REE chấm dứt đầu tư tại Singapore, chuyển hướng mạnh sang điện nước
Theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị ngày 18/11, CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) sẽ chấm dứt dự án đầu tư Transorient Pte. Ltd. tại Singapore.
Được biết, Transorient Pte. Ltd là công ty con do REE nắm giữ 100% vốn điều lệ. Công ty con này có vốn điều lệ là 300.000 USD với ngành nghề kinh doanh là thương mại và dịch vụ hậu.
Theo quyết định ngày 28/12/2018, REE cùng CTCP Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện lạnh R.E.E (REE M&E) yêu cầu công ty con là Transorient Pte. Ltd. chuyển toàn bộ số tiền là 296.997,56 USD về cho nhóm Công ty để thực hiện giải thể.
Đến ngày 18/11, Hội đồng quản trị của REE chính thức thông qua việc chấm dứt đầu tư tại Transorient Pte. Ltd.
REE có những chiến lược gì khi liên tiếp tăng sở hữu tại công ty mảng điện nước?
Chuyển hướng đầu tư điện nước
Video đang HOT
Song song đó, trong thời gian gần đây có thể thấy bước chuyển mình của REE khi mở rộng đầu tư thêm một hệ sinh thái điện nước thông qua các công ty liên doanh, liên kết.
Theo số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019, REE đang đầu tư vào 20 công ty liên kết với tổng giá trị đầu tư gần 6.600 tỷ đồng.
Chiếm phần lớn trong các khoản đầu tư của REE là các công ty thuộc lĩnh vực nước và điện. Trong đó có 8 công ty ngành nước với tổng giá trị đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng.
Khoản đầu tư vào Nước Sạch Sông Đà (VCW) có giá trị đầu tư lớn nhất với hơn 783 tỷ đồng, tương đương với gần 36% tỷ lệ sở hữu. Được biết, tổng sản lượng tiêu thụ nước sạch năm 2018 của Nước Sạch Sông Đà đạt 91 triệu m3, tương đương khoảng 250.000 MLD.
Theo dự báo của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Nước Sạch Sông Đà sẽ đóng góp 5% lãi sau thuế năm 2019 của REE. Do đó, trước sự cố nước Sông Đà xảy ra vào đầu tháng 10, VCSC đánh giá mức độ đóng góp này sẽ bị giảm xuống.
Đối với ngành điện, REE đang đầu tư vào 9 công ty liên kết ngành điện với tổng giá trị đầu tư hơn 4.300 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư vào Nhiệt điện Phả Lại chiếm tỷ trọng cao nhất với giá trị đầu tư hơn 1.450 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ sở hữu hơn 24,1%.
Nhiệt điện Phả Lại (PPC) sở hữu 2 nhà máy điện than tại miền Bắc, với công suất 1.040 MW: nhà máy Phả Lại 1 (34 năm) và Phả Lại 2 (17 năm). Ngoài ra, Nhiệt điện Phả Lại cũng nắm cổ phần tại các nhà máy điện than Hải Phòng (HND, 25%) và Quảng Ninh (QTP, 16%), công suất mỗi nhà máy 1.200MW.
VCSC cho rằng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ yêu cầu Nhiệt điện Phả Lại hoạt động với hiệu suất cao hơn trong những năm tới. Theo dự phóng của VCSC, sản lượng điện của Nhiệt điện Phả Lại sẽ tăng 2,9% trong giai đoạn 2020-2023.
Từ đó, kết quả kinh doanh của Nhiệt điện Phả Lại sẽ tích cực hơn trong các năm tới, gián tiếp tích cực đến kết quả kinh doanh của REE.
Theo những diễn biến mới nhất, REE chính thức công bố khoản đầu tư vào nhà máy thủy điện Mường Hum (công suất 35MW), nổ phát súng để đẩy mạnh đầu tư vào điện gió. Theo đó, REE đã chính thức sở hữu 49% vốn thủy điện Mường Hum với chi phí ước tính bỏ ra khoảng 600 tỷ đồng.
Chưa hết, REE còn tăng tỷ lệ sở hữu tại Phong điện Thuận Bình lên 49.1% thông qua đấu giá cổ phần Phong điện Thuận Bình do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nắm giữ.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Hai nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phần ngân hàng NCB
Hai nhà đầu tư Nhật Bản và Singapore sẽ mua cổ phần trong đợt phát hành mới để trở thành cổ đông nước ngoài của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) trong đợt tăng vốn điều lệ sắp tới của nhà băng này
Ngân hàng NCB cho biết, vừa qua, tháng 7 - 8/2019, Ban lãnh đạo NCB đã có buổi gặp gỡ với hai nhà đầu tư đến từ Nhật Bản và Singapore. Gần đây nhất, ngày 26/10/2019, NCB đã có buổi làm việc với đoàn nhà đầu tư Singapore. Tại buổi làm việc, hai bên đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình ngân hàng bán lẻ và định hướng phát triển Digital Banking trong tương lai.
Đây là những công ty đa quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh, uy tín, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tài chính và tư vấn tài chính khu vực châu Á. Hai nhà đầu tư mong muốn tham gia mua cổ phần của NCB trong đợt phát hành cổ phiếu mới nhằm tăng vốn điều lệ của nhà băng này.
Hai nhà đầu tư Nhật Bản và Singapore sẽ mua cổ phần trong đợt phát hành mới để trở thành cổ đông nước ngoài của NCB.
Nhật Bản và Singapore là hai nền kinh tế năng động, phát triển mạnh nhất khu vực châu Á. Với môi trường kinh doanh thuận lợi, chuyên nghiệp, nguồn nhân lực chất lượng cao, doanh nghiệp hai quốc gia này là những nhà đầu tư hoạt động Kinh doanh minh bạch, an toàn, hiệu quả và theo chuẩn mực quốc tế.
Trước khi tìm kiếm và lựa chọn hai nhà đầu tư này, NCB đã xây dựng các tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược phù hợp với nhu cầu và đặc điểm thực tế của mình, gồm: Tổng tài sản, lợi nhuận ròng, lĩnh vực hoạt động, kinh nghiệm hoạt động quốc tế, xếp hạng tín nhiệm độc lập quốc tế, hòa hợp văn hóa doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp...
Nếu kế hoạch tăng vốn thành công, NCB sẽ có sự bứt phá, tiến lên nhóm ngân hàng có quy mô vốn tầm trung. Bước đi này nằm trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng khi tập trung mọi nguồn lực để nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin; phát triển ngân hàng bán lẻ và ngân hàng số (Digital Banking); mở rộng mạng lưới cũng như tăng cường quản trị rủi ro thời gian qua.
Thảo Nguyên
Theo Vietq.vn
Hai nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phần của NCB Hai nhà đầu tư Nhật Bản và Singapore sẽ mua cổ phần trong đợt phát hành mới để trở thành cổ đông nước ngoài của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) trong đợt tăng vốn điều lệ sắp tới. Buổi làm việc giữa NCB và nhà đầu tư nước ngoài. Mới đây, NCB đã có buổi làm việc với đoàn nhà đầu tư...