Redmi AirDots S ra mắt: Kết nối ổn định hơn, pin 4 tiếng, giá 330.000 đồng
Ngoài việc nâng cấp về tính năng, Redmi AirDots S vẫn có thiết kế tương tự như thế hệ tiền nhiệm, đồng thời giữ nguyên giá bán là 99,9 NDT (khoảng 333.000 đồng).
Hôm nay (14/4), Redmi – thương hiệu phụ của Xiaomi vừa ra mắt một mẫu tai nghe True Wireless mới, có tên gọi dầy đủ là Redmi AirDots S. Đây được coi như phiên bản nâng cấp của chiếc Redmi AirDots từng ra mắt vào năm ngoái, có khả năng kết nối tốt hơn nhưng vẫn được giữ lại thiết kế và giá bán không thay đổi so với thế hệ tiền nhiệm trước đó.
Nhìn từ bên ngoài, rất khó để phân biệt được Redmi AirDots S với bản gốc vì Redmi vẫn giữ nguyên thiết kế. Thậm chí, mẫu tai nghe này còn không được bổ sung thêm màu mới, chỉ có duy nhất tùy chọn màu đen. Mặc dù vậy, nó lại nhận được khá nhiều nâng cấp về tính năng.
Nâng cấp đáng chú ý nhất là khả năng ghép nối tốt hơn. Thế hệ Redmi AirDots đầu tiên sử dụng cơ chế chính – phụ để kết nối với smartphone của bạn. Cụ thể, earbud bên phải sẽ được kết nối đến điện thoại, sau đó earbud bên trái sẽ kết nối với earbud bên phải để nhận tín hiệu âm thanh. Ngoài ra, người dùng cũng có thể chọn earbud trái hoặc phải để làm earbud chính.
Redmi AirDots S đã thay đổi hoàn toàn điều đó. Khi bạn ghép nối tai nghe với smartphone, cả hai bên earbud đều sẽ được kết nối trực tiếp, không sử dụng cơ chế chính – phụ giống như AirDots. Tất nhiên, người dùng vẫn có thể sử dụng một trong hai bên earbud để nghe ở chế độ mono, tự động chuyển sang stereo khi bạn đặt earbud còn lại vào tai.
Video đang HOT
Chưa hết, Redmi AirDots S cũng được tích hợp chip Bluetooth 5.0 với khả năng truyền tải dữ liệu nhanh và ổn định hơn so với thế hệ trước. Ngoài ra, nó còn được tích hợp Gaming Mode để tối ưu hóa kết nối, giúp giảm độ trễ xuống mức thấp nhất khi chơi game. Để kích hoạt, người dùng chỉ cần chạm ba lần liên tiếp vào phím cảm ứng trên earbud.
Redmi AirDots S được trang bị driver 7.2mm và có DSP để giảm tiếng ồn thông minh, nhờ đó mang đến chất lượng gọi thoại tốt hơn. Mẫu tai nghe mới này có thời lượng pin vẫn là 4 tiếng, kéo dài lên đến 12 tiếng khi sử dụng với case sạc.
Về thao tác cử chỉ, người dùng chỉ cần nhấn đúp vào phím cảm ứng trên tai nghe để kích hoạt trợ lý giọng nói (Google Assistant, Siri hay XiaoAI), từ chối cuộc gọi bằng cách chạm và giữ phím cảm ứng trong khoảng 1 giây, cũng như trả lời cuộc gọi và phát/tạm dừng chơi nhạc với một lần chạm.
Redmi AirDots S vẫn được giữ nguyên giá bán so với thế hệ tiền nhiệm trước đó, có giá bán lẻ là 99,9 NDT (khoảng 333.000 đồng). Ngoài ra, người dùng cũng được tặng kèm các nút silicon thay thế với ba kích cỡ nhỏ, vừa và lớn. Sản phẩm hiện đã được liệt kê trên website chính thức của Xiaomi nhưng vẫn chưa được mở bán.
Kaitiz
Redmi K30 Pro có thể ép xung màn hình từ 60Hz lên 80Hz
Ép xung màn hình lên 80Hz sẽ giúp Redmi K30 Pro chơi game mượt mà hơn, tuy nhiên điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể làm mất bảo hành vĩnh viễn.
Đầu tuần này, Redmi - thương hiệu phụ của Xiaomi, đã chính thức ra mắt mẫu flagship Redmi K30 Pro tại Trung Quốc. Đây được coi như phiên bản nâng cấp của K30 tiêu chuẩn, sở hữu thông số kỹ thuật mạnh mẽ hơn nhưng vẫn giữ được mức giá phải chăng, tương tự như thế hệ tiền nhiệm trước đó.
Tuy nhiên, ngay sau khi Redmi K30 Pro ra mắt, đã có không ít người dùng tỏ ra thất vọng khi biết rằng chiếc điện thoại này chỉ được trang bị màn hình 60Hz, có tần số quét thậm chí còn thấp hơn so với model tiêu chuẩn (sử dụng màn hình LCD 120Hz).
Mặc dù vậy, có vẻ như đây không phải là vấn đề quá lớn. Theo báo cáo mới nhất, một số lập trình viên đã tìm ra cách "ép xung" màn hình của K30 Pro lên 80Hz, thông qua một vài tinh chỉnh về phần mềm.
Ở thời điểm hiện tại, ép xung màn hình có lẽ không phải là điều quá mới mẻ, mặc dù trên thực tế nó vẫn chưa thực sự phổ biến bằng việc ép xung CPU. Trước đó, các lập trình viên của diễn đàn XDA cũng đã tìm ra cách ép xung màn hình của Xiaomi Mi 9 từ 60Hz lên 84Hz.
Tuy nhiên, để làm được điều này, người dùng buộc phải mở khóa bootloader và flash một tệp img vào phân vùng dtbo của điện thoại. Nói cách khác, smartphone của bạn có thể bị mất bảo hành nếu sử dụng những tinh chỉnh phần mềm không chính thức. Ngoài ra, việc ép xung cũng sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ của màn hình sau thời gian dài sử dụng.
Theo ông Wang Teng Thomas - giám đốc sản phẩm của Xiaomi, những tinh chỉnh không chính thức nói trên yêu cầu root, sau khi root sẽ làm mất bảo hành của thiết bị. Do đó, ông khuyên mọi người không nên thử, đồng thời cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.
Có nhiều lý do khiến Redmi không sử dụng màn hình tần số quét cao trên K30 Pro. Công ty muốn mang đến cho người dùng chất lượng hiển thị tốt nhất với màn hình AMOLED, tuy nhiên để thiết bị này có được thời lượng pin dài hơn, họ bắt buộc phải dùng màn 60Hz, thay vì tần số quét 120Hz giống như trên K30 tiêu chuẩn.
Ảnh render chính thức của Redmi K30 Pro 5G Redmi K30 Pro 5G sẽ được thương hiệu phụ của Xiaomi công bố chính thức tại Trung Quốc vào ngày 24 tháng 3. Ngoài việc tiết lộ ngày ra mắt, công ty Trung Quốc cũng chia sẻ một hình ảnh giới thiệu thiết kế phía sau của flagship này. Sự xuất hiện của điện thoại phù hợp với những hình ảnh rò rỉ...