Nga bốc cháy, 1 người chết
Một người thiệt mạng sau khi đám cháy bùng phát hôm thứ Bảy (9/5) tại bệnh viện đang điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona ở Matxcơva.
Bệnh viện nằm ở phía Tây Bắc Matxcơva và là một trong những cơ sở y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 ở thành phố. Đám cháy bùng phát trong phòng bệnh nhân và đã được dập tắt, chính quyền cho biết.
(Ảnh minh họa: Reuters)
Ông Sergei Sobyanin, Thị trưởng Matxcơva, nói tất cả các bệnh nhân đã được sơ tán và sẽ được chuyển đến các bệnh viện khác. Nguyên nhân sự cố sẽ được điều tra kỹ lưỡng.
Trong khi đó, ít nhất 12 linh mục người Nga qua đời do COVID-19 kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, gần nhất là hôm 3/5. Phần lớn họ làm việc trong các nhà thờ ở Matxcơva. Nhiều linh mục khác cũng đang mắc COVID-19.
Cho đến giữa tháng 4, phần lớn nhà thờ tại Matxcơva vẫn mở cửa, trước khi được cơ quan giám sát sức khỏe người tiêu dùng Nga yêu cầu đóng cửa.
Matxcơva và một số khu vực khác tại Nga bị phong tỏa từ cuối tháng 3 để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Đến nay bệnh lây nhiễm cho gần 200.000 người và khiến hơn 1.800 người chết ở Nga. Hơn một nửa số ca bệnh và chết người được ghi nhận tại Matxcơva.
Trung Quốc ra luật phòng chống bệnh truyền nhiễm Cơ quan lập pháp hàng đầu Trung Quốc thông qua luật an toàn sinh học mới nhằm ngăn ngừa và xử lý các bệnh truyền nhiễm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội Toàn quốc biểu quyết thông qua luật mới vào ngày 17/10 và luật sẽ có hiệu lực từ ngày 15/4/2021, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua hôm qua đưa...